Thực trạng sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật ở alabama

Thuốc BVTV sinh học có 734 tên thương phẩm, chiếm 18,26% trong tổng số thuốc BVTV có trong danh mục, nhưng tỷ lệ sử dụng các loại thuốc này còn ở mức thấp.

Cả nhà nông và doanh nghiệp đều chưa "mặn mà"

Giám đốc HTX Xuân Thành, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành [tỉnh Trà Vinh] Nguyễn Thành Luận cho biết, HTX hiện đang canh tác khoảng 120 ha các loại rau màu, trong đó chủ yếu là các loại rau ăn lá. Bình quân mỗi ngày HTX cung cấp ra thị trường khoảng 20 tấn rau quả. Chi phí đầu vào sản xuất rau màu lớn, trong đó thuốc BVTV chiếm khoảng từ 25% đến 30% tổng chi phí. Chỉ cần một cú huých nhẹ về giá, lợi nhuận của nông dân sụt giảm ngay. Khi chúng tôi hỏi về tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV sinh học, ông Luận cho biết, bà con rất ít sử dụng vì giá thuốc BVTV sinh học đắt mà hiệu quả phòng trừ sâu bệnh thấp. Nhiều trường hợp hội viên mua thuốc về xịt mà không diệt được sâu. Chủ yếu chúng tôi vẫn phải dùng thuốc BVTV hóa học và tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật sử dụng.

Phó Cục trưởng Cục BVTV Huỳnh Tấn Ðạt cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thuốc sinh học, nhất là các chế phẩm sinh học còn ít được sử dụng trong sản xuất chủ yếu do người dân có thói quen sử dụng thuốc BVTV hóa học từ nhiều năm. Thuốc BVTV sinh học phát huy hiệu lực chậm hơn thuốc hóa học. Thêm vào đó, chi phí sử dụng thuốc BVTV sinh học cao hơn, khó bảo quản, khó sử dụng hơn so với thuốc hóa học. Người sử dụng phải có hiểu biết, kinh nghiệm trong sử dụng mới đem lại hiệu quả như mong muốn. Trong khi nhận thức về vai trò của thuốc BVTV sinh học và hiểu biết về cách sử dụng để đạt hiệu quả cao của thuốc sinh học của người dân còn hạn chế. Các tiến bộ kỹ thuật của thuốc BVTV sinh học trong nước còn thiếu và rất hạn chế, chất lượng chưa cao; chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành về thuốc BVTV sinh học để có những kết quả nghiên cứu có tính đột phá và áp dụng rộng rãi trong thực tiễn.

Ðối với lĩnh vực sản xuất thuốc BVTV sinh học, các doanh nghiệp cũng thiếu mặn mà. Theo phản ánh, mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển thuốc BVTV sinh học nhưng chưa đủ mạnh để tạo được động lực thúc đẩy các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh. Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn An Nông Trương Thị Thủy Trường cho biết, doanh nghiệp cần nhất là các quy định hỗ trợ cụ thể về vốn, miễn giảm thuế trong sản xuất cũng như nhập khẩu, kinh doanh, nhưng đến nay vẫn chưa có chính sách nào quy định cụ thể. Các thủ tục, chỉ tiêu đăng ký các thuốc BVTV sinh học đã cắt giảm đáng kể so với thuốc hóa học như miễn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đối với các thuốc BVTV vi sinh vật; giảm phí đăng ký, số lần khảo nghiệm, chỉ tiêu yêu cầu về tài liệu khi đăng ký… nhưng nhìn chung thủ tục còn cồng kềnh, rườm rà. Nhiều thuốc BVTV sinh học có tính chuyên tính cao như: pheromone, thuốc bảo quản sau thu hoạch, chất bẫy bả mồi, chất phụ trợ… chưa có quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật riêng, vẫn áp dụng quy định chung như thuốc BVTV hóa học. Một số phương pháp thử để xác định hàm lượng cụ thể đối với các loài vi sinh vật đặc thù còn khó khăn trong quá trình xây dựng, gây trở ngại cho việc nhập khẩu, sản xuất và hợp quy các sản phẩm thuốc BVTV sinh học.

Cần có chính sách hỗ trợ người sản xuất và sử dụng

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Sản xuất và Kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam Nguyễn Văn Sơn cho biết, để thúc đẩy thuốc BVTV sinh học phát triển, tạo động lực cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan cần xem xét giảm thuế nhập khẩu về mức 0% đối với thuốc BVTV sinh học cũng như dây chuyền công nghệ sản xuất thuốc BVTV sinh học. Ðối với vấn đề sử dụng, cần có chính sách hỗ trợ giá cho nông dân trong việc sử dụng các thuốc BVTV sinh học từ 30% đến 40% như nhiều quốc gia hiện đang áp dụng. Trong đó, tập trung vào các cây trồng có giá trị kinh tế cao, yêu cầu điều kiện về an toàn thực phẩm để phục vụ cho xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước. Cùng với đó, sớm sửa đổi, bổ sung, cắt giảm các quy định, các điều kiện liên quan đến thuế sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV sinh học. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ vốn, cho thuê đất làm xưởng, miễn hoặc giảm thuế sản xuất, tiêu thụ cho thuốc BVTV sinh học. Cần tiếp tục rà soát, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký các loại thuốc BVTV sinh học và thuốc BVTV thế hệ mới an toàn với người và môi trường. Ðồng thời, ưu tiên kinh phí tập trung cho các đề tài, dự án nghiên cứu phát triển và sử dụng thuốc BVTV sinh học khả thi, cũng như hỗ trợ tìm đầu ra cho thuốc BVTV sinh học.

Theo Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật Sài Gòn Nguyễn Quốc Dũng, để tăng tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV sinh học, cơ quan chức năng cần khuyến khích người dân sử dụng thuốc BVTV sinh học ở quy mô nông hộ trên địa bàn. Ðẩy mạnh việc hướng dẫn nông dân thực hành sản xuất nông nghiệp tốt [GAP], sản xuất nông sản sạch, an toàn đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước, đồng thời sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học thay thế các thuốc BVTV hóa học. Ðơn giản hơn nữa, các quy định trong đăng ký như rút ngắn quy trình cấp giấy phép khảo nghiệm, giảm chi phí đối với các việc xin cấp giấy phép khảo nghiệm, giấy chứng nhận đăng ký thuốc BVTV sinh học.

Phó Cục trưởng Cục BVTV Huỳnh Tấn Ðạt cho biết, để tăng số lượng thuốc BVTV sinh học đăng ký đạt 30% vào năm 2025, thời gian tới, ngành BVTV sẽ tiếp tục rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về thuốc BVTV nhằm xây dựng chính sách ưu tiên, khuyến khích đăng ký, sản xuất thuốc BVTV sinh học. Ðồng thời, rà soát, sửa đổi, bổ sung xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV sinh học nhằm tăng lượng sử dụng thuốc BVTV sinh học, bảo đảm một nền nông nghiệp an toàn và bền vững. Xây dựng chủ trương khuyến khích, ưu đãi cho phát triển thuốc BVTV sinh học, đưa thuốc BVTV sinh học vào các công tác khuyến nông gắn với việc triển khai nhân rộng các mô hình phòng trừ dịch hại theo hướng thân thiện môi trường. Cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, gia công thuốc BVTV sinh học nhằm tạo ra các sản phẩm sinh học bảo đảm chất lượng, nâng cao hiệu lực phòng trừ, kéo dài thời gian bảo quản, dễ dàng sử dụng và phù hợp điều kiện sản xuất nông nghiệp của nước ta theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ðặc biệt chú trọng đến các nhóm thuốc BVTV vi sinh vật nhóm thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc.

MINH HUỆ

Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều so với các nước trong khu vực. Trung bình 5 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam chi từ 500-700 triệu USD để nhập thuốc bảo vệ thực vật. Trong số này, 48% là thuốc diệt cỏ, tương đương 19 nghìn tấn, còn lại là thuốc trừ sâu, trừ bệnh, khoảng trên 16 nghìn tấn. Khối lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trên 1ha cây trồng mỗi năm ở Việt Nam lên đến 2kg, trong khi một số nước khác trong khu vực chỉ từ 0,2-1 kg/ha. Còn theo Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bình quân tổng lượng phân bón vô cơ các loại sử dụng vào khoảng 2,4 triệu tấn/năm, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn bao bì, vỏ hộp các loại trong khi lượng thuốc bảo vệ thực vật còn bám lại trên vỏ bao bì bình quân chiếm 1,85% tỷ trọng bao bì. Trong khi đó, người dân hoàn toàn không có ý thức xử lý lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn lại trên vỏ bao bì. Có tới hơn 65% những người dân được hỏi khẳng định họ vứt vỏ bao bì ngay tại nơi pha thuốc. Thực tế này đang khiến cho môi trường ở khu vực nông thôn xuống cấp nhanh chóng. Không những thế, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc trừ sâu, phân bón còn tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn đối với sức khỏe con người cũng như tàn phá nghiêm trọng đất đai, đồng ruộng, khiến đất đai bị chai cứng, giữ nước kém và độ màu mỡ của đất giảm đe dọa đến nền nông nghiệp bền vững. Mặt khác, khi các loại thuốc bảo vệ thực vật bị lạm dụng cũng có nghĩa là các sản phẩm nông nghiệp rất dễ rơi vào tình trạng dư thừa lượng hóa chất - một trong những nguyên nhân cơ bản khiến hàng hóa nông nghiệp nước ta không đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập trong khi bà con nông dân thường có kiến thức hạn chế về các loại hoạt chất trong thuốc bảo vệ thực vật dẫn tới tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thiếu hiệu quả và an toàn, làm tăng chi phí sản xuất và nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường.

Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, có tới 80% thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đang được sử dụng không đúng cách, không cần thiết và rất lãng phí. 30% người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định như không đảm bảo lượng nước, không có bảo hộ lao động, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nồng độ. Tuy nhiên, để khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi canh tác là điều rất khó, một phần vì thói quen của người nông dân, mặt khác vì hiện nay, sự biến đổi khí hậu đã dẫn đến tình trạng sâu bệnh rất dễ bùng phát. Để tránh dịch bệnh lây lan, nhà nông thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu như một liệu pháp dập dịch nhanh chóng nhất mà không nghĩ đến hậu quả về lâu dài của nó. Hiện đại đa số nông dân vẫn dựa vào thuốc bảo vệ thực vật hóa học là chính, tỷ lệ sử dụng thuốc sinh học đạt rất thấp. Trong khi đó, các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật an toàn, hiệu quả trong bảo vệ thực vật chậm được nhân rộng... nên việc mất an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vẫn cứ tồn tại.

Nhằm hạn chế tình trạng sử dụng quá nhiều, quá lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay, trước hết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của các loại hóa chất bảo vệ thực vật đối với môi trường cũng như sức khỏe con người, từ đó có ý thức sử dụng một cách hợp lý, không nên quá lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Về lâu dài, các địa phương nên vận động và hỗ trợ nông dân xây dựng nhiều mô hình sinh thái hữu cơ và tìm thị trường cho các sản phẩm sinh thái hữu cơ vừa tốt cho đất đai, sức khỏe con người và môi trường nông thôn. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần kiểm soát tốt việc sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, loại bỏ dần các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại, lạc hậu, khuyến khích sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật thế hệ mới, thuốc bảo quản rau, quả an toàn. Khuyến khích, mở rộng việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và các chương trình IPM, ICM, chương trình canh tác lúa cải tiến, đẩy mạnh chương trình khuyến nông, sản xuất cây trồng an toàn theo quy trình VietGAP… Qua đó, giúp nông dân phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới./.

Phương Mai

Video liên quan

Chủ Đề