Cán bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số là ai

Cán bộ người dân tộc thiểu số là những người trưởng thành từ cơ sở, họ là những người nắm rõ nhất đặc điểm vùng miền, được cộng đồng tín nhiệm. Do đó cấp ủy, chính quyền cần rà soát, đánh giá cụ thể chất lượng cán bộ để có kế hoạch bồi dưỡng đúng đối tượng; một số bộ, ngành cần có cán bộ chuyên trách làm công tác dân tộc. Hãy trao cho đồng bào dân tộc thiểu số có cơ hội được bình đẳng trong việc làm và cuộc sống - đó sẽ là định hướng cho chính sách đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng cán bộ dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn tới đây.

Chưa thực sự quan tâm đúng mức

Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số trong cơ quan nhà nước các cấp có xu hướng giảm - đó là thừa nhận của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến khi trình bày Tờ trình phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trước đó, trong Báo cáo số 426/BC-CP về đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2018 cũng cho thấy, số người dân tộc thiểu số trúng tuyển vào các cơ quan trong hệ thống chính trị đang ít dần. Nhiều tỉnh, bộ, ngành chưa đạt tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số theo quy định tại Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới.

Ảnh minh họa

Là cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng thể chế đối với đội ngũ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, Bộ Nội vụ đã có Báo cáo số 338/BC-BNV đánh giá về vấn đề này. Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường, dù nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhưng hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh công tác tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức nói chung vẫn thiếu cụ thể đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số và còn chậm so với yêu cầu thực tiễn hiện nay. Trong xây dựng kế hoạch nhu cầu đào tạo theo chế độ cử tuyển ở các địa phương còn chưa gắn với kế hoạch đầu tạo với nhu cầu sử dụng, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu thực tiện. Chỉ tiêu đào tạo chưa cân đối, phù hợp với biên chế được giao, dẫn đến nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp không bố trí được việc làm trong khu vực công, không tìm được việc làm trong khu vực tư nhân.

Thứ trưởng Triệu Văn Cường cho rằng, nguyên nhân xảy ra tình trạng trên do công tác phối hợp trong xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật hàng năm giữa các cơ quan đơn vị có trách nhiệm chưa chủ động, kịp thời, đồng bộ. Việc tham gia ý kiến của các bộ, ngành và địa phương vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số chưa phát huy được tinh thần trách nhiệm, đôi khi còn hình thức. Đáng lưu ý, một số cấp ủy, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cũng chưa thực sự quan tâm tới công tác cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.

Chúng ta đang thiếu sự đánh giá, dự báo trong công tác xây dựng kế hoạch đào tạo cử tuyển gắn với vị trí sử dụng của các địa phương, việc xác định nhu cầu, chỉ tiêu cử tuyển của địa phương mang tính hình thức, tranh thủ chỉ tiêu để thực hiện đào tạo cử tuyển không qua thi. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực sau khi tốt nghiệp ra trường cũng không bám sát vào điều kiện kinh tế - xã hội, chưa gắn với nhu cầu sử dụng, Thứ trưởng Triệu Văn Cường nêu rõ.

Thay đổi nội dung, phương pháp đào tạo

Lưu ý một trong những nguyên nhân mấu chốt khiến cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số còn thiếu và yếu là do cách thức đào tạo, bồi dưỡng theo cách mở lớp tập huấn, hội nghị, cấp phát tài liệu đem lại hiệu quả thấp. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến đã nhấn mạnh trong Báo cáo thẩm tra sơ bộ Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi là cần nghiên cứu đổi mới căn bản nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện nay.

Con người là nhân tố quyết định thành bại của mọi việc, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khi kết luận nội dung cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2025, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ, cần chăm lo đến nguồn lực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và củng cố hệ thống chính trị gắn với việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở cơ sở.

Chưa bao giờ Đảng và Nhà nước ta có dịp bàn về công tác dân tộc, chính sách dân tộc một cách đồng bộ như hiện nay, Bộ Chính trị đang chỉ đạo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về công tác dân tộc đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ban hành ngày 12/3/2003; Chính phủ cũng sẽ trình Quốc hội xem xét Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại Kỳ họp thứ Tám tới, trong đó một nội dung rất quan trọng là nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.

Gần đây, tại Hội thảo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số do Ban Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ tổ chức, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành cũng kiến nghị Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, địa phương cần xây dựng môi trường chính sách, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả của các tổ chức địa phương; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở và cán bộ các cấp ở vùng dân tộc thiểu số. Xây dựng và ban hành chính sách đãi ngộ, khuyến khích cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số.

Cán bộ người dân tộc thiểu số là những người trưởng thành từ cơ sở, họ là những người nắm rõ nhất đặc điểm vùng miền, được cộng đồng tín nhiệm. Do đó cấp ủy, chính quyền cần có sự rà soát, đánh giá cụ thể chất lượng cán bộ để có kế hoạch bồi dưỡng đúng đối tượng. Trưởng ban Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai khi phát biểu kết luận Hội thảo cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần nghiên cứu ban hành chính sách đặc thù, căn cứ vào tỷ lệ người tộc thiểu số trên từng địa bàn cụ thể để quy định số lượng cán bộ sao cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số. Một số bộ, ngành cần có cán bộ chuyên trách làm công tác dân tộc. Ví dụ, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững buộc phải có cán bộ quản lý là người dân tộc thiểu số để tư vấn, theo dõi mới đem lại hiệu quả. “Hãy cho đồng bào dân tộc thiểu số có cơ hội được bình đẳng trong việc làm và cuộc sống”, Trưởng ban Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai nói./.

Theo: daibieunhandan.vn

Những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, ban hành nhiều chủ trương, giải pháp, tập trung nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Cán bộ xã vùng cao Pá Lông [Thuận Châu] giải quyết thủ tục cho người dân tại bộ phận “Một cửa”.

[Ảnh chụp trước 27/4]

Kết quả, tỉnh ta đã mở 66 lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho gần 2.300 học viên cán bộ người dân tộc thiểu số [DTTS]; mở 176 lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho hơn 5.800 học viên; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh 47 lớp, với hơn 1.700 học viên; đào tạo, bồi dưỡng theo ngạch công chức 44 lớp, với gần 2.300 học viên; tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ dự nguồn lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2020-2025 và 2021-2026 cấp tỉnh và cấp huyện cho 1.055 cán bộ. Tập huấn công tác Đảng, công tác chính quyền cho đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng bản, tiểu khu, tổ dân phố cho 5.621 học viên.

Công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử đảm bảo hài hòa về cơ cấu dân tộc. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo là dân tộc thiểu số phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 2020, cán bộ lãnh đạo diện Tỉnh ủy quản lý có 460 đồng chí, trong đó có 158 đồng chí người dân tộc thiểu số [chiếm 34,35%]; cán bộ lãnh đạo diện huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc quản lý có 5.192 đồng chí, trong đó có 3.022 đồng chí người dân tộc thiểu số [chiếm 58,2%]. Cán bộ lãnh đạo diện các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh quản lý có 636 đồng chí, trong đó có 146 đồng chí người dân tộc thiểu số [chiếm 22,95%]. Những con số trên cho thấy, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực là người DTTS thời gian qua được tỉnh quan tâm, chú trọng, tạo sự hài hòa trong cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở cơ sở, sự bình đẳng giữa các dân tộc vì mục tiêu phát triển của tỉnh.

Tìm hiểu công tác đào tạo cán bộ người DTTS ở xã Mường Bám, huyện Thuận Châu. Đồng chí Lò Văn Chính, Bí thư Đảng ủy xã, cho biết: Trong 5 năm, có 8 đồng chí được đào tạo về chuyên môn, 5 đồng chí được đào tạo lý luận chính trị; ngoài ra, cán bộ các ban, ngành đoàn thể từ xã đến bản đều được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ. Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức xã có trình độ học vấn 12/12 đạt 81,18%, có trình độ trung cấp chính trị trở lên đạt 70,83%, có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên đạt 87,5%. Cán bộ bán chuyên trách có 100% trình độ trung cấp chính trị, 100% có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên...

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế, bất cập, như: Một số cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nên việc tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ DTTS của một số cơ quan, đơn vị, ngành chưa thật sự hợp lý, thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo được tính kế thừa giữa các thế hệ cán bộ, công chức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người DTTS còn hạn chế về quy mô, cơ cấu đào tạo, khả năng tiếp cận tri thức, kỹ năng của người học. Việc sử dụng, bố trí việc làm cho các em các dân tộc  thiểu số sau khi ra trường còn lúng túng, chưa phù hợp với trình độ, năng lực của các em được đào tạo. Chế độ đãi ngộ các em học sinh người dân tộc thiểu số trong đào tạo và bố trí, sử dụng sau khi ra trường chưa bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế...

Trong bước đi tiếp theo, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh tập trung thực hiện đồng bộ các chính sách về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng dân số, các chính sách về chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, phân bổ, sử dụng nhân lực và các chính sách khuyến khích, động viên người lao động là DTTS tự lực vươn lên. Bên cạnh đó, triển khai kế hoạch và tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng các kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức người DTTS nói riêng làm cơ sở để bổ sung nguồn cán bộ, công chức kịp thời, có chất lượng, góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Video liên quan

Chủ Đề