Canuyn là gì

dụng cụ chống căn lưỡi, canuyn mở khí quản

Chọn loại hàng

[ví dụ: màu sắc, kích thước]

Chi tiết sản phẩm

Gửi từ

Canuyn Mayo được sử dụng cho những bệnh nhân gặp vấn đề về đường hô hấp. Sản phẩm được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y tế, tại các bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc.Thông số kỹ thuậtTên sản phẩm: Canuyn MayoKích thước đa dạng: size 4 - 8.Chất anuyn Mayo được sử dụng cho những bệnh nhân gặp vấn đề về đường hô hấp. Sản phẩm được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y tế, tại các bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc. Thông số kỹ thuật Tên sản phẩm: Canuyn Mayo Kích thước đa dạng: size 4 - 8. Chất liệu: nhựa y tế cao cấp, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Đóng gói: 1 sản phẩm/hộp. Canuyn Mayo được sử dụng trong các trường hợp: Bệnh nhân mắc các vấn đề về đường hô hấp như: Tắc đường hô hấp do sự xâm nhập của dị vật, chấn thương do nội khí quản, chấn thương thanh quản [chảy máu, bỏng…], bệnh nhân hôn mê không có khả năng tự hô hấp… Dùng trong trường hợp bệnh nhân muốn dừng sử dụng máy thở oxy trong thời gian dài. Chống chỉ định trong các trường hợp: Bệnh nhân bị suy thận cấp, tổn thương cột sống cổ, cổ nhiễm mỡ gây khó khăn cho quá trình phẫu thuật đặt ống khí, bệnh nhân mắc chứng máu khó đông. Công dụng của sản phẩm: Tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân đang gặp khó khăn khi hô hấp do đường khí quản bị tổn thương. Giúp cai máy thở oxy, đặc biệt là những bệnh nhân muốn được điều trị tại nhà nhưng không đủ điều kiện để mua bộ thở khí oxy. Hỗ trợ quá trình điều trị bệnh về đường hô hấp. Ví dụ: bác sỹ có thể dễ dàng vệ sinh ống khí quản, hút đờm dễ dàng giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng viêm phổi ở bệnh nhân. Sản phẩm được sản xuất từ chất liệu nhựa cao cấp giúp bạn có thể dễ dàng quan sát và vệ sinh khi sử dụng Trong một số trường hợp có thể gây tác dụng phụ như chảy máu, thiếu oxy khi bỏ máy thở đột ngột, ảnh hưởng đến hệ thân kinh, tổn hại dây thực quản hay nhiễm trùng… Tuy nhiên, những trường hợp trên không thường xảy ra, bạn chỉ cần tìm đến những bệnh viện lớn, bác sỹ có chuyên môn cao là có thể yên tâm thực hiện. Mở khí quản phải tuân thủ theo quy trình: Đặt bệnh nhân nằm ngửa, nâng cằm lên để lộ vùng cổ sau đó tiến hành gây mê toàn thân. Tiệt trùng vùng da xung quanh đó vết mổ, vạch một vết từ 2-3 cm từ vòng sụn thứ 2 của khí quản xuống. Tạo một lỗ giữa vòng sụn khí quản thứ 3 và 4, lấy đi phần trước vòng sụn khí quản. Canuyn Mayo sau đó cố định ống.

Xem tất cả

Mua ngay

Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Ngọc Phương Nam - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Hiện nay, ngày càng có nhiều bệnh nhân cả trong bệnh viện lẫn ngoài cộng đồng được đặt ống mở khí quản. Bài viết này giới thiệu sơ lược về thủ thuật mở khí quản, lợi ích, biến chứng, một số phương pháp thực hiện và phân biệt các loại ống mở khí quản.

Mở khí quản là thủ thuật mở da, cơ cổ để đưa dụng cụ [Canuyn] vào khí quản, tạo đường thông cho khí đi vào phổi mà không qua đường mũi họng để duy trì hô hấp. Mở khí quản được dùng trong 2 tình huống sau:

  • Cấp tính: là trường hợp cấp cứu để duy trì đường thở mà không thể đặt nội khí quản bằng đường miệng được như: Chấn thương vùng đầu mặt cổ, hen phế quản ác tính....
  • Mạn tính: thường sử dụng ở bệnh nhân thở máy trong thời gian dài.

Mở khí quản giúp đưa Canuyn vào khí quản

Một vài những lợi ích tốt cho sức khỏe trong việc mở khí quản có thể kể đến như:

  • Giảm công thở: ống mở khí quản làm giảm đáng kể chiều dài đường thở so với ống nội khí quản dẫn đến công hô hấp được giảm đáng kể.
  • Bệnh nhân dễ chịu hơn: do có thể cử động vùng cổ, có thể ăn uống, phát âm [ Với Canuyn có cửa sổ]
  • Chăm sóc đường thở dễ dàng hơn: Mở khí quản giúp hút đàm nhớt ở vùng miệng, khí quản dễ hơn. Việc hút sạch đàm nhớt là yếu tố rất quan trọng để giảm nguy cơ viêm phổi cho người bệnh
  • Bệnh nhân được đặt ống mở khí quản sẽ dễ cai máy thở hơn, khi bệnh nhân ổn định có thể được điều trị ngoại trú tại nhà. Người bệnh vẫn có thể tự chăm sóc dược mở khí quản tại nhà.

3.1 Biến chứng sớm : Trong vòng 1 tuần đầu

  • Chảy máu
  • Chấn thương dây thần kinh [thường là dây thần kinh quặt ngược thanh quản]
  • Chấn thương thực quản
  • Tràn khí dưới da, tràn khí màng phổi
  • Ứ đọng các chất tiết, dẫn đến hít sặc và nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

3.2 Biến chứng muộn

  • Hẹp khí quản
  • Nhuyễn sụn khí quản
  • Viêm phổi tái diễn nhiều lần
  • Dò khí quản – thực quản, khí quản – da

Có 2 phương pháp mở khí quản

  • Phẫu thuật mở khí quản
  • Mở khí quản xuyên da bằng phương pháp nong

4.1 Mở khí quản phẫu thuật

  • Bệnh nhân nằm ngửa, mê toàn thân
  • Vết mổ 2-3 cm từ vòng sụn thứ 2 của khí quản xuống
  • Tạo một lỗ giữa vòng sụn khí quản thứ 3 và 4
  • Đặt ống mở khí quản
  • Cố định ống mở khí quản

Mô phỏng kỹ thuật mở khí quản phẫu thuật

4.2 Mở khí quản xuyên da bằng phương pháp nong

Mở khí quản xuyên da bằng bộ nong là bộ dụng cụ với các ống nong tăng dần về kích thước [Từ nhỏ đến lớn] để tạo ra đường hầm [lỗ] vùng khí quản để đặt Canuyn mở khí quản. Chọc kim và có dây dẫn đường [guide wide] giữa vòng sụn khí quản thứ 1 và 2.

Lỗ mở khí quản được nong rộng dần dần bằng các cây nong với các kích thước khác nhau. Thủ thuật này có thể được làm ‘mù’ hoặc được làm dưới hướng dẫn của dụng cụ nội soi.

Bộ mở khí quản qua da bằng phương pháp nong

Bằng nhựa loại 1 nòng: ống bằng nhựa không có nòng trong và cần phải thay mỗi 5-7 ngày. Loại này có thể có bóng hoặc không có bóng chèn.

Loại 2 nòng: Nòng ngoài và nòng trong, nòng trong có thể lấy ra vệ sinh mỗi ngày, nòng trong còn có loại có cửa sổ để tập thở đường mũi cho người bệnh và người bệnh có thể nói được khi sử dụng mở khí quản loại này.

Một số loại nòng mở khí quản

Các bước vệ sinh mở khí quản được thực hiện như sau:

  • Bệnh nhân được hút đờm thường xuyên khi xuất hiện đờm nhiều trong phổi, hoặc người bệnh có thể khạc đờm ra ngoài thông qua lỗ khai khí quản.
  • Thay băng, rửa vết mổ mở khí quản 1 lần mỗi ngày.
  • Quan sát tình trạng vùng da xung quanh mở khí quản khi thay băng, xem xét dấu hiệu vùng da xung quanh mở khí quản sưng, đỏ, chảy máu, chảy mủ...
  • Kiểm tra vị trí ống mở khí quản, kiểm tra dây cột mở khí quản được cột vừa vặn [nhét vừa 2 ngón tay], tái khám ngay khi thấy ống mở khí quản tụt hoặc rơi ra ngoài.
  • Kiểm tra màu sắc, tính chất đàm nhớt trong ống mở khí quản mỗi khi thay băng.
  • Nên dùng phổi giả “Bộ lọc không khí” để tạo độ ẩm cho không khí, tránh gây khô dẫn đến đờm đặc quánh khó khạc và vệ sinh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có chức năng thăm khám, điều trị và phục hồi nhiều căn bệnh từ đơn giản tới phức tạp với các trang thiết bị Y tế hiện đại đạt chuẩn. Theo đó, các vật dụng kỹ thuật cũng được đầu tư đổi mới phù hợp với từng thủ thuật, ca phẫu thuật khác nhau nhằm hạn chế tối đa nhất các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, trong đó có quy trình khai khí quản. Đặc biệt với đội ngũ Y Bác sĩ giỏi chuyên môn, được đào tạo bài bản chuyên sâu sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho khách hàng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

QUY TRÌNH KỸ THUẬT RÚT CANUYN MỞ KHÍ QUẢN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT RÚT CANUYN MỞ KHÍ QUẢN

I. ĐẠI CƯƠNG

Mở khí quản [MKQ] là một thủ thuật mở một đường thở qua khí quản, thay vì không khí từ ngoài phổi qua đường hô hấp trên vào phổi thì không khí vào phổi qua lỗ mở khí quản. Mục đích thường là khai thông đường thở, làm giảm khoảng chết giải phẫu, tạo điều kiện chăm sóc dễ dàng, tăng hiệu quả hút đờm và chỉ định trong các trường hợp cần thở máy dài ngày.

Một số Người bệnh có thể phải mang canuyn MKQ thời gian dài sau khi ra viện, tuy nhiên đa phần Người bệnh MKQ được rút canuyn MKQ khi hết chỉ định, phản xạ ho tốt.

II. CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh ho khạc tốt.

- Người bệnh tự thở tốt, không còn suy hô hấp, không có dấu hiệu nhiễm trùng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Không có chống chỉ định tuyệt đối

- Các biến chứng gây khó thở thanh quản: sùi, sập sụn khí quản, gây hẹp thanh khí quản, liệt dây thanh, phù nề thanh quản gây mở hẹp đóng không kín thanh quản.

BẢNG KIỂM QUY TRÌNH KỸ THUẬT

RÚT CANUYN MỞ KHÍ QUẢN

STT

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

KHÔNG

I

IV. CHUẨN BỊ

1.

Người thực hiện

- 01 bác sỹ chuyên ngành hồi sức, chống độc: ra chỉ định, thực hiện kỹ thuật và theo dõi phát hiện và xử trí biến chứng. Một số biến chứng cần thêm 1 bác sỹ chuyên ngành hồi sức, chống độc phụ giúp xử trí.

- 01 - 2 điều dưỡng phụ giúp bác sỹ.

2.

Phương tiện

- Dụng cụ đặt nội khí quản và bộ mở khí quản, máy hút, hệ thống thở ôxy, máy theo dõi SpO2, nhịp tim, huyết áp [monitor], xe dụng cụ cấp cứu

- Bộ dụng cụ thay băng

- Gói dụng cụ rửa tay, sát khuẩn

- Bộ dụng cụ bảo hộ cá nhân

3

Người bệnh

- Giải thích lý do và quy trình tiến hành cho người nhà Người bệnh hoặc trực tiếp cho Người bệnh nếu Người bệnh còn tỉnh táo

- Đặt đường truyền tĩnh mạch

- Hút sạch đờm trong họng, miệng, mũi

- Hút đờm trong khí quản - phế quản

- Tháo bóng ống canuyn MKQ, tháo dây buộc cố định.

4

Hồ sơ bệnh án

- Ghi chép hồ sơ lý do và chỉ định rút canuyn MKQ

- Ghi chép đầy đủ trong hồ sơ quá trình tiến hành rút canuyn MKQ, theo dõi và biến chứng - xử trí nếu có

II

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1

Kiểm tra: hồ sơ, Người bệnh và các xét nghiệm.

Chỉ tiến hành khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và Người bệnh đồng ý

2

Thực hiện kỹ thuật

- Vệ sinh, sát trùng da quanh lỗ mở khí quản.

- Rút ống canuyn MKQ.

- Băng gạc mỏng trên lỗ MKQ.

- Quan sát Người bệnh: sắc mặt, nhịp tim, nhịp thở [trên máy theo dõi], tiếng rít thanh quản.

III

THEO DÕI

- Cho bệnh thở ôxy qua mũi hoặc qua mặt nạ mặt

- Theo dõi:

+ Mạch, huyết áp, nhịp thở, ý thức, SpO2 15 phút/lần trong 2 giờ đầu

+ Sau đó theo dõi 2 - 3 giờ/lần trong 24 giờ

- Khí dung nếu có chỉ định

VI

BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ

- Khó thở thanh quản có thể xảy ra ngay sau khi rút ống do phù nề thanh quản và thanh môn.

+ Xử trí:. Khí dung Adrenalin,

. Nếu không kết quả: đặt nội khí quản hoặc mở khí quản lại

- Nói không rõ và nói khó do rò khí ở lỗ mở khí quản.

- Vết mở khí quản lâu liền hoặc sẹo liền xấu.

- Khó thở do hẹp khí quản.

- Hẹp hoặc polyp khí - phế quản: soi khí - phế quản điều trị

Video liên quan

Chủ Đề