Chấp nhận chào hàng có hiệu lực khi nào năm 2024

Qua Bộ Câu Hỏi Thường Gặp và Câu Trả Lời này, BLawyers Vietnam sẽ cung cấp tổng quan về nội dung Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG).

Chấp nhận chào hàng có hiệu lực khi nào năm 2024

Giới thiệu chung và phạm vi áp dụng

1. CISG là gì?

CISG là chữ viết tắt theo tiếng Anh của Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods). CISG được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Công ước này được thông qua tại Viên (Áo) ngày 11/04/1980 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1988.

2. Mục tiêu và vai trò của CISG trong hoạt động thương mại quốc tế?

Mục tiêu của CISG, bao gồm:

  1. Thống nhất luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế;
  2. Giảm xung đột pháp luật, hạn chế tranh chấp phát sinh; và
  3. Tạo điều kiện thúc đẩy thương mại hàng hóa giữa các quốc gia.

Vai trò của CISG trong thương mại quốc tế thể hiện qua một số số liệu sau đây:

  1. CISG đã trở thành một trong các công ước quốc tế về thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất với 85 quốc gia thành viên;
  2. Điều chỉnh các giao dịch chiếm đến 80% thương mại hàng hóa thế giới;
  3. Những vụ tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế không chỉ phát sinh tại các quốc gia thành viên. Tại các quốc gia chưa phải là thành viên, CISG vẫn được áp dụng, hoặc do các bên trong hợp đồng lựa chọn CISG như là luật áp dụng cho hợp đồng, hoặc do các tòa án, trọng tài dẫn chiếu đến để giải quyết tranh chấp;
  4. Là tiền đề và là nguồn tham khảo quan trọng của Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) và Bộ nguyên tắc của Luật Hợp đồng Châu Âu (PECL); và
  5. Là nguồn tham khảo quan trọng của luật thương mại hợp đồng của các quốc gia, trong đó có Việt Nam (CISG chính thức có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày 01/01/2017).
3. Nội dung chính của CISG là gì?

CISG gồm 101 điều khoản, được chia làm 4 phần với các nội dung chính sau:

  1. Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1 – Điều 13): Phần này quy định trường hợp nào CISG được áp dụng, đồng thời nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng, nguyên tắc áp dụng tập quán và thói quen.
  2. Phần 2: Trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng (Điều 14 – Điều 24): Phần này quy định các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. CISG quy định về chào hàng, hiệu lực của chào hàng, thu hồi và hủy bỏ chào hàng; nội dung của chấp nhận chào hàng; thời hạn để chấp nhận chào hàng. Ngoài ra, CISG còn có quy định về thu hồi chấp nhận chào hàng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
  3. Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 – Điều 88): Phần này quy định các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện hợp đồng như quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua. Người bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ, đặc biệt là nghĩa vụ đảm bảo tính phù hợp của hàng hóa được giao. CISG nhấn mạnh đến việc kiểm tra hàng hóa được giao (thời hạn kiểm tra, thời hạn thông báo các khiếm khuyết của hàng hóa). Nghĩa vụ của người mua, gồm nghĩa vụ thanh toán và nghĩa vụ nhận hàng.
  4. Phần 4: Các quy định cuối cùng (Điều 89 – Điều 101): Phần này quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập CISG, các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm CISG có hiệu lực và một số vấn đề thủ tục khác.
4. Phạm vi áp dụng của CISG như thế nào?

Theo quy định của CISG và thực tiễn hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có 04 trường hợp CISG được áp dụng:

  1. Khi các bên có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia là thành viên của CISG; hoặc
  2. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên CISG; hoặc
  3. Khi các bên lựa chọn CISG là luật áp dụng cho hợp đồng của mình; hoặc
  4. Khi cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn CISG làm luật áp dụng.
5. Các quốc gia thành viên có quyền bảo lưu quy định trong CISG không? Việc bảo lưu này có hậu quả như thế nào đối với việc xác định phạm vi áp dụng của CISG?

Điều 95 CISG quy định “mọi quốc gia có thể tuyên bố […] rằng quốc gia đó sẽ không bị ràng buộc bởi các quy định tại đoạn b khoản 1 Điều thứ nhất của Công ước này”. Quy định này có nghĩa rằng, nếu một quốc gia thành viên tuyên bố bảo lưu một điều khoản trong CISG thì CISG sẽ không được áp dụng cho hợp đồng ký kết giữa một bên có địa điểm kinh doanh tại quốc gia này và một bên có địa điểm kinh doanh tại quốc gia không phải thành viên CISG.

6. Đối tượng nào được coi là “hàng hóa” theo CISG?

CISG không quy định những điều kiện cụ thể về hàng hóa. Tuy nhiên, thông qua vụ việc cụ thể trên thực tế, đối tượng được coi là “hàng hóa” theo CISG phải là các tài sản hữu hình và có thể di chuyển được.

7. CISG có được áp dụng cho các hợp đồng trao đổi hàng hoá không?

Luật Thương mại 2005 chưa có quy định về hợp đồng trao đổi hàng hóa (Barter transaction), nhưng Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng trao đổi tài sản. Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng “Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau”. Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về.

Có thể thấy theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng trao đổi tài sản là một dạng đặc biệt của hợp đồng mua bán tài sản. Mà hàng hóa cũng là một dạng của tài sản, do vậy hợp đồng trao đổi hàng hóa cũng là một dạng của hợp đồng mua bán hàng hóa.

CISG áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Điều 1.1) nhưng không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa hay các dạng của hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ các quy định về nghĩa vụ của người bán và người mua theo CISG (Điều 30 và Điều 53), có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, giao chứng từ và chuyển quyền sở hữu hàng hóa còn bên mua có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng.

Như vậy, việc CISG có được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi hàng hóa vẫn có những ý kiến trái chiều.

8. Lợi ích đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng CISG trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào?

Các nghiên cứu không chính thức đã được tiến hành tại Việt Nam cho thấy các lợi ích sau đây đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng CISG:

  1. Khi Việt Nam trở thành thành viên của CISG, các thương nhân Việt Nam và các đối tác của trên thế giới sẽ có một khung pháp lý thống nhất, được áp dụng một cách tự động cho hợp đồng của mình. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm chi phí và thời gian đàm phán để thống nhất lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng;
  2. Giảm bớt các khó khăn và chi phí có thể phát sinh trong trường hợp luật áp dụng cho hợp đồng là luật nước ngoài. Nếu phải áp dụng luật nước ngoài, thương nhân Việt Nam có thể mất thời gian để tự mình tìm hiểu hoặc mất chi phí thuê tư vấn luật để tìm hiểu luật nước ngoài đó;
  3. Tránh được việc phải sử dụng đến quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế để xác định luật áp dụng cho hợp đồng. Khi các bên trong hợp đồng không lựa chọn, hoặc không thể lựa chọn được luật áp dụng cho hợp đồng, cơ quan giải quyết tranh chấp (tòa án, trọng tài) dẫn chiếu đến quy phạm luật xung đột để chọn một nguồn luật nhằm giải quyết tranh chấp có liên quan;
  4. Có được một khung pháp lý hiện đại, công bằng và an toàn để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và có căn cứ hợp lý để giải quyết tranh chấp nếu phát sinh. CISG được đánh giá là một nguồn luật hiện đại, phù hợp với thực tiễn kinh doanh quốc tế;
  5. Việc các bên giao kết thực hiện hợp đồng trên một cơ sở luật chung thống nhất tạo nên sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa hai bên; và
  6. Những lợi ích nói trên có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh quốc tế. Những doanh nghiệp này ít có điều kiện tiếp cận các dịch vụ tư vấn pháp lý cũng như có ít thế và lực trong vấn đề đàm phán lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng, vì thế thường gặp nhiều rủi ro pháp lý liên quan đến vấn đề này.
9. Trường hợp nào CISG được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà một bên là doanh nghiệp Việt Nam?

Kể từ thời điểm CISG có hiệu lực tại Việt Nam (01/01/2017), những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được giao kết bởi doanh nghiệp Việt Nam sẽ được điều chỉnh bởi CISG trong trường hợp bên còn lại có địa điểm kinh doanh tại quốc gia là thành viên của CISG.

CISG còn có thể được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà một bên là doanh nghiệp Việt Nam. Trường hợp này thường xảy ra khi một bên của hợp đồng có trụ sở tại một quốc gia thành viên trong khi bên còn lại có trụ sở tại một quốc gia chưa phải là thành viên CISG.

Dựa trên nguyên tắc tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng và cho hợp đồng dân sự nói chung được thừa nhận rộng rãi trong tư pháp quốc tế của nhiều quốc gia, các bên của hợp đồng, dù cho có trụ sở tại quốc gia thành viên hay chưa, có quyền lựa chọn CISG như là luật áp dụng của mình.

10. Những vấn đề pháp lý nào về hợp đồng mà CISG không điều chỉnh? Đối với những vấn đề đó thì sử dụng nguồn luật nào để điều chỉnh?

Điều 4 CISG quy định CISG chỉ điều chỉnh “việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó” mà không liên quan đến (i) tính hiệu lực của hợp đồng hay bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng và (ii) việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa.

Ngoài ra, trong CISG chưa có các quy định về một số vấn đề pháp lý khác như trách nhiệm của các bên trong giai đoạn đàm phán, vấn đề ủy quyền, vấn đề thời hiệu, vấn đề chuyển giao nghĩa vụ, chuyển giao hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng.

Khi hợp đồng được điều chỉnh bởi CISG, các bên có thể dự kiến một nguồn luật bổ sung cho những vấn đề mà CISG không đề cập đến, hoặc trường hợp các bên không lựa chọn nguồn luật bổ sung cho CISG thì cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ lựa chọn.

Các nguồn luật bổ sung cho CISG có thể bao gồm:

  1. Luật quốc gia của nơi người bán hoặc người mua đặt trụ sở kinh doanh, hoặc bất kỳ quốc gia nào mà các bên có thỏa thuận lựa chọn;
  2. Các bộ nguyên tắc về hợp đồng (không mang tính ràng buộc) như Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) và Bộ Nguyên tắc về Luật Hợp đồng Châu Âu (PECL); và
  3. Các tập quán thương mại quốc tế khác phù hợp với nội dung tranh chấp.
11. Các bên có quyền từ chối áp dụng CISG không? Thế nào được coi là sự từ chối hợp lệ?

Các bên có thể không áp dụng CISG nhưng CISG không quy định cụ thể về cách thức từ chối áp dụng CISG. Thực tiễn cho thấy một cách để các bên từ chối áp dụng CISG một cách hợp lệ là bổ sung điều khoản luật áp dụng vào hợp đồng mua bán của họ. Nếu luật áp dụng được lựa chọn là luật của quốc gia không phải thành viên CISG thì CISG đương nhiên không được áp dụng. Khi đó, điều khoản luật áp dụng được coi là sự từ chối áp dụng CISG hợp lệ.

Do đó, nếu các bên muốn lựa chọn luật quốc gia thành viên và loại trừ việc áp dụng CISG thì bên cạnh việc quy định luật áp dụng, các bên cũng cần chỉ rõ trong điều khoản chọn luật rằng CISG sẽ không được áp dụng để điều chỉnh các vấn đề của hợp đồng đó.

12. CISG quy định như thế nào về hình thức của hợp đồng? Khi tham gia CISG, Việt Nam có bảo lưu về vấn đề hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế không?

Điều 11 của CISG quy định rằng “hợp đồng không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng”.

Như vậy, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng được CISG ghi nhận. Theo CISG, hợp đồng có thể được xác lập bằng văn bản, bằng lời nói, hoặc bằng hành vi, và có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng nhân chứng.

Điều 27.2 của Luật Thương mại 2005 của Việt Nam quy định mua bán hàng hóa quốc tế phải được xác lập dưới hình thức văn bản hoặc hình thức pháp lý tương đương văn bản. Khi tham gia CISG, để tạo ra sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và CISG, Việt Nam cũng đã tuyên bố bảo lưu về hình thức của hợp đồng. Điều này có nghĩa là các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam vẫn phải được xác lập dưới hình thức văn bản.

13. Nếu các bên trong hợp đồng áp dụng CISG và có cách diễn giải khác nhau thì làm thế nào?

Là một văn bản thống nhất luật, việc thống nhất các nguyên tắc diễn giải CISG là rất quan trọng để đảm bảo các điều khoản của CISG được hiểu và áp dụng một cách thống nhất bởi các chủ thể tại nhiều quốc gia khác nhau, nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.

Hai nguyên tắc để diễn giải CISG bao gồm:

  1. Tính quốc tế và tính thống nhất: cần tính đến tính chất quốc tế của CISG để đảm bảo diễn giải CISG trong cách tiếp cận và khuôn khổ quốc tế, điều chỉnh một giao dịch quốc tế, không phụ thuộc vào quốc tịch của các bên, địa điểm thực hiện hợp đồng hay loại hàng hóa.
  2. Nguyên tắc thiện chí trong thương mại quốc tế: đây là một nguyên tắc mang tính định hướng cho các tòa án và trọng tài trong việc diễn giải hợp đồng và diễn giải các điều khoản của CISG.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp Phần 2 của bộ Danh mục các câu hỏi thường gặp và trả lời này.

Nội dung nêu trên không phải là ý kiến tư vấn chính thức từ BLawyers Vietnam. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý về nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ [email protected]. Chúng tôi rất vui khi nghe từ bạn.

C khi nào sự im lặng được coi là chấp nhận chào hàng?

Quy định tại điều 18 CISG, một chấp nhận chào hàng được cấu thành khi một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng. Đặc biệt, sự im lặng hoặc không hành động không mặc nhiên được coi là một sự chấp nhận.nullQuy định về chấp nhận chào hàng theo quy định của CISG? Phân loại ...luatminhkhue.vn › quy-dinh-ve-chap-nhan-chao-hang-theo-quy-dinh-cua-...null

Chào hàng là gì?

Chào hàng là gì? Chào hàng là cách để một bên gửi thông báo hoặc giới thiệu đến một hoặc nhiều đối tượng đã được xác định rõ ràng, nhằm thể hiện ý định muốn mua hoặc bán hàng hóa dựa trên những điều kiện cụ thể. Việc chấp nhận đề nghị này từ phía được đề nghị sẽ tạo nên quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá.nullCách chào hàng hiệu quả cho nhân viên Sale và mẫu câu ... - StringeeXstringeex.com › blog › post › cach-chao-hang-hieu-quanull

Theo CISG chào hàng là gì?

Khái niệm chào hàng Theo khoản 1 Điều 14 CISG thì chào hàng là một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định nếu có đủ sự chính xác về hàng hóa và chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó.8 thg 12, 2023nullChào hàng và chấp nhận chào hàng trong thương mại ... - Winlegalwinlegal.vn › chao-hang-va-chap-nhan-chao-hang-trong-thuong-mai-quoc...null

Chào hàng cố định là gì?

- Chào hàng cố định: là việc chào bán một lô hàng nhất định cho một người mua, có nêu rõ thời gian mà người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị của mình. Thời gian này gọi là thời hạn hiệu lực của chào hàng.nullQuy trình nhập khẩu của các doanh nghiệp phần 1icccftu.vn › quy-trinh-nhap-khau-cua-cac-doanh-nghiep-phan-1null