Chất khô không béo trong sữa là gì năm 2024

Mặc dù Cục An toàn thực phẩm đã có thông báo đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục rằng: Về xuất xứ và hồ sơ pháp lý của ba loại sữa dê thuộc nhóm thực phẩm bổ sung nói trên, theo đó, các sản phẩm này đều đầy đủ hồ sơ pháp lý của Pháp và theo quy định Việt Nam, đồng thời từng lô hàng khi nhập khẩu về Việt Nam đều được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thú y và hoàn thành thủ tục thông quan hợp lệ, hợp pháp. Chẳng lẽ tất cả các cơ quan này đều không đáng để tin tưởng?

Về chất lượng dinh dưỡng, một số bài viết có nhầm lẫn tai hại khi áp đặt Quy chuẩn Việt Nam số QCVN 5-2:2010/BYT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng bột) cho các sản phẩm sữa dê nói trên, dẫn đến việc cho rằng chúng không đạt hàm lượng đạm 34% quy định cho sữa bột, trong khi thực tế các sản phẩm tương tự cần tuân theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc các Quy chuẩn Việt Nam cho thức ăn công thức dành cho trẻ nhỏ, có số QCVN 11-2:2012/BYT và QCVN 11-3:2012/BYT, với quy định khác về hàm lượng đạm. Có ý kiến còn cho rằng, hàm lượng đạm của sữa công thức chỉ ngang với sắn, mỳ. Việc so sánh một cách cơ học này khiến các sản phẩm chế biến từ sữa thuộc nhóm thức ăn công thức của các hãng trong và ngoài nước đều bị vạ lây. Ðối tượng áp dụng của quy chuẩn này chỉ bao gồm bốn loại: sữa bột, cream bột, whey bột và sữa bột gầy có bổ sung chất béo thực vật. Theo quy chuẩn này, tại Ðiều 1 đã quy định: "Quy chuẩn này không áp dụng đối với các sản phẩm sữa theo công thức dành cho trẻ đến 36 tháng tuổi, sữa theo công thức với mục đích y tế đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh và thực phẩm chức năng (bao gồm cả nhóm thực phẩm bổ sung, theo Luật An toàn thực phẩm)". Cả bốn loại sản phẩm sữa dạng bột này đều phải được hiểu chính xác là "đạt hàm lượng đạm sữa trong chất khô không béo của sữa,% khối lượng, không nhỏ hơn 34". Vì vậy, trong thực tế, hàm lượng đạm hơn một kg thành phẩm của cả bốn loại này, bao gồm cả nước và chất béo, sẽ không bao giờ đạt 34%?

Người tiêu dùng cần biết

Khi chọn lựa các sản phẩm sữa, người tiêu dùng và các bà mẹ nên chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi sinh lý và thể trạng gầy, béo và khả năng hấp thụ. Nếu tính theo dạng sữa lỏng, hàm lượng đạm trong sữa mẹ khoảng 1,3 g/100ml, sữa bò cao gần gấp ba lần (3,4 g/100ml). Vì vậy, các loại thức ăn công thức đều có hàm lượng đạm gần giống với sữa mẹ, chứ không cao như sữa bò. Chế độ ăn quá nhiều đạm có thể làm tăng tiết một số hormone, nguy cơ béo phì và các bệnh liên quan béo phì, tăng độ tải thận... Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên dùng sữa bột nguyên kem (nguyên chất béo động vật) cũng như rất cẩn thận khi dùng sữa bột gầy (đã tách béo) dù hàm lượng đạm vẫn đạt 34% theo quy chuẩn. Ðối với trẻ đã ăn dặm dưới một tuổi (ăn thêm ngoài sữa mẹ) việc dùng các sản phẩm sữa nguyên kem cũng không thích hợp vì ruột còn non yếu chưa tiêu hóa tốt chất béo bão hòa có nhiều trong sữa động vật. Ðó là lý do tại sao các sản phẩm thức ăn công thức cho các độ tuổi đều có nguyên liệu chính là sữa gầy đã bổ sung chất béo thực vật. Cũng nên biết khi bị ô-xy hóa, cùng 1 gam glucid (đường) hoặc protid (đạm) cung cấp cho cơ thể 4 kcal, trong khi cũng chừng đó chất béo (lipid) sinh 9 kcal. Thể trạng gầy hay béo sẽ tùy chọn sản phẩm giàu chất béo hay không. Ðạm thịt động vật cũng là thứ tiêu chậm hơn đường và dầu thực vật. Muốn béo nhanh dùng những thứ giàu các chất này, còn muốn giữ dáng thon mảnh thì hạn chế chúng trong khẩu phần ăn hằng ngày. Những người có cơ địa mẫn cảm với sữa động vật hoặc không hấp thụ được đường sữa lactosa thì nên dùng các sản phẩm thay thế sữa có sẵn trên thị trường, được chế biến từ thành phần chính là đạm đậu nành hoặc đạm whey!

Hãy nên nhớ: "Cái gì thái quá cũng sinh biến"! Cái gì đúng, đủ thì tốt. Ðối với các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, người tiêu dùng nên tham khảo kỹ, hiểu đúng các nội dung ghi nhãn về thành phần dinh dưỡng, cũng như cách sử dụng chúng một cách hợp lý. Chọn lựa đúng sản phẩm chất lượng, không nghe theo những lời bàn luận thiếu căn cứ, cảm tính, cơ học. Ðó chính là người tiêu dùng thông minh.

Một số khác biệt về quy chuẩn đạm của các sản phẩm dưới đây:

1. Sữa bột nguyên kem (nguyên chất sấy khô từ sữa tươi động vật cho sữa như bò, dê,...): hàm lượng đạm tối thiểu 34% (theo khối lượng đã tách chất béo). 26 g sữa bột nguyên chất cung cấp 100 kcal, như vậy sữa bột nguyên kem có hàm lượng đạm là khoảng 8,84 g/100 kcal.

2. Thức ăn công thức cho trẻ sơ sinh (0-12 tháng tuổi): hàm lượng đạm từ 1,8-3,0 g/100 kcal; và quy định cụ thể về hàm lượng vitamin, khoáng chất, cũng như nhiều dưỡng chất thiết yếu khác.

3. Thức ăn công thức cho trẻ em 6-36 tháng tuổi với mục đích ăn bổ sung: hàm lượng đạm tối thiểu 3,0 g/100 kcal; và quy định cụ thể về hàm lượng vitamin, khoáng chất, cũng như nhiều dưỡng chất thiết yếu khác.

Mindy là Chuyên gia dinh dưỡng cao cấp của Anchor. Cô có bằng Cử nhân khoa học (Danh dự) về Dinh dưỡng và Chế độ ăn từ King's College, London.

  • Dinh dưỡng & Sức khỏe

thg 12 10, 2021 1 phút đọc

Các sản phẩm từ sữa được các chuyên gia khuyên dùng là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu để có sức khỏe tốt.

Sản phẩm từ sữa chứa chất béo tự nhiên, bao gồm cả chất béo bão hòa được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, khuyến nghị trong nhiều thập kỷ vừa qua là hạn chế chất béo bão hòa từ tất cả các nguồn thực phẩm và ưu tiên chọn các sản phẩm từ sữa ít béo. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy ảnh hưởng không tốt của sữa nguyên kem có thể là không chính đáng.

"Chất béo từ sữa mang lại một số lợi ích. Ví dụ, một số sản phẩm từ sữa chứa các vitamin tan trong chất béo, bao gồm vitamin A – một chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng đối với thị lực, chức năng miễn dịch và sự phát triển của tế bào."

Tại sao chất béo lại quan trọng?

Chất béo đóng một vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của bạn bằng cách cung cấp năng lượng và các nguyên liệu thiết yếu cho các tế bào trong cơ thể. Chất béo cũng chứa và giúp hấp thụ các vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K.

Chất béo bao gồm nhiều thành phần lipid khác nhau và thường được chia thành chất béo không bão hòa và chất béo bão hòa. Chất béo không bão hòa có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, trong khi chất béo bão hòa được cho là làm tăng nguy cơ này. Mặc dù gần đây quan điểm này đã gây tranh cãi gay gắt giữa các chuyên gia với một số người phản bác về mối liên hệ giữa chất béo bão hòa và bệnh tim mạch.

Bạn có biết sữa là một nguồn chất béo tự nhiên?

Sữa tự nhiên chứa khoảng 4% chất béo, khoảng 1/3 trong số đó là chất béo không bão hòa và phần còn lại là chất béo bão hòa. Hàm lượng chất béo trong các loại thực phẩm từ sữa khác nhau, đối với một số sản phẩm như kem, bơ và pho mát thì đây là nguồn tập trung nhiều hơn vào chất béo từ sữa.

Chất béo từ sữa mang lại một số lợi ích. Ví dụ, một số sản phẩm từ sữa chứa các vitamin tan trong chất béo, bao gồm vitamin A – một chất dinh dưỡng thiết yếu quan trọng đối với thị lực, chức năng miễn dịch và sự phát triển của tế bào.

Trong nhiều năm, người ta cho rằng cần giảm thiểu lượng sữa nguyên kem và thực phẩm từ sữa giàu chất béo như phô mai do hàm lượng chất béo bão hòa. Nhưng quan điểm cho rằng sữa nguyên kem có hại cho tim đã bị các chuyên gia quốc tế phản bác lại cùng một số lời kêu gọi các hướng dẫn sử dụng chế độ ăn uống không tập trung vào thực phẩm từ sữa ít béo nữa.

Sữa nguyên kem ảnh hưởng đến tim bạn thế nào?

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ sữa, kể cả sữa nguyên kem cũng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong dân số nói chung dù có hàm lượng chất béo bão hòa. Ngay cả phô mai có nhiều chất béo cũng không gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.

Một số chuyên gia hiện nay tin rằng việc coi sữa nguyên kem là có hại cho sức khỏe tim mạch vì chứa chất béo bão hòa là quá đơn giản. Người ta ngày càng nhận biết rằng ma trận thực phẩm tổng thể, bao gồm các chất dinh dưỡng khác có thể ảnh hưởng tới tác động của một loại thực phẩm đối với sức khỏe tim mạch. Sữa và các sản phẩm từ sữa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và tác động của thực phẩm từ sữa đối với sức khỏe tim mạch sẽ chịu ảnh hưởng từ toàn bộ các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm đó chứ không chỉ mỗi hàm lượng chất béo. Vì vậy, thay vì chỉ nhìn vào một loại chất dinh dưỡng đơn lẻ thì chúng ta cần phải xem xét tác động của toàn bộ thực phẩm. Và giờ đây, rõ ràng là các loại thực phẩm từ sữa như sữa, phô mai và sữa chua có vẻ như không có tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý là những người có tiền sử bệnh tim nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để được tư vấn về chế độ ăn uống theo nhu cầu cụ thể của mình.

Bơ không có hại cho bạn– nhưng ở mức độ vừa phải

Một số thực phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao như bơ và kem không được khuyến nghị là một trong hai đến ba khẩu phần sữa mỗi ngày do chứa nhiều chất béo trong khi cung cấp ít dinh dưỡng từ sữa. Bơ và kem được sử dụng trong nấu ăn và làm bánh hoặc dùng làm sốt phết bánh mì thơm ngon, mang lại hương vị độc đáo khó có thể bắt chước bằng các sản phẩm thường được dùng thay thế.

Các hướng dẫn chế độ ăn uống đã và đang xa lánh bơ nói riêng do hàm lượng chất béo bão hòa. Nhưng bằng chứng gần đây cho thấy rằng ăn tới 14g bơ mỗi ngày (khoảng 1 muỗng canh) không liên quan đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn, cho thấy một lượng nhỏ có thể là một phần của chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh cho dân số nói chung. Một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm chủ yếu là trái cây và rau quả, cũng như ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các nguồn protein khác, cũng như các nguồn chất béo không bão hòa như dầu thực vật, quả hạch và quả bơ vì khả năng hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Bơ – tự nhiên và thơm ngon

Bơ được làm từ các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên: kem tươi tách từ sữa bò và đôi khi có thêm muối. Chỉ vậy thôi. Điều này làm cho bơ trở thành sự lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn một sản phẩm tự nhiên. Bơ New Zealand nổi tiếng với màu vàng óng. Điều này là do bò New Zealand ăn cỏ trên đồng cỏ tươi, làm tăng hàm lượng beta-carotene trong chất béo từ sữa so với những con bò được cho ăn chủ yếu bằng ngũ cốc.

Tóm lại, bằng chứng cho thấy rằng đối với hầu hết chúng ta, các sản phẩm từ sữa bao gồm các loại nguyên kem có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim. Các sản phẩm từ sữa như sữa, phô mai và sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và tiêu thụ hai đến ba khẩu phần sữa mỗi ngày sẽ hỗ trợ sức khỏe tốt. Ngay cả bơ cũng có thể được tiêu thụ trong một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh, chỉ cần đảm bảo rằng bạn làm như vậy một cách điều độ.

Sữa tách béo có lợi ích gì?

Sữa tách béo chỉ quay ly tâm và tách chất béo ra khỏi sữa nguyên chất, cho nên vẫn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, nhưng lại hạn chế chất béo nên đối tượng phù hợp nhất để sử dụng loại sữa này là những người muốn giảm cân, mắc bệnh tăng cholesterol trong máu, bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp...

Chất khô không béo là gì?

Trong các chất trên trừ nước và những chất bay hơi khi chế biến thì những chất còn lại gọi là chất khô của sữa. Hàm lượng chất khô của sữa khoảng 10-20% tùy theo loại sữa, chất khô của sữa càng nhiều thì giá trị thực phẩm càng cao, nếu không kể đến lipit thì chất khô trong sữa gọi là chất khô không béo.

Tại sao trong sữa lại có chất béo?

Chất béo trong sữa mẹ cũng đóng vai trò kiểm soát sự thèm ăn của bé. Khi lượng chất béo trong sữa mẹ tăng lên trong lúc bé bú một bầu ngực, bé sẽ cảm thấy no và tự động ngừng bú. Ngoài ra, vì chất béo mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa ở dạ dày, nhờ vậy bé sẽ no lâu hơn giữa các lần được bú.

Sữa Vinamilk có bao nhiêu chất béo?

Mỗi 100ml sữa tươi 100% chứa đa dạng các dưỡng chất tốt cho sức khỏe; bao gồm 74 kcal, 3.2g chất béo, 3.1g chất đạm, 120mg Canxi, các vitamin A, D, B2, B12 và các nguyên tố vi lượng như Hydrat Cartbon, Magie và Phốt pho.