Chất thải tái chế sử dụng như thế nào năm 2024

Rác tái chế là những loại rác thải đã qua sử dụng nhưng vẫn có khả năng được thu gom, xử lý và chuyển đổi thành nguyên liệu mới hoặc sản phẩm tái chế. Quá trình tái chế giúp tiết kiệm tài nguyên, năng lượng và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Thông thường rác tái chế gồm những loại sau:

- Giấy: Giấy carton; tờ rơi, tạp chí; giấy in văn phòng; bao bì giấy

- Nhựa: Chai nhựa; cốc nhựa; hộp nhựa; túi nilon

- Kim loại: Lon nhôm; hộp thiếc; vỏ chai bia; phế liệu kim loại.

*Lưu ý: Nội dung Rác tái chế là gì? Rác tái chế gồm những gì? chỉ mang tính chất tham khảo.

Rác tái chế là gì? Rác tái chế gồm những gì? Hộ gia đình thực hiện chuyển giao rác thải sinh hoạt như thế nào? [Hình từ Internet]

Hộ gia đình thực hiện chuyển giao rác thải sinh hoạt như thế nào?

Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
11. Chất thải rắn sinh hoạt [còn gọi là rác thải sinh hoạt] là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
....

Ngoài ra, tại Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt như sau:

Phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt
....
3. Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này vào các bao bì để chuyển giao như sau:
a] Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
b] Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.
4. Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện quản lý như sau:
a] Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;
b] Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
.....

Như vậy, hộ gia đình phát sinh rác thải sinh hoạt sau khi phân loại thì thực hiện chuyển giao rác thải sinh hoạt theo quy định sau:

[1] Đối với hộ gia đình ở đô thị sau khi phân loại rác vào các bao bì thì chuyển giao như sau:

- Rác thải có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận rác thải sinh hoạt.

- Rác thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt; rác thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

[2] Đối với hộ gia đình ở nông thôn sau khi phân loại rác thì thực hiện quản lý như sau:

- Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

- Rác thải có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt.

Việc lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt thông qua hình thức nào?

Theo quy định Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cụ thể như:

Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
1. Ủy ban nhân dân các cấp lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu; trường hợp không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75 của Luật này.
....

Theo đó, việc lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt do Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật nếu không thể lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu.

Tái chế rác thải có tác dụng gì?

Tái chế rác thải là cần thiết vì nó giúp giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng rác thải và bãi rác, tạo cơ hội kinh tế và việc làm, cũng như xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.

Rác tái chế là rác như thế nào?

Rác tái chế là tên gọi chung của những loại rác thải đã qua sử dụng nhưng vẫn còn có khả năng tái chế được để tạo thành các đồ vật khác, có ích cho cuộc sống của con người. Rác thải tái chế thường tồn tại ở thể rắn, đơn cử như đồng, nhôm, inox, nhựa, sắt thép…

Sử dụng đồ tái chế để làm gì?

Sử dụng nhựa tái chế là một phương pháp hữu hiệu để tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu chất thải và khí thải độc hại ra môi trường, bảo vệ nguồn thực phẩm, các sinh vật trên trái đất và môi trường sinh thái.

Tái sử dụng và tái chế khác nhau như thế nào?

Tái sử dụng [Reuse]: là việc sử dụng lại các sản phẩm, hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ, hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm. Tái chế [Recycle]: là việc sử dụng rác thải, vật liệu thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất, các sản phẩm mới có ích.

Chủ Đề