Chảy máu cam đi khám ở đâu singapore

Trong 3 tuần của tháng 6, số lượng người lớn bị sốt xuất huyết nhập viện cấp cứu BVĐK Tâm Anh TP. HCM tăng mạnh, với gần 100 người.

Cũng theo báo cáo của Bộ Y tế ngày 23/6/2022, số ca sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng cao. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 62.955 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 29 trường hợp tử vong, 47.821 trường hợp nhập viện điều trị. So với cùng kỳ năm 2021 [31.962/5] số mắc tăng 97% lần, số tử vong tăng 24 trường hợp.

Thạc sĩ bác sĩ CKI Nguyễn Ngọc Nhã Khanh, khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết những tuần qua tiếp nhận nhiều người lớn bị sốt xuất huyết được đưa vào cấp cứu, đặc biệt nhiều trường hợp bệnh nặng nhưng không có triệu chứng bệnh điển hình.

Nằm trên giường bệnh, anh V.V.L. 35 tuổi, cho biết trước 6 ngày nhập viện, anh được gia đình đưa đi cấp cứu giữa khuya chỉ vì đau đầu dữ dội, hơi nhức mỏi. Lúc nhập viện, anh và gia đình mong muốn được chụp Ct-scan hoặc MRI để kiểm tra não, tìm lý do vì sao tình trạng đau đầu không thấy đỡ ngay cả khi đã uống thuốc giảm đau. 

Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus rồi  truyền bệnh cho người lành qua vết đốt

Tiếp nhận ca bệnh, bác sĩ Nguyễn Ngọc Nhã Khanh nhận thấy người bệnh còn trẻ, không có dấu hiệu mệt mỏi, căng thẳng hay mất ngủ. Thăm khám cũng không thấy dấu hiệu gợi ý của tình trạng yếu liệt hay đột quỵ, tính chất đau đầu kèm nhức mỏi người giúp gợi ý tình trạng nhiễm siêu vi. Vì đang là giai đoạn cao điểm của dịch sốt xuất huyết nên người bệnh được chỉ định xét nghiệm máu tìm virus Dengue [virus gây bệnh sốt xuất huyết], trước khi cần đến các phương tiện chẩn đoán hình ảnh cao cấp hơn. 

“Kết quả xét nghiệm cho thấy anh L. dương tính với sốt xuất huyết. Chỉ số tiểu cầu giảm nhẹ còn 118.000 tế bào/micro lít máu [thường từ 150.000 – 450.000 tế bào/micro lít máu]. Sau 2 ngày điều trị, người bệnh không còn đau đầu hay nhức mỏi, những nốt ban bắt đầu xuất hiện [dạng ban hồi phục]. Đây là hệ quả của phản ứng miễn dịch giữa kháng thể của cơ thể với kháng nguyên của virus sốt xuất huyết trên thành mạch máu ở mô dưới da. Ban hồi phục thường xuất hiện từ cuối ngày thứ 5 – 6, từ khi bắt đầu sốt. Những nốt ban này hoàn toàn lành tính.

Trước đó, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cũng tiếp nhận anh Đ.Q.N. 50 tuổi đến cấp cứu chảy máu cam [máu mũi], bụng đau râm ran nhưng không sốt, không nổi ban. Qua thăm khám, bác sĩ CKII Lê Hồng Hải, khoa Cấp cứu chỉ định bù dịch, cho xét nghiệm sốt xuất huyết, phân tích tế bào máu ngoại vi, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang ngực và phát hiện ra bệnh. Bác sĩ Hải cho biết, thông thường ở người bị sốt xuất huyết, tình trạng xuất huyết diễn ra theo trình tự bằng phát ban dưới da, nổi mẩn đỏ rải rác ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong hai cánh tay, bụng hoặc xuất hiện mảng bầm tím trên da,… Ở mức độ nặng hơn, máu mới chảy tự nhiên qua mũi [chảy máu cam], chảy máu chân răng. Trong khi trường hợp của anh N. thì chỉ có chảy máu cam, triệu chứng không rõ ràng. 

Hiện dịch sốt xuất huyết đang vào mùa, do đó người bệnh không nên chủ quan, nhất là những gia đình đang có người sốt xuất huyết và dù có bất kỳ triệu chứng nào cũng nên được bác sĩ thăm khám để không bỏ sót bệnh. Bởi theo BS Khanh, không phải người bệnh sốt xuất huyết nào cũng có biểu hiện sốt cao hay nổi nốt ban trên người. Theo thống kê tại Bệnh viện Mount Elizabeth [Singapore], khoảng 70-95% bệnh nhân sốt xuất huyết không có triệu chứng, thậm chí không sốt. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi không thấy triệu chứng hoặc sau khi đã hết các triệu chứng mà cần theo dõi sát để phát hiện dấu hiệu cảnh báo, nếu có cần nhập viện ngay lập tức. 

Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm: mệt mỏi, khó chịu dù giảm sốt hoặc hết sốt; nôn ói nhiều; đau bụng nhiều; tay chân lạnh, ẩm; mệt lả, bứt rứt; chảy máu mũi, miệng, chân răng hoặc các vị trí khác… Kéo dài thời gian, bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng xấu. Ngoài ra, virus sốt xuất huyết có đến 4 chủng huyết thanh gây bệnh. Nghĩa là người đã mắc bệnh vẫn có thể bị mắc lại, một người có thể bị sốt xuất huyết đến 4 lần trong đời.

Nước đọng là môi trường sinh sôi của muỗi gây bệnh

Khi nhập viện, người mắc sốt xuất huyết cần thực hiện xét nghiệm máu mỗi ngày để xem xét chỉ số tiểu cầu có giảm hay men gan có tăng hay không. Tiểu cầu giảm và men gan tăng là đặc điểm thường gặp của bệnh sốt xuất huyết Dengue. Thường chỉ số giảm dưới 100.000 tế bào/micro lít. Nếu chỉ số tiểu cầu tiếp tục giảm xuống 50.000 tế bào/microlit sẽ dễ gây những triệu chứng xuất huyết như: chảy máu răng, chảy máu cam, xuất huyết nội tạng… Ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. 

Vì vậy, dù ở mức độ nhẹ chỉ cần theo dõi tại nhà thì người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi bởi bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn nặng rất nhanh. Người bệnh cũng cần thực hiện việc tái khám và đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo. 

Bên cạnh đó, nhiều người cũng chưa phân biệt được biểu hiện sốt xuất huyết và sốt siêu vi [còn được gọi là sốt do virus]. Tuy là hai bệnh khác nhau nhưng ở giai đoạn đầu, những triệu chứng xảy ra khá giống nhau khiến nhiều người bị nhầm lẫn. 

Đối với sốt siêu vi, tùy vào loại virus gây bệnh, những biểu hiện thông thường bao gồm: sốt cao từ 39 đến 40 độ C, cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt; chảy nhiều dịch mũi, đau họng, ho, rối loạn tiêu hóa như đi phân lỏng, có thể kèm theo nôn và buồn nôn, nổi hạch ở vùng đầu mặt cổ [sờ thấy kích thước lớn hơn bình thường]. Ở người lớn thường có cảm giác đau nhức đầu, khó chịu, nhức mắt,… Trẻ nhỏ, biểu hiện quấy khóc nhiều hơn bình thường, có thể bị co giật khi sốt cao. Đến khoảng ngày thứ 7 của bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện những mẩn đỏ trên da, gọi là ban hồi phục.

Đối với sốt xuất huyết, triệu chứng bệnh ở người lớn cũng gần giống trẻ nhỏ và  tương tự như nhiễm các loại virus thông thường khác. Tuy nhiên, sốt xuất huyết khác ở chỗ người bệnh có thể bị chảy máu đường tiêu hóa, ra máu khi đi đại tiện [biểu hiện bằng phân đen sệt như bã cà phê kèm mùi tanh hôi] hoặc xuất hiện các chấm xuất huyết trên da, người mệt mỏi. Nếu không may, người bệnh có thể rơi vào xuất huyết não sẽ khó nhận biết hơn, biểu hiện bằng các triệu chứng người bệnh đau đầu dữ dội, sốt, liệt nửa người, sau đó hôn mê và tử vong.

Do đó, khi thấy các biểu hiện như đau đầu, sốt cao, đau nhức cơ thể… kéo dài 2 ngày không đỡ, người bệnh cần đi khám để kịp thời chẩn đoán, chữa trị, tránh để xảy ra những biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, người bệnh sốt xuất huyết không nên dùng nhóm thuốc giảm đau NSAID [Aspirin, diclofenac, ibuprofen, piroxicam, meloxicam…] để hạ sốt, giảm đau, tránh làm tình trạng xuất huyết chuyển biến nặng hơn.

Chảy máu cam [hay còn gọi là chảy máu mũi] là một vấn đề phổ biến về tai mũi họng và thường không gây ra các tổn thương nghiêm trọng hay cần can thiệp y tế nhiều.

Vào giai đoạn thời tiết lạnh, không khí khô có thể làm tình trạng chảy máu mũi dễ xảy ra hơn. Hãy cùng Doctor Anywhere tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí đúng khi gặp trường hợp này nhé!

Một số điều cần biết về chảy máu cam

Mũi là vị trí chứa nhiều mạch máu và có niêm mạc mỏng. Các mạch máu này nằm sát bề mặt ở phía trước và sau của mũi, rất mỏng manh và dễ chảy máu khi mũi chịu các tác động bên ngoài.

Chảy máu cam có hai loại là chảy máu mũi trước [máu thường chảy ở mạch máu trước mũi ra ngoài] và chảy máu mũi sau [máu thường chảy ở các mạch máu sau mũi xuống họng, có thể gây khó thở, nôn ra máu]. Tình trạng chảy máu mũi trước phổ biến hơn rất nhiều so với mũi sau. Chảy máu cam thường xảy ra ở trẻ nhỏ trong khoảng 2-10 tuổi và người lớn tuổi trong khoảng 50-80 tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam phổ biến là tình trạng không khí khô, vì điều này làm khô màng mũi, gây kích ứng và dễ dẫn đến chảy máu. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: xì mũi/ngoáy mũi mạnh, hắt hơi nhiều lần, chấn thương mũi, có dị vật trong mũi, vách ngăn mũi lệch, dị ứng, rối loại đông/cầm máu, căng thẳng,...

Xử lý chảy máu cam đúng cách

Để cầm máu mũi và giảm lượng máu đang chảy, bạn hãy thực hiện các gợi ý xử trí chảy máu cam sau:

Ngồi thẳng lưng và nghiêng người về phía trước

So với ngửa đầu lên trời để ngăn không cho máu chảy xuống miệng, động tác hơi nghiêng người về phía trước ngăn không cho máu đi xuống cổ họng. Bởi vì, máu xuống đến cổ họng có thể dẫn đến nghẹt thở hoặc nôn mửa.

Trong lúc này, bạn hãy cố giữ bình tĩnh và tập trung vào việc thở bằng miệng thay vì bằng mũi.

Không cầm máu bằng cách bịt lỗ mũi với bông gòn, khăn giấy

Một số người sẽ có thói quen cầm máu bằng cách dùng bông gòn, khăn giấy nhét vào lỗ mũi đang chảy máu. Việc làm này thực sự có thể làm tình trạng trầm trọng thêm vì kích thích các mạch máu ở mũi và không tạo đủ áp lực để cầm máu. Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng khăn giấy hoặc khăn ẩm để thấm máu chảy ra từ mũi.

Chườm lạnh

Nhiệt độ thấp làm co mạch máu và giúp ích trong việc ngăn máu chảy. Vì thế, bạn có thể lấy khăn lạnh, túi đá chườm lên sống mũi để cầm máu. Tuy nhiên, không để lâu hơn 10 phút.

Bóp nhẹ chóp mũi

Bạn có thể bóp nhẹ phần thịt mềm của chóp mũi trong khoảng 10 phút để cầm máu. Việc này có thể tạo áp lực lên vách ngăn của mũi và giúp nén các mạch máu. Nếu tình trạng chảy máu cam không ngừng, hãy thử lặp lại một lần nữa.

Nếu bạn không thể cầm máu sau 20 phút cố gắng cầm máu hoặc nhận thấy mất lượng máu nhiều, hãy liên hệ ngay với các cơ sở hoặc nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Lưu ý sau khi người chảy máu cam đã cầm máu

Trong vòng 24 giờ sau khi chảy máu cam, các mạch máu ở mũi vốn mỏng manh nay còn dễ bị tác động và gây ra chảy máu hơn. Sau khi máu đã bớt chảy, bạn còn một số điều nên lưu ý trong vòng một ngày từ lần bị cuối cùng để ngăn tình trạng này quay trở lại.

  • Không ngoáy mũi: Hành động này có thể gây kích ứng màng mũi.
  • Không xì mũi. Khi bắt đầu xì mũi trở lại, bạn hãy thực hiện một cách thật nhẹ nhàng.

Cách ngăn ngừa chảy máu cam

  • Giữ ẩm cho niêm mạc mũi: xịt nước muối sinh lý 2-3 giờ/lần, dùng gel xịt mũi,...
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: bổ sung độ ẩm cho không khí, giúp màng nhầy không bị khô. Ngoài ra, việc vệ sinh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất cũng cần lưu ý vì môi trường ẩm rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi.
  • Cẩn thận khi ngoáy mũi: tránh dùng móng tay dài, sắc, nhọn để ngoáy mũi và tránh dùng lực mạnh.
  • Cố gắng bỏ hút thuốc: hút thuốc có thể làm khô và kích ứng đường mũi.
  • Mở miệng khi hắt hơi, ho, ngáp để tránh gây áp lực và làm tổn thương các mạch máu trong mũi.

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Nếu chảy máu cam xảy ra đột ngột hoặc không thường xuyên thì vấn đề có thể không quá nghiêm trọng. Nếu tình trạng xảy ra thường xuyên, hoặc rơi vào những trường hợp dưới đây thì bạn có thể gặp phải vấn đề nghiêm trọng trong mũi, như là các khối u ở mũi hoặc polyp mũi.

  • Chảy máu mũi không ngừng sau 20 phút dù đã thực hiện các biện pháp cầm máu hoặc nhận thấy lượng máu mất nhiều. Đặc biệt, nếu bạn bị chấn thương ở đầu hoặc mặt thì cần thận trọng hơn vì các chấn thương nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến mũi hoặc hộp sọ.

  • Có dị vật mắc kẹt trong mũi.

  • Xuất hiện các triệu chứng khác như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, nôn mửa, nôn khan hoặc khó thở. Điều này có thể cho thấy bạn bị mất máu quá nhiều hoặc máu chảy xuống cổ họng.

Lúc này, bạn cần gặp bác sĩ để được xem xét nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng chảy máu mũi và có hướng điều trị phù hợp, kịp thời trước khi tình trạng diễn biến nặng hơn.

Nếu bạn cần tư vấn từ bác sĩ Tai Mũi Họng về các vấn đề ở mũi, hãy truy cập ứng dụng Doctor Anywhere để được thăm khám ngay với bác sĩ mà không phải xếp hàng chờ đợi.

Doctor Anywhere gửi tặng bạn 01 lượt thăm khám MIỄN PHÍ khi nhập mã XINCHAO tại bước thanh toán.

Tham khảo từ Healthline, Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề