Vì sao trẻ hay giật mình khóc đêm

>>> Bạn có thể quan tâm: Bé bị côn trùng cắn sưng tấy: Mẹ cần phải làm gì?

Trẻ quấy khóc đêm khi nào là bất thường? Khi nào nên đưa trẻ đi khám kiểm tra?

Bé hay khóc đêm bất thường, thường sẽ có biểu hiện la hét, giật mình khi ngủ. Nguyên nhân có thể đến từ hệ thống thần kinh của trẻ vẫn còn trong giai đoạn phát triển, dẫn đến khả năng ức chế còn kém. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ hay khóc đêm lặp đi lặp lại cũng có thể là do sự bất thường về cấu trúc hay chức năng não bộ. Do đó, đây chính là lúc mà gia đình cần đưa em đến các bệnh viện, cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân trẻ khóc đêm là gì, và có những biện pháp chữa trị kịp thời.

Bên cạnh đó, vẫn có một số trường hợp em bé khóc đêm bất thường, khóc dai dẳng kéo dài tận 3 tiếng mỗi ngày, với tần suất 3 ngày mỗi tuần. Nguyên do có thể đến từ việc trẻ bị dị ứng với protein sữa bò. Đây là lúc mà bé cần được đến gặp bác sĩ nhi khoa để xác định rõ nguyên nhân trẻ khóc đêm có phải là do dị ứng hay không.

Một trong những biểu hiện của trẻ sơ sinh quấy khóc đêm không rõ nguyên nhân đó chính là trẻ thường co 2 đầu gối gập vào bụng. Điều này có thể là do bé đang bị cơn đau bụng sinh lý. Cơn đau thường đến vào lúc chập tối và kéo dài từ 1 đến 2 giờ đồng hồ, sau đó bé tự nín. Trẻ khóc đêm kéo dài từ 3 đến 4 tháng rồi tự nhiên hết. Tuy vậy, mẹ vẫn cần đưa trẻ đến khám bệnh tại các bệnh viện uy tín đều đặn để theo dõi tình hình sức khỏe của bé.

Ngoài những nguyên nhân trẻ khóc đêm kể trên, nguyên nhân khác có thể là do trẻ bị còi xương. Một số dấu hiệu giúp bạn có thể nhận biết bé có đang mắc phải tình trạng này như: bé chậm mọc răng, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn. Để cải thiện tình trạng này, bạn cần đảm bảo bé được cung cấp đủ chất canxi và vitamin D. Vì thế, mẹ cần nên cho bé tắm nắng vào sáng sớm, duy trì phòng ốc thông thoáng.

Cuối cùng, một trong những nguyên nhân trẻ khóc đêm có thể là do trẻ bị lồng ruột. Biểu hiện thường thấy là trẻ thường khóc dữ dội, kèm theo một số triệu chứng khác như: nôn, ưỡn người, bỏ bú mẹ và hay đi tiểu ra máu. Do đó, các mẹ cần hết sức lưu ý đưa bé đi khám chữa bệnh kịp thời.

Tác hại của việc em bé hay khóc đêm là gì?

Có không ít phụ huynh cho rằng việc trẻ quấy khóc khi ngủ là điều bình thường, không mấy lo ngại. Nhưng nhiều chuyên gia nghiên cứu nguyên nhân trẻ khóc đêm đã phát hiện rằng, việc các bé giật mình quấy khóc thường xuyên khiến trẻ chậm phát triển, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Hơn nữa, việc con thường quấy khóc hằng đêm có nguy cơ làm cho bé chậm tăng cân. Bởi lẽ giấc ngủ có vai trò giúp khôi phục năng lượng và sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ngủ ngon giấc thì tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng cao hơn nhiều so với bình thường. Hormone này có vai trò giúp đảm bảo bé lớn lên có cân nặng và chiều cao tối ưu.

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, trẻ mất ngủ liên tục sẽ bị suy giảm khả năng ghi nhớ dài hạn, kém tập trung hơn. Thêm nữa, khi ngủ sâu, các tế bào miễn dịch được tạo ra nhiều hơn, vì thế mất ngủ khiến hệ miễn dịch trẻ suy yếu, dễ bị ốm.

>>> Bạn có thể quan tâm: Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, mẹ cần làm những gì?

Cách khắc phục trẻ khóc đêm hiệu quả

Để khắc phục tình trạng tình trạng trẻ hay khóc đêm, ngủ không đủ giấc, ngủ chập chờn, cha mẹ cần:

Điều cha mẹ cần tránh

  • Không đắp quá nhiều chăn cho trẻ, tránh tình trạng trẻ toát mồ hôi, dễ cảm lạnh.
  • Không nên cho trẻ ăn hay bú quá nhiều vào mỗi tối, đặc biệt trước khi ngủ.
  • Không nên cho bé ngủ quá nhiều vào buổi sáng bởi bé sẽ ngủ đủ giấc và không còn buồn ngủ vào ban đêm.
  • Hạn chế các hoạt động vui chơi quá mức vào ban ngày.

Điều cha mẹ cần làm

  • Tắt đèn cho trẻ khi ngủ và giảm thiểu các tiếng ồn to sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.
  • Giữ cơ thể trẻ luôn khô ráo, sạch sẽ. Thường xuyên thay tã mới sau khi trẻ đi vệ sinh.
  • Làm sạch giường và ga trải giường. Tránh dùng các loại bột giặt, nước xả vải gây kích ứng da trẻ.
  • Mỗi khi con khóc, mẹ nên ẵm con vào ngực để trẻ cảm nhận mùi cơ thể mẹ. Từ đó, đem lại cảm giác an toàn cho trẻ.
  • Thường xuyên cho trẻ nghe nhạc nhẹ. Vì như thế, trẻ sẽ lắng nghe được nhịp tim của mẹ hoặc nghe những bản nhạc ru cho bé.

Bạn có nên vỗ về khi trẻ khóc đêm hay không?

Đến đây bạn đã rõ nguyên nhân trẻ hay khóc đêm là gì. Thực tế, có hai trường phái tư tưởng về vấn đề này. Một trường phái tin rằng, trẻ sẽ ngừng khóc đêm không điều kiện khi chúng nhận ra rằng không ai phản hồi lại với tiếng khóc của mình. Trường phái còn lại thì cho rằng mỗi khi bé khóc, con nên được bồng bế và an ủi, không nên để trẻ khóc một mình vì bất kỳ lý do gì. Do đó, câu hỏi là có nên vỗ về con khi bé khóc đêm hay không tùy thuộc vào quyết định của bạn.

Trẻ nhỏ khóc đêm là một vấn đề thường thấy nên việc tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp mẹ có biện pháp hữu ích để giúp con ngủ ngon giấc hơn.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bật mí 6 cách dỗ bé ngủ ngon không phải ai cũng biết

Trẻ khóc đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, ví dụ như: trẻ bị đau bụng co thắt [khóc dạ đề - colic], đói, ướt bỉm, đòi bế... nhưng cũng có thể là do bé thiếu chất.
Vậy trẻ khóc đêm do thiếu chất gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Khóc đêm là một hiện tượng phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mỗi tiếng khóc đều mang ý nghĩa khác nhau: Có tiếng khóc hờn, có tiếng khóc quấy, tiếng khóc bệnh... Tuy nhiên, dựa vào tiếng khóc và một số biểu hiện của bé, ba mẹ có thể xác định đó là do sinh lý hay bệnh lý.
 


Khóc đêm là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ khóc đêm, theo dân gian vẫn thường gọi là khóc dạ đề [hay còn gọi là khóc dã tràng]. Nhưng không phải tiếng khóc đêm nào cũng là tiếng khóc dạ đề. Điều này ba mẹ cần đặc biệt lưu ý, tránh bị nhầm lẫn với tiếng khóc đêm khác. Theo quan niệm dân gian, trẻ khóc dạ đề sẽ khóc đúng 3 tháng 10 ngày mới thôi [khoảng 100 ngày]. Ban ngày bé chơi rất ngoan nhưng khi về đêm hay quấy khóc, trằn trọc, vặn mình, gồng tay chân, thậm chí khóc thét và không thể dỗ. Theo y học hiện đại, khóc dạ đề [Colic] hay còn gọi là đau bụng co thắt ở trẻ sơ sinh. Tiêu chuẩn chuẩn đoán của Rome III, một đứa trẻ được kết luận mắc chứng khóc dạ đề nếu bé quấy khóc: - Nhiều hơn 3 giờ/ngày - Nhiều hơn 3 ngày/tuần - Và nhiều hơn 1 tuần. - Các bé quấy khóc không rõ lý do, không có biểu hiện lạ, không ốm sốt, vẫn tăng cân đều. Kiểu quấy khóc này thường đạt đỉnh điểm ở tuần thứ 6 và kết thúc ở tháng thứ 5. Đây được xem là tiếng khóc lành tính, không phải là tiếng khóc bệnh. Vì vậy, nếu ba mẹ thấy bé hay khóc đêm mà giống với các biểu hiện trên thì có thể tạm thời yên tâm. Bởi tiếng khóc đêm đó là tiếng khóc dạ đề.

Có thể bạn quan tâm:


> Nguyên nhân trẻ khóc đêm [khóc dạ đề - Colic]
> Các mẹo dân gian chữa khóc dạ đề khóc đêm ở trẻ sơ sinh

Như chúng ta đã tìm hiểu ở phần trước, không phải tiếng khóc đêm nào cũng là tiếng khóc lành tính. Nếu bé hay quấy khóc đêm kèm theo những biểu hiện như hay vặn mình, giật mình, ngủ không sâu giấc, chậm tăng cân... thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý hoặc bé đang thiếu vi chất nào đó.
 


Trẻ khóc đêm có thể là dấu hiệu của thiếu vi chất


1. Vitamin D Việc bổ sung vitamin D cho trẻ trong những năm đầu đời vô cùng quan trọng, giúp cải thiện chức năng các hệ cơ, xương chắc khỏe và tăng cường miễn dịch... Biểu hiện thiếu vitamin D mà ba mẹ có thể nhìn thấy rõ nhất là: còi xương, chậm lớn. Đối với trẻ sơ sinh hay giật mình, vặn mình, quấy khóc đêm, ngủ không sâu giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn...


Thiếu vitamin D trẻ hay quấy khóc đêm, giật mình, vặn mình, khó ngủ...


2. Canxi Canxi là một trong những thành phần quan trọng giúp cấu tạo nên xương và răng. Ngoài ra, canxi còn giúp duy trì hoạt động ổn định của hệ miễn dịch, giúp hệ thần kinh truyền dẫn tín hiệu. Vì vậy, nếu trẻ thiếu canxi sẽ có một số biểu hiện như: quấy khóc đêm, giật mình, khó ngủ, chậm mọc răng...


Trẻ thiếu canxi sẽ có một số biểu hiện như: quấy khóc đêm, giật mình, chậm mọc răng...


3. Kẽm Trong những năm phát triển đầu đời của trẻ, kẽm là trong vi chất đóng vai trò quan trọng, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể, hệ thống miễn dịch và trí não. Một số biểu hiện thường gặp khi trẻ bị thiếu kẽm: rối loạn giấc ngủ [khó ngủ, khóc đêm, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, hay bị thức giấc], biếng ăn, chậm lớn, thị lực kém, tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp, trí nhớ kém...


Kẽm đóng vai trò quan trọng, giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của cơ thể, hệ thống miễn dịch và trí não


4. Magie Trẻ thiếu magie cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc đêm, bởi vi chất này tham gia vào quá trình chuyển hóa đối với hệ thần kinh và tim mạch.  Một số dấu hiệu nhận biết khi trẻ thiếu magie: Nhịp tim bất thường, cơ co cứng, mắc các bệnh về da, giấc ngủ bất thường...


Trẻ thiếu magie cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay quấy khóc đêm


5. Vitamin B12 Vitamin B12 cũng là một trong những vi chất tham gia vào quá trình tái tạo hệ thần kinh cho trẻ. Nếu thiếu vitamin B12 cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, trẻ khó ngủ, hay quấy khóc.  Ngoài biểu hiện trên, trẻ sẽ gặp một số tình trạng như: Phản ứng chậm, nhạy cảm với ánh sáng, táo bón, tiêu chảy kéo dài, mắt có vệt đỏ, hay bị chốc mép...


Thiếu vitamin B12 cũng sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, trẻ khó ngủ, hay quấy khóc

Việc bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất cho bé trong những năm tháng đầu đời thật sự cần thiết đối với sự phát triển của của trẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung các vi chất cần đảm bảo đủ và đúng liều lượng. Ba mẹ nên cho bé đi khám/xét nghiệm để biết được cơ thể bé đang thiếu loại vi chất nào? Và cần bổ sung bao nhiêu để đảm bảo cho cơ thể duy trì các hoạt động.  Hi vọng, những thông tin mà chúng tôi đã tổng hợp được trên đây sẽ giúp ba mẹ phần nào giải đáp những thắc mắc cho câu hỏi "trẻ khóc đêm do thiếu chất gì?".

Chúc các bé ăn ngủ ngoan và khỏe mạnh!

Video liên quan

Chủ Đề