Chi lãi vay hạch toán như thế nào năm 2024

Chi phí lãi vay là một trong những nội dung quan trọng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vậy chi phí lãi vay là gì? Chi phí lãi vay được trừ hay không được trừ khi quyết toán thuế TNDN? Cần những điều kiện nào để chi phí lãi vay trở thành chi phí hợp lý? Hay cách hạch toán chi phí lãi vay như thế nào?

Bài viết dưới đây Kế toán Lê Ánh sẽ giải đáp tất cả những vấn đề về chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết, chi phí lãi vay trong báo cáo tài chính

Nội dung bài viết:

»»»» Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp - 100% Học Thực Chiến Cùng Kế Toán Trưởng

I. Chi Phí Lãi Vay Là Gì?

Chi phí lãi vay (Interest Expense) là khoản chi phí doanh nghiệp phải trả cho các khoản đi vay để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Hay là tổng số tiền mà doanh nghiệp dùng để trả lãi cho các khoản vay của mình (vay vốn, vay để mua tài sản, thiết bị, bổ sung hàng tồn kho, thanh toán hóa đơn...)

Các loại chi phí lãi vay:

  • Lãi tiền vay dài hạn hay ngắn hạn
  • Lãi tiền vay trên các chi vượt quá hạn mức
  • Chi phí tài chính (Financial Charges) của tài sản thuê tài chính;
  • Lãi suất trái phiếu, nợ chuyển đổi
  • Lãi suất từ các khoản vay khác.

Cách tính chi phí lãi vay: Để tính chi phí lãi vay, ta chia thành 02 trường hợp:

*Cách tính chi phí lãi vay ngân hàng

Công thức tính lãi vay phổ biến nhất các ngân hàng áp dụng chính là tính theo dư nợ giảm dần, cụ thể công thức như sau:

Lãi phải trả (tháng) = (Dư nợ vay hiện tại x Lãi suất vay x Số ngày thực tế duy trì dư nợ)/ 365

*Cách tính chi phí lãi vay tổ chức khác

Mỗi tổ chức cho vay sẽ có cách tính vay lãi khác nhau nhưng về cơ bản lãi vay sẽ được tính dựa trên Dư nợ, lãi suất vay (tháng/năm) cùng thời gian thực tế duy trì số nợ.

Công thức tính chung như sau:

Lãi phải trả = Dư nợ vay hiện tại x Lãi suất vay (năm) x Tháng thực tế duy trì dư nợ hiện tại/ 12 + Dư nợ vay hiện tại x Lãi suất vay (năm) x Số ngày thực tế duy trì dư nợ hiện tại lẻ tháng/ 365

II. Quy Định Về Chi Phí Lãi Vay Mới Nhất

Chi lãi vay hạch toán như thế nào năm 2024

1. Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết

Chi phi sãi vay trong giao dịch liên kết được quy định theo Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi Khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 theo đó:

2. Chi phí lãi vay khi quyết toán thuế TNDN

Chi phí lãi vay khi quyết toán thuế Thu nhập danh nghiệp được quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính quy định:

III. Cách Hạch Toán Chi Phí Lãi Vay Không Hợp Lý

1. Chi phí lãi vay không hợp lý là gì?

Chi phí lãi vay không hợp lý là những chi phí không được trừ khi tính Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hay lãi suất vay của doanh nghiệp vượt quá mức 150% so với lãi suất cơ bản ⇒ Khoản lãi vay vượt quá đó sẽ không được tính vào chi phí hợp lý cho doanh nghiệp.

2. Cách hạch toán chi phí lãi vay không hợp lý

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Có TK 111 - Tiền mặt), TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Cuối kỳ kết chuyển, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811 - Chi phí khác

3. Cách xử lý các khoản chi phí lãi vay không hợp lý

Cuối năm khi lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN thì phải loại chi phí không được trừ này ra

(Nhập vào Chỉ tiêu B4 trên Tờ khai quyết toán thuế 03/TNDN).

Chi lãi vay hạch toán như thế nào năm 2024

IV. Cách Hạch Toán Chi Phí Lãi Vay Hợp Lý

1. Chi phí lãi vay hợp lý là gì?

  • Chi phí lãi vay trở thành chi phí hợp lý nếu như doanh nghiệp sử dụng khoản tiền vay đó phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
  • Lãi suất khoản tiền vay không quá 150% lãi suất cơ bản.
  • Doanh nghiệp phải góp đủ vốn điều lệ. Doanh nghiệp khi đi vay vốn và khi trả tiền lãi vay phải thanh toán số tiền vay bằng thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, chuyển khoản hay các hình thức không dùng tiền mặt khác Chi phí lãi vay (Interest Expense) là khoản tiền lãi phát sinh mà doanh nghiệp phải trả khi mượn từ nguồn vốn bên ngoài như ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các nguồn khác.

Chi phí lãi vay được nêu rõ trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp dưới dạng một khoản mục chi phí và thể hiện số tiền lãi mà phát sinh trong kỳ.

Khi tổ chức vay tiền, họ thường phải trả một tỷ lệ lãi suất cố định hoặc biến đổi dựa trên số tiền vay và thời hạn vay

Chi lãi vay hạch toán như thế nào năm 2024

Nguyên tắc ghi nhận chi phí lãi vay

Theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 16, chi phí lãi vay được ghi nhận như sau:

  • Chi phí lãi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá.
  • Chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy định.

Hạch toán chi phí lãi vay

Chi phí lãi vay (nếu không được vốn hoá) thì được hạch toán vào tài khoản 635 – chi phí tài chính.

Trường hợp 1: Nếu trả lãi vay theo định kỳ

Nợ TK 635

Có TK 111, 112…

Nếu có phát sinh các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay,:

Nợ TK 635

Có TK 111, 112…

Trường hợp 2: Nếu trả lãi vay trước cho nhiều kỳ

  • Khi trả lãi, ghi:

Nợ TK 242

Có TK 111, 112

  • Khi phân bổ lãi vay tương ứng vào chi phí:

Nợ TK 635

Có TK 242

Trường hợp 3: Trả lãi sau khi kết thúc hợp đồng vay

  • Định kỳ trích trước lãi vay vào chi phí, ghi:

Nợ TK 635

Có TK 335

  • Trả lãi vay sau khi kết thúc hợp đồng vay ghi:

Nợ TK 335

Có TK 111, 112

Chi lãi vay hạch toán như thế nào năm 2024

Chi phí lãi vay hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

1. Chi phí lãi vay ứng với vốn điều lệ còn thiếu

Chi trả lãi vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp thì không được trừ khi xác định thuế TNDN.

Khoản chi trả lãi vay không được trừ = Số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) Lãi suất của khoản vay nhân (x) Thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

(Khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC)

2. Lãi vay vượt mức 150% lãi suất cơ bản

Theo mục 2.17, khoản 2 điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC

“Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn SXKD của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay” thì không được xem là chi phí được trừ hợp lý khi tính thuế TNDN.

3. Chi phí lãi vay được vốn hoá

Các chi phí lãi vay nếu đã đáp ứng điều kiện vốn hoá thì phải vốn hoá vào tài sản mà không được tính là chi phí khi xác định thuế TNDN nữa

4. Chi phí lãi vay với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Theo khoản 3 điều 16 nghị định 132/2020/NĐ-CP, với doanh nghiệp có giao dịch liên kết thì

– Tổng chi phí tiền lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế (EBITDA)

Chi lãi vay hạch toán như thế nào năm 2024

UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:

  • UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
  • UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
  • UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
  • UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: