Chi nhánh độc lập có tư cách pháp nhân không

Một doanh nghiệp, một công ty trong suốt quá trình hoạt động thì việc thành lập các chi nhánh để mở rộng kinh doanh, mở rộng thị trường là điều thường xuyên diễn ra. Và có nhiều bạn thắc mắc về chi nhánh có tư cách pháp nhân không? Chi nhánh có vốn điều lệ không? Sự khác biệt giữa chi nhánh hạch toán độc lâp và chi nhánh phụ thuộc? Để giải đáp cho những câu hỏi này thì Nam Việt Luật xin mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để có thể hiểu rõ hơn nhé.

Chi nhánh có vốn điều lệ không ?

Chi nhánh có vốn điều lệ không thì câu trả lời cho các bạn sẽ là Không.

Vậy vì sao chi nhánh không có vốn điều lệ ?

Vì chi nhánh của một công ty được định nghĩa là một đơn vị phụ thuộc của công ty đó cho nên không có tư cách pháp nhân. Tức là các tài sản, tiền vốn của chi nhánh đều đến từ công ty chính và đều thuộc sở hữu của công ty chính.

Hay nói một cách khác toàn bộ nguồn vốn, tài sản, máy móc mà chi nhánh sở hữu là được trích từ vốn điều lệ của công ty chính mà ra.

Còn hình thức hoạch toán phụ thuộc hay hoạch toán độc lập chỉ là hình thức đăng ký kê khai thuế của chi nhánh ở cơ quan thuế quản lý nào mà thôi.

Chi nhánh hoạch toán phụ thuộc là gì ?

Chi nhánh hoạch toán phụ thuộc là chi nhánh mà việc kê khai thuế hàng quý và báo cáo tài chính hằng năm của chi nhánh sẽ được kê khai chung với công ty chính ở Cơ quan thuế quản lý của công ty chính.

Tuy nhiên đối với một số trường hợp như chi nhánh hoạch toán phụ thuộc khác tỉnh thì vẫn phải có kê khai tờ khai thuế giá trị gia tang hang quý cho Cơ quan thuế quản lý tại địa chỉ chi nhánh đặt trụ sở.

Chi nhánh hoạch toán độc lập là gì ?

Chi nhánh hoạch toán độc lập là chi nhánh mà việc kê khai thuế hàng quý và báo cáo tài chính hằng năm của chi nhánh được phép kê khai ở Cơ quan thuế quản lý tại địa chỉ chi nhánh đặt trụ sở mà không cần kê khai chung với công ty chính.

Hình thức hoạch toán độc lập thường được áp dụng cho chi nhánh được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với công ty chính để việc kê khai thuế được thực hiện dễ dàng hơn.

So sánh chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc?

Chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc có điểm chung về tổ chức bộ máy nhân sự, về vốn kinh doanh của công ty, về hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh là của công ty sau khi nộp thuế. Chi nhánh hoạt động theo chủ trương, hoặc theo ủy quyền của công ty và kê khai thuế GTGT độc lập với công ty

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc

  • Toàn bộ số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí được chuyển về Công ty để hạch toán chung;
  • Công ty tổng hợp, thống kê và nộp thuế chung của chi nhánh và Công ty
  • Hồ sơ hạch toán, kê khai: Là một phần số liệu hồ sơ của Công ty
  • Đơn vị kế toán của công ty bao gồm bộ phận kế toán các chi nhánh

Chi nhánh hạch toán độc lập

  • Xác định thuế: Chi nhánh Xác định chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế
  • Chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động của Chi nhánh. Nghĩa vụ thuế của chi nhánh không gồm hiệu quả kinh doanh của công ty cũng như các chi nhánh khác trong củng công ty.
  • Hạch toán đầy đủ sổ sách, báo cáo tài chính,…
  • Phòng kế toán hay bộ phận kế toán ở chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật kế toán

Các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh

Vì chi nhánh không có vốn điều lệ cho nên trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh sẽ không có vốn điều lệ. Nhưng vẫn sẽ có đầy đủ các thông tin như sau:

Tên chi nhánh

Gồm có:

  • Tên chi nhánh được ghi bằng tiếng Việt.
  • Tên được ghi bằng tiếng nước ngoài: cụ thể là tiếng Anh.
  • Tên viết tắt của chi nhánh.

Địa chỉ trụ sở chi nhánh

Địa chỉ phải có đầy đủ thông tin 4 cấp gồm:

  • Số nhà, đường, khu phố, thôn, tổ, ấp.
  • Phường, xã, thị trấn.
  • Quận, huyện, thành phố cấp huyện.
  • Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thông tin về người đứng đầu chi nhánh

Gồm có:

  • Tên, Giới tính, Ngày tháng năm sinh.
  • Dân tộc, Quốc tịch.
  • Số giấy chứng thực cá nhân như số Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu.
  • Ngày cấp, Nơi cấp giấy chứng thực cá nhân.
  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và Chỗ ở hiện tại

Hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp

Là thông tin của công ty chính gồm có :

  • Tên doanh nghiệp
  • Mã số doanh nghiệp
  • Địa chỉ trụ sở chính.

Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?

Theo quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

  • Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
  • Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:

  • Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
  • Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Như vây, theo các quy định trên, chi nhánh không có tư cách pháp nhân do chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, trong một số trường hợp có thể nhân danh trụ sở chính thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh đó.

Điều kiện để trở thành pháp nhân đó là:

  • Ðược thành lập hợp pháp: Tổ chức phải được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục tương ứng do pháp luật quy định cho loại hình tổ chức đó.
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Tổ chức phải được cơ cấu theo một hình thái tổ chức hoàn chỉnh
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh của Nam Việt Luật

Nếu quý khách hàng cần thành lập công ty hay thành lập chi nhánh mà không muốn mất thời gian đi lại nhiều lần vì hồ sơ thủ tục rườm rà, phức tạp thì hãy lien hệ với ngày với Nam Việt Luật.

Công ty Nam Việt Luật chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ làm giấy phép thành lập công ty, thành lập chi nhánh công ty có uy tín và có đội ngũ tư vấn chuyền nghiệp nhất cho quý khách hàng.

Ngoài ra chúng tôi cũng có các dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh như thay đổi địa chỉ công ty, thay đổi người đại diện theo pháp luật, bổ sung ngành nghề kinh doanh, thay đổi tên công ty…

  • Chủ Nhật, 14/06/2020 05:29 GMT+7

Chi nhánh không có tư cách pháp nhân vì không có tài sản [vốn] độc lập.

Luật không quy định Chi nhánh của một doanh nghiệp phải có vốn độc lập, mà vốn là do công ty mẹ cung cấp, chịu trách nhiệm. Do vậy, việc Chi nhánh có hình thức sở hữu vốn là công ty trách nhiệm hữu hạn có nghĩa là: công ty mẹ của chi nhánh này là công ty trách nhiệm hữu hạn.

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Nguyễn Đức Anh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn [24/7]:1900 6198

- Quy định pháp luật về pháp nhân

Mặt khác, loại hình doanh nghiệp nào cũng đều có quyền thành lập chi nhánh, dù là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân … Do vậy, vấn đề loại hình doanh nghiệp cũng không liên quan gì đến việc tồn tại của chi nhánh.

Chi nhánh của đơn vị [công ty] nào cũng đều được ghi rõ trong Giấy chứng nhận đăng ký thành lập chi nhánh đó. Do vậy, để biết chi nhánh thuộc đơn vị nào chỉ cần xem trong Giấy chứng nhận đăng ký thành lập của chi nhánh là biết rõ.

Pháp nhân là gì? Theo qui định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện sau : Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập; Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Chi nhánh công ty hay doanh nghiệp là là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chi nhánh không có tư cách pháp nhân

Chi nhánh không có tư cách pháp nhân như một số loại hình doanh nghiệp [công ty TNHH, công ty cổ phần].

Điều kiện để trở thành pháp nhân

Một tổ chức có tư cách pháp nhân khi:

Ðược thành lập hợp pháp: Tổ chức phải được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục tương ứng do pháp luật quy định cho loại hình tổ chức đó.

Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Tổ chức phải được cơ cấu theo một hình thái tổ chức hoàn chỉnh.

Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó: Tài sản của tổ chức phải hoàn toàn biệt lập, tách biệt với tài riêng của thành viên hoặc tài sản của cơ quan sáng lập tổ chức. Sự độc lập về tài sản của tổ chức thể hiện ở chế độ quản lý, kiểm soát và cơ chế thực hiện quyền làm chủ của tổ chức đối với tài sản của mình.

Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập: Tổ chức bằng các điều kiện và khả năng tài sản của mình, với tư cách pháp lí của chính mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng như gánh chịu trách nhiệm dân sự phát sinh từ đó.

- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:.

Video liên quan

Chủ Đề