Chi phí nhân công gián tiếp là gì năm 2024

Chi phí là một thuật ngữ cơ bản và quen thuộc trong lĩnh vực kế toán kinh tế. Trong doanh nghiệp, việc xác định rõ các loại chi phí là vô cùng quan trọng để thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Vậy cụ thể chi phí là gì? Có bao nhiêu loại chi phí phổ biến hiện nay. Cùng FTS tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

1. Chi phí là gì?

Các chuẩn mực Kế toán Quốc tế định nghĩa chi phí doanh nghiệp là “sự giảm sút lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hinh thức giảm thiểu tài sản hoặc sự gia tăng nợ phải trả”

Chi phí [Cost] là khoản chi tiêu mà một doanh nghiệp phải trả trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí bao gồm nhiều loại, từ chi phí cố định đến chi phí biến động, từ chi phí trực tiếp đến gián tiếp, từ chi phí sản xuất đến chi phí quản lý kinh doanh và chi phí tài chính.

Việc xác định chi phí có ý nghĩa lớn trong quản lý doanh nghiệp vì đây là cơ sở để chủ oanh nghiệp có thể phân tích và đưa ra lựa chọn về phương án sản xuất, kinh doanh có lợi nhất, đánh giá năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính toán và phân tích chi phí còn giúp chủ doanh nghiệp định hướng và đưa ra các quyết định phù hợp trong tưng thời kì kinh doanh nhằm từng bước tối ưu chi phí doanh nghiệp.

Để được coi là một khoản chi phí doanh nghiệp và phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải thảo mãn các điều kiện sau:

  • Giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến giảm giá trị tài sản hoặc tăng nợ phải trả
  • Mức giảm đó phải được xác định một cách đáng tin cậy;
  • Khoản chi phí đó phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với thu nhập.

Ngoài ra, một đặc điểm cực kì quan trọng của chi phí đó là cần được định lượng bằng tiền và phải được xác định trong một khoảng thời gian nhất định.

2. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp:

a.Chi phí cố định và Chi phí biến động:

Chi phí cố định là chi phí không thay đổi theo sản lượng hoặc doanh thu. Ví dụ, chi phí thuê nhà hay chi phí trả cho các nhan viên quản lý. Những chi phí này không thay đổi dù sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp tăng hay giảm.

Chi phí biến động là chi phí thay đổi theo sản lượng hoặc doanh thu. Ví dụ, chi phí sản xuất hay chi phí quảng cáo. Những chi phí này tăng khi sản lượng hoặc doanh thu tăng và giảm khi sản lượng hoặc doanh thu giảm.

Việc phân loại chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến động giúp cho doanh nghiệp có thể dự đoán và kiểm soát được chi phí của mình.

  1. Chi phí tài chính:

Trong kinh doanh, chi phí tài chính là những khoản chi phí liên quan đến việc tài trợ haowjt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này bao gồm lãi suất và chi phí của vốn vay, phí xử lý tài chinh, chi phí của chứng khoán và các khoản chi phí khác liên quan đến việc quản lý tài chính của doanh nghiệp

Chi phí tài chính là một trong những thành phần quan trọng của chi phí tổng thể của doanh nghiệp. Việc quản lý chi phí tài chính đúng cách có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận.

  • Lãi suất và chi phí vốn vay: Đây là chi phí liên quan đến việ vay tiền để hoạt động kinh doanh. Lãi suất và chi phí vốn vay có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Phí xử lý tài chính: Đây là các khoản phí liên quan đến việc thực hiện các giao dịch tài chính, bao gồm phí chuyển khoản, thẻ tín dụng và các khoản chi phí khác.
  • Chi phí chứng khoán: Đây là các khoản chi phí liên quan đến việc mua và bán chứng khoán. Chi phí này bao gồm chi phí môi giới, phí giao dịch và các khoản chi phí khác liên quan đến chứng khoán

Việc quản lý chi phí tài chính đòi hỏi sự chú ý và kỹ năng. Doanh nghiệp cần phải đánh giá và quản lý các khoản chi phí này một cách hiệu quả để tối đa hóa lợi nhuận của mình.

  1. Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế:

Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý hi phí theo nội dung kinh tế địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố sau:

  • Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ…. Sử dụng vào sản xuất kinh doanh [loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực].
  • Yếu tố nhiên liệu: Động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ [trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi]
  • Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mnag tính chất lượng phải trả cho người lao động.
  • Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: Trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả người lao động.
  • Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh tỏng kỳ.
  • Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.
  • Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì.
  1. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế chi phí

Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo các khoản mục cách phân lọa inayf dựu vào công dụng của chi phí và mức lương phân bổ chi phí cho từng đối tượng.

Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau:

  • Chi phí NVL trực tiếp: Là toàn bộ chi phí NVL được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền luowgn và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
  • Chi phí sản xuất chung : Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phan xưởng đội sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố sau:
  • Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng và đội sản xuất.
  • Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất với mục đích là phục vụ quản lý sản xuất.
  • Chi phí dụng cụ: Bao gồm về chi phí công cụ, dụng cụ ở phân xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất.
  • Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các xưởng sản xuất quản lý sử dụng.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng và đội sản xuất.
  • Chi phí khác bằng tiền: Là các khaorn trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý và sản xuất ở phân xưởng sản xuất.
  • Chi phí bán hàng: Là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trogn quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ loại chi phí này như: Chi phí quảng cáo, giao hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ san phẩm, hàng hóa….
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục ụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung của toàn doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
  • Chi phí nhân viên quản lý chi phí vật liệu quản lý.
  • Chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung toàn bộ doanh nghiệp.
  • Các loại thuế, phí có tính chất chi phí.
  • Chi phí tiếp khách, hội nghị.
  1. Phân loại theo nội dung của chi phí:
  • Chi phí NVL: Bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh.
  • Chi phí nhân công: Bao gồm các khoản tiền lương, thưởng, khoản trích lương tính vào chi phí trong kì phục vụ cho quá trình sản xuất.
  • Chi phí khấu hao TSCĐ: Là giá trị hao mòn của tài sản cố định được sử dụng tron gkyf sản xuất chủa doanh nghiệp.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài
  • Chi phí bằng tiền.
  1. Chi phí theo mqh với lợi nhuận:
  • Chi phí thời kỳ: Là chi phí phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Chi phí sản phẩm: Là các khoản chi phí phát sinh tạo thành giá trị của vật tư, tìa sản hoặc thành phẩm và nó được coi là một loại tài sản lưu động của doanh nghiệp và trở thành phí tồn khi sản phẩm được tiêu thụ.
  1. Chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí.

Trong kinh doanh, chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp là 2 khái niệm rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Vậy, chi phí trực tiếp và gián tiếp là gì?

  • Chi phí trực tiếp: Chi phí trực tiếp là chi phí mà doanh nghiệp phải chi trực tiếp cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Ví dụ, chi phí NVL, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí điện nước để sản xuất sản phẩm, chi phí bảo trì thiết bị sản xuất, chi phí vận chuyển hàng hóa từ nhà máy đến kho hàng.
  • Chi phí gián tiếp: Chi phí gián tiếp là chi phí không trực tiếp liên quan đến sản phảm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, nhưng vẫn là chi phí phải chi trả để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, chi phí văn phòng, chi phí thuê nhà xưởng, chi phí quản lý, chi phí marketing, chi phí bảo hiểm, chi phí phát triển sản phẩm.

Để quản lí chi phí hiệu quả và chính xác, chủ doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của các công cụ phần mềm công nghệ như phần mềm kế toán FTS Accounting – Giải pháp quản trị tài chính thông minh phù hợp với tất cả doanh nghiệp với nhiều tính năng nổi bật:

Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp là gì?

Một số chi phí trực tiếp và gián tiếp được khấu trừ thuế. Ví dụ về chi phí trực tiếp được khấu trừ thuế bao gồm sửa chữa thiết bị kinh doanh của bạn, chẳng hạn như dây chuyền sản xuất của bạn. Chi phí gián tiếp được khấu trừ thuế có thể bao gồm thanh toán tiền thuê nhà, tiện ích và một số chi phí bảo hiểm nhất định.

Chi phí trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất là chi phí gì?

Chi phí lao động trực tiếp hay Chi phí nhân công trực tiếp là một phần của hóa đơn tiền lương hay bảng lương là chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, một yêu cầu làm một việc cụ thể hoặc cung cấp một dịch vụ nào đó.

Chi phí sản phẩm trực tiếp là gì?

Chi phí sản phẩm là toàn bộ các chi phí để hình thành một sản phẩm nào đó. Cấu thành chi phí của các sản phẩm không giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có một mô hình chung được công nhân, trong đó bao gồm 6 thành phần chính cấu thành chi phí của mỗi sản phẩm, đó là: Chi phí nghiên cứu và phát triển.

Chi phí gián tiếp trong dự toán là gì?

Chi phí gián tiếp là chi phí không liên quan trực tiếp đến một đối tượng chi phí [chẳng hạn như một dự án, cơ sở, chức năng hoặc sản phẩm cụ thể]. Chi phí gián tiếp có thể là cố định hoặc biến. Chi phí gián tiếp bao gồm quản lý, nhân sự và chi phí bảo mật. Đây là những chi phí không liên quan trực tiếp đến sản xuất.

Chủ Đề