Những người trong trại trẻ mồ côi gọi là gì năm 2024

FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH [FTECH CO., LTD]

Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn

Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved

Tháng 5-2020, Bệnh viện Sản - Nhi Đà Nẵng báo về Trung tâm có một em nhỏ 1,5 tháng tuổi bị gia đình bỏ lại, qua khám bệnh tổng quát, cháu không may bị bệnh và không có hậu môn. Ngay lúc đó, cô Nhì nhanh chóng đến bệnh viện và làm thủ tục nhận về Trung tâm, đặt tên và làm giấy khai sinh cho con là Trần Yến Nhi. Vì thể trạng yếu hơn nên Yến Nhi được các mẹ chăm sóc kỹ hơn, con khó khăn trong việc tiêu hóa, bỉm của con cũng phải là loại đặc biệt để phù hợp với thể trạng. Không chỉ nhận chăm sóc, cô Nhì cũng phối hợp bệnh viện kêu gọi các nguồn lực để có thể phẫu thuật tái tạo hậu môn cho con. Yến Nhi đã trải qua đợt phẫu thuật đầu tiên. Chờ con đủ cân nặng và bảo đảm sức khỏe để có thể tiếp tục chiến đấu cho cuộc phẫu thuật tiếp theo.

Đây là một trong nhiều công việc mà “mẹ lớn” Trần Thị Nhì cùng mọi người vẫn làm khi gặp những trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Có những đứa con may mắn sinh ra khỏe mạnh, cũng có những trẻ không may mắc căn bệnh khác nhau đều được đưa về chăm sóc tại đây.

Chị Trần Thị Nhì nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

20 năm trước, chị Nhì đang còn là kế toán và năng nổ tham gia các hoạt động của chi đoàn công ty. Trong một lần chi đoàn tổ chức đến thăm các em đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm, chị Nhì cùng giúp các bảo mẫu chăm sóc, chơi đùa với những đứa trẻ trong lòng chị đầy cảm xúc. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, chị đã quyết định nghỉ việc, nộp đơn vào Trung tâm xin làm việc.

Lúc đó, với cương vị là Phó Giám đốc, chị đã đi vận động các nguồn lực, tìm kiếm những mạnh thường quân để có nguồn kinh phí chăm sóc, nuôi dạy các con và duy trì sự vận hành của Trung tâm. Cùng với chức năng, nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mồ côi, Trung tâm cũng tìm kiếm mái ấm gia đình cho trẻ. Những gia đình trong nước và nước ngoài có nhu cầu nhận con nuôi và bảo đảm cho trẻ có cuộc sống ấm êm đều được Trung tâm giới thiệu, lưu giữ hồ sơ và giữ liên lạc, theo dõi sự phát triển của trẻ.

Thấm thoắt mới như ngày hôm qua, nay Mẹ Nhì đã làm việc ở đây được 20 năm. Trải qua hàng trăm đứa trẻ đến và đi, theo dõi từng đứa con được chăm sóc và lớn lên tại các gia đình nhận nuôi; đau đớn trước những đứa con không may bệnh tật nặng từ khi mới lọt lòng và sớm qua đời.

25 năm qua, từ khi thành lập đến nay đã có 391 cháu được nuôi dưỡng, chăm sóc. Các con đều là trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật mồ côi. Qua thời gian qua, các cháu đã tìm được gia đình mới cho mình trong và ngoài nước, một số cháu đã được gia đình ruột tìm lại và nhận về. Một số trẻ khuyết tật bệnh nặng không may đã qua đời.

Hiện nay, đang có 26 trẻ được được nuôi dưỡng tại ngôi nhà chung ở phường Hòa Hải [quận Ngũ Hành Sơn]. Các con ở đây đều còn rất nhỏ chủ yếu dưới ba tuổi, có bảy trẻ bị bệnh nan y nằm một chỗ và nuôi dưỡng suốt đời. Nguồn lực nuôi dưỡng trẻ chủ yếu dựa vào sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm với chi phí mỗi năm hơn một tỷ đồng. Ngoài ra, Trung tâm còn vận động nguồn kinh phí mua đất tại nghĩa trang làm chỗ an nghỉ, xây mộ cho các cháu đã qua đời, hương khói và cúng giỗ hàng năm.

Ở tuổi 66, chị vẫn còn miệt mài gắn bó, luôn có mặt khi có thông báo có trẻ bị bỏ rơi, đi khắp nơi để tìm kiếm các mạnh thường quân, nguồn hỗ trợ cho các con… “Từ ngày quyết định vào đây làm đến nay, tôi chưa từng nuối tiếc gì, đến đây và ở lại với các con cũng là cái duyên của bản thân. Tôi chỉ mong có thể góp được điều gì đó cho Trung tâm này, tìm được những mái nhà để các con có được cuộc sống tốt đẹp hơn”, Giám đốc Trung tâm Trần Thị Nhì chia sẻ.

Với những nỗ lực và cống hiến của chị trong thời gian qua, năm 2020, chị Trần Thị Nhì vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích trong công tác từ năm 2015 đến 2019.

Trại trẻ mồ côi hay cô nhi viện ở nước ta thường được gọi là nhà tình thương, mái ấm tình thương. Đây là những cơ sở mở ra nhằm thu nhận, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em mồ côi. Các bạn nhỏ có cha mẹ người thân đã mất, bị bỏ rơi hoặc mất nguồn nuôi dưỡng].

Mặc dù nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước và chính quyền địa phương để có đủ điều kiện chăm sóc trẻ mồ côi, song các mái ấm tình thương vẫn thường ở trong trạng thái thiếu thốn về tài chính, đồ dùng và cơ sở vật chất. Nếu bạn có mong muốn ủng hộ hoặc làm từ thiện thì các trại trẻ mồ côi sẽ là điểm đến phù hợp và ý nghĩa.

Dưới đây là danh sách cập nhật năm 2022 gồm địa chỉ và phương thức liên hệ tới 5 trại trẻ mồ côi cần sự ủng hộ từ các tổ chức thiện nguyện.

Công ty BGA tại Việt Nam trao tặng đồ dùng học tập cho các em học sinh tại Trung tâm Bảo trợ xã hội IV Hà Nội

1. TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI IV HÀ NỘI

Trung tâm Bảo trợ xã hội IV Hà Nội là đơn vị trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội với chức năng thu nhận, quản lý, nuôi dưỡng và giáo dục các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội. Các đối tượng được cơ sở tiếp nhận bao gồm: trẻ em mồ côi bị mất nguồn nuôi dưỡng, người lớn và trẻ lang thang xin ăn, tàn tật trong Hà Nội.

  • Địa chỉ
    • Trụ sở chính: Thôn Cầu Bã, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
    • Cở sở 2: Thôn Xuân Khanh, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
  • Liên hệ
    • Điện thoại: 02433863080
    • Email:

Chương trình “Ngày chủ nhật yêu thương tháng 11-2022” tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội 3 Hà Nội

2. TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI III HÀ NỘI

Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội là cơ sở trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội, tiền thân là Trung tâm Nuôi dưỡng người già cô đơn Hà Nội. Sau 30 năm hoạt động, trung tâm đã chăm sóc hơn 1500 trẻ mồ côi mất nguồn nuôi dưỡng và người già cô đơn không nơi nương tựa.

Đã có hơn 500 em nhỏ mồ côi đã lớn lên dưới sự nuôi dưỡng của trung tâm, được gia đình thứ hai nhận nuôi, có việc làm ổn định và hàng năm vẫn luôn về thăm mái nhà tuổi thơ của các em. Hiện nay, trung tâm đang chăm sóc cho tổng cộng 180 người cao tuổi và trẻ em.

  • Địa chỉ
    • Trụ sở chính: Số 3 TDP 3 Miêu Nha, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
    • Cơ sở 2: 43/42 Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
    • Cơ sở 3: 106 Nguyễn Hoàng, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
  • Liên hệ
    • Điện thoại: 02438390187
    • Email:

Lớp tiểu học hè 2022 tại Làng trẻ em Birla Hà Nội

3. LÀNG TRẺ EM BIRLA HÀ NỘI

Được thành lập từ năm 1987, Làng trẻ em Birla Hà Nội là nơi cư trú của rất nhiều trẻ mồ côi ở mọi lứa tuổi. Trong 20 năm kể từ khi thành lập, Làng trẻ em Birla đã nuôi dạy hơn 200 trẻ mồ côi. Hầu hết các em đều mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc mồ côi cha hoặc mẹ [người còn lại ốm đau, tàn tật không có khả năng nuôi con], ở trong độ tuổi từ 2 đến 12 . Ở đây trẻ em được nuôi dạy theo mô hình gia đình: có mẹ, anh, chị, em. Việc đi học đúng độ tuổi của các em vẫn được đảm bảo, có các trung tâm hè để học các kỹ năng chuyên môn và các hoạt động văn hóa và thể thao.

Kinh phí nhà nước cấp cho các hoạt động của Làng trẻ em Birla còn rất ít so với mức sống của xã hội, trẻ em mồ côi ở đây còn thấp còi do suy dinh dưỡng. Khi các em đến tuổi đi học, khó khăn lại nhân đôi do thiếu quần áo, sách vở, đồ dùng học tập.

  • Địa chỉ
    • Số 4 phố Doãn Kế Thiện, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
  • Liên hệ
    • Điện thoại: 02437644790
    • Email:

Buổi học cờ vua của các bạn nhỏ Làng trẻ em SOS Hà Nội cùng các bạn ở CLB Chess the Virgin Rainbow [2022]

4. LÀNG TRẺ EM SOS HÀ NỘI

Làng trẻ em SOS Hà Nội là một trong hai Làng trẻ em SOS đầu tiên được thành lập theo thỏa thuận ký kết giữa Bộ Lao động và Thương binh và Xã hội và Làng trẻ em SOS Quốc tế. Cho đến nay, Làng trẻ em SOS Hà Nội đã có hơn 500 lượt chăm sóc, trợ giúp trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Từ mái ấm này, hơn 300 trẻ em mồ côi đã lớn lên và sống tự lập, 222 em được chăm sóc, đùm bọc dưới bàn tay của mẹ, dì, cán bộ, trưởng thôn.

Làng trẻ em SOS Hà Nội không chỉ chăm lo cho các em học tập tốt mà còn rất coi trọng việc đào tạo, phát huy và phát triển năng khiếu của từng cá nhân. Làng thường xuyên tổ chức các khóa học, câu lạc bộ năng khiếu, tạo điều kiện để trẻ em phát huy năng khiếu và trưởng thành toàn diện. Nhiều em đã đạt giải lớn trong các cuộc thi tài năng như vẽ tranh, cờ vua, cờ tướng …

  • Địa chỉ: Số 2 phố Phạm Thận Duật, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
  • Liên hệ
    • Điện thoại: 0437644837
    • Email:

Lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận Đống Đa [2022]

5. NHÀ NUÔI DƯỠNG TRẺ EM HỮU NGHỊ ĐỐNG ĐA

Trung tâm Trẻ em Hữu nghị Đống Đa thuộc quyền quản lý của Ủy ban Nhân dân quận Đống Đa. Nhà nuôi dưỡng trẻ em Hữu Nghị Đống Đa là mô hình nuôi dạy, quản lý và chăm sóc trẻ mồ côi dưới hình thức trường nội trú. Đối tượng được hỗ trợ là trẻ em từ 5 đến 15 tuổi mồ côi, bị bỏ rơi hoặc không có nguồn nuôi dưỡng, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn quận Đống Đa.

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, còn nhiều khó khăn nhưng trung tâm nỗ lực và cố gắng không ngừng. Trung tâm Trẻ em Hữu nghị Đống Đa đã nuôi dạy và chăm sóc nhiều thế hệ, từ trẻ mồ côi đến những người có ích cho xã hội, cán bộ nhà nước, giáo viên, ca sĩ, nhà thiết kế thời trang… Trung tâm Trẻ em Hữu nghị Đống Đa nuôi dưỡng các em nhỏ về cả thể chất và tinh thần. Sự chăm sóc toàn diện giúp các em mồ côi trở thành những công dân có ích cho gia đình và xã hội.

  • Địa chỉ: 102 Yên Lãng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
  • Liên hệ
    • Điện thoại: 02438532009 – 0903499275
    • Email:
    • Website: //www.huunghidongda.org.vn

Để tối ưu ngân sách và công sức, các doanh nghiệp có thể tìm và phối hợp với các tổ chức thực hiện hoạt động cộng đồng. Volunteer for Education là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm triển khai các dự án tình nguyện tại miền núi phía Bắc, nơi cần nhận nhiều sự hỗ trợ. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ hotline: 0705-081-088

Trại trẻ mồ côi hay còn gọi là gì?

Trại trẻ mồ côi hay cô nhi viện [ở Việt Nam còn được gọi là mái ấm tình thương, mái ấm nhà mở] là những cơ sở nhằm mục đích thu nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ mồ côi [là những trẻ em có cha mẹ đã chết hoặc không có đủ điều kiện, khả năng hay không muốn chăm sóc cho những trẻ này].

Thế nào là mồ côi cả cha lẫn mẹ?

Theo cách tiếp cận này, một đứa trẻ mồ côi mẹ là một đứa trẻ có mẹ đã chết, một đứa trẻ mồ côi cha là một đứa trẻ có cha đã chết, và một đứa trẻ mồ côi kép là một đứa trẻ mất cả cha lẫn mẹ.

Trẻ mồ côi nghĩa là gì?

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì trẻ em mồ côi được định nghĩa như sau: Trẻ em mồ côi là trẻ em mà cả cha mẹ đẻ đã chết hoặc một trong hai người đã chết và người kia không xác định được.

Từ cô nhi có nghĩa là gì?

Danh từ Trẻ mồ côi. Chú ý đến sự nuôi và dạy các cô nhi.

Chủ Đề