Chỉ số bmi thế nào là bình thường năm 2024

Chỉ số BMI rất quen thuộc, được dùng để hỗ trợ xác định tình trạng dinh dưỡng của một người. Các Tổ chức y tế trên thế giới đã đưa ra các giới hạn khác nhau của chỉ số BMI. Vậy BMI bình thường là bao nhiêu?

Trước khi tìm hiểu chỉ số BMI bao nhiêu là chuẩn, chúng ta cần có những kiến thức cơ bản về chỉ số này. BMI hay chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index), một số người gọi tắt là BMI index, được tính thông qua chiều cao và cân nặng, qua đó hỗ trợ xác định tình trạng dinh dưỡng của một người trưởng thành là bình thường, gầy (nhẹ cân) hay ngược lại là thừa cân, béo phì. BMI index không trực tiếp đo lường được lượng chất béo dư thừa trong cơ thể, nhưng thông qua đó chúng ta sẽ có những đánh giá tương đối về tình trạng tích tụ mỡ bất thường. Bên cạnh đó, BMI index còn gợi ý nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa hoặc rất bệnh lý có cơ chế bệnh sinh do nhẹ cân hoặc béo phì. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ số BMI được tính dựa theo công thức vô cùng đơn giản là lấy cân nặng (tính theo kg) chia cho chiều cao (tính theo mét) bình phương. Ví dụ: Một người trưởng thành cao 1.7m và nặng 65kg thì BMI index = 65÷(1.7x1.7) và bằng 22.49 kg/m2.

Chỉ số bmi thế nào là bình thường năm 2024
BMI index không trực tiếp đo lường được lượng chất béo dư thừa trong cơ thể

Do công thức tính có liên quan đến chỉ số cân nặng nên những yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân nặng đều sẽ ảnh hưởng đến BMI index, bao gồm:

  • Bổ sung dư thừa calo: Cơ thể cần calo để duy trì các hoạt động hàng ngày, tuy nhiên thay vì đáp ứng đủ yêu cầu thì nhiều người lại nạp calo quá dư thừa và chúng sẽ chuyển hóa thành chất béo để tích trữ trong cơ thể. Do đó, bổ sung dư thừa calo sẽ là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến thừa cân và béo phì, đồng nghĩa chỉ số BMI tăng cao;
  • Tuổi cao: Cân nặng thường có xu hướng tăng thêm một chút khi tuổi tăng lên;
  • Yếu tố di truyền: BMI index có thể thay đổi ở một số trường hợp mắc các rối loạn di truyền gây béo phì;
  • Quá trình mang thai: Trong thời gian mang thai kỳ, bà bầu sẽ tăng cân và sau khi sinh con cân nặng sẽ quay giới hạn bình thường. Tuy nhiên một số mẹ bỉm sữa không thể giảm cân với chỉ số BMI vượt chuẩn do không kiểm soát được lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày.

2. Chỉ số BMI bình thường là bao nhiêu?

Theo Hiệp hội Đái tháo đường các nước châu Á (IDI & WPRO), BMI Index của người châu Á bình thường trong khoảng 18.5 đến 22.9 (kg/m2), khi BMI dưới 18.5 là nhẹ cân, 23-24.9 là thừa cân và 25 trở lên là béo phì. Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ số BMI dưới 18.5 là nhẹ cân, 18.5-24.9 là giới hạn chuẩn, 25-29.9 là thừa cân và BMI từ 30 trở lên là béo phì. Có thể thấy, thắc mắc BMI bao nhiêu là bình thường có thể hơi khác nhau theo cách phân loại của từng tổ chức y tế trên thế giới. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là BMI Index chỉ đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên và sẽ không chính xác nên không áp dụng cho một số đối tượng đặc biệt như người thân hình cơ bắp (như vận động viên hay người tập thể hình), phụ nữ trong thời gian mang thai, người lớn tuổi và người bệnh mất khối lượng cơ. Riêng với trẻ em từ 5 đến dưới 18 tuổi, cách tính chỉ số BMI còn phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi cụ thể, từ đó so sánh với bảng đánh giá dinh dưỡng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để xác định là bình thường hay bất thường.

Chỉ số bmi thế nào là bình thường năm 2024
BMI Index của người châu Á bình thường trong khoảng 18.5 đến 22.9 (kg/m2)

Theo bác sĩ, BMI Index càng cao đồng nghĩa lượng chất béo tích lũy dư thừa trong cơ thể càng nhiều. Tuy nhiên khi 2 người có cùng chỉ số BMI không đồng nghĩa cơ thể họ có nồng độ chất béo tương tự nhau. Theo bác sĩ, nhiều đối tượng có thể cùng chỉ số BMI nhưng:

  • Cơ thể phụ nữ thường có xu hướng tích lũy nhiều chất béo hơn đàn ông;
  • Chủng tộc và dân tộc khác nhau sẽ có lượng chất béo trong cơ thể khác nhau;
  • Người lớn tuổi nhìn chung có nhiều chất béo tích lũy trong cơ thể hơn người trẻ tuổi;
  • Vận động viên hay người thường xuyên lao động chân tay sẽ có ít chất béo dư thừa trong cơ thể hơn người lười vận động.

BMI Index không phải công cụ được sử dụng để chẩn đoán xác định bệnh lý nhưng BMI giúp cảnh báo gia tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý nguy hiểm, cụ thể như sau:

  • Tình trạng tăng cân khiến chỉ số BMI tăng cao, có thể đủ để xác định là thừa cân hay béo phì và từ đó đưa đến nguy cơ cao mắc một số bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ), bệnh gan, chứng ngưng thở khi ngủ, một số bệnh lý hô hấp, viêm xương khớp, bệnh túi mật và một số bệnh ung thư;
  • Ngược lại, BMI Index thấp cảnh báo cơ thể suy dinh dưỡng nhẹ cân, đặc biệt là thiếu hụt các loại dưỡng chất thiết yếu, các vitamin và chất khoáng và hệ quả là gây ra một số tình trạng như loãng xương, mất xương, suy giảm chức năng miễn dịch, thiếu máu do thiếu sắt hoặc hạ huyết áp.

3. Cách sở hữu BMI chuẩn

Sau khi xác định chỉ số BMI bao nhiêu là chuẩn, vấn đề tiếp theo cần quan tâm là cách để sở hữu BMT trong giới hạn bình thường. Để đạt và duy trì được chỉ số BMI lý tưởng, việc đầu tiên là phải giảm cân với yêu cầu cơ bản là lượng calo tiêu thụ phải nhiều hơn lượng calo nạp vào. Kế hoạch duy trì BMI chuẩn cần thực hiện như sau:

  • Hạn chế ăn các món ăn chứa nhiều đường và chất béo, qua đó hỗ trợ lấy lại thân hình cân đối. Trong quá trình cắt giảm calo và đường nạp vào cơ thể, người bệnh cần chú ý tránh tiêu thụ các loại thức uống có đường, như nước ngọt hay trà ngọt vì chúng chứa rất nhiều đường và giàu năng lượng, kèm theo đó lại thường được tiêu thụ cùng với bữa ăn nên làm cho lượng calo cung cấp cho cơ thể trở nên quá dư thừa;
  • Điều chỉnh lại thói quen ăn uống bằng cách kiểm soát chặt chẽ khẩu phần ăn, hạn chế thói quen ăn quá nhiều một loại thực phẩm và nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày;
  • Tham gia một số bài tập thể dục cường độ vừa phải: Những người giảm cân thành công và có BMI Index lý tưởng đa phần đều có thói quen dành 60-90 phút mỗi ngày và 7 ngày/tuần để tham gia các bài tập vận động với cường độ vừa phải. Lưu ý, chúng ta không cần phải dồn các bài tập để thực hiện cùng một lúc, chẳng hạn chỉ cần tập thể dục 20-40 phút nhưng thực hiện 3 lần mỗi ngày thì vẫn đủ đáp ứng yêu cầu của bác sĩ. Vấn đề quan trọng là bệnh nhân phải duy trì được thói quen vận động đều đặn mỗi ngày hay mỗi tuần, khi duy trì liên tục trong nhiều tháng thì chắc chắn BIM index sẽ được cải thiện;
    Chỉ số bmi thế nào là bình thường năm 2024
    Tập luyện thể dục giúp cải thiện chỉ số bmi index
  • Bên cạnh tập thể dục thể thao thường xuyên, chúng ta còn phải lưu ý duy trì thói quen khám sức khỏe tổng quát định kỳ để phát hiện sớm bất thường hoặc tầm soát nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Thông qua khám tổng quát, bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác chỉ số BMI và các vấn đề sức khỏe đang ở mức độ nào.

Nếu trong trường hợp chỉ số BMI ở mức thừa cân, béo phì thì việc kiểm soát cân nặng và áp dụng các biện pháp giảm cân là cần thiết. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 0334 458 686 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu