Chỉ số thị trường chứng khoán vn index ngày 27/1/2022

Theo nhận định của công ty chứng khoán, thị trường củng cố thêm tín hiệu hồi phục giúp VN-Index lấy lại ngưỡng MA50. Cơ hội đang nghiêng về nhóm cổ phiều VN30 trong đó ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt thị trường.

Thị trường trong nước hồi phục sang phiên thứ hai liên tiếp khi dòng tiền tiếp tục chuyển hướng về nhóm cổ phiếu bluechips. Thanh khoản ở nhóm cổ phiếu ngân hàng đang trong xu hướng tăng và đạt mức cao nhất kể từ đầu năm, tương đương giai đoạn tháng 5/2021.

Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE tăng lên 21.929 tỷ đồng, so với mức 20.475 tỷ đồng ở phiên hôm qua, dòng tiền tiếp tục hướng về nhóm cổ phiếu VN30 trong đó nổi bật là nhóm cổ phiếu "vua".

Đồ thị kỹ thuật VN-Index. [Nguồn: KBSV].

 Dưới đây là nhận định của các công ty chứng khoán ngày 27/1:

Chứng khoán MB [MBS]

Thị trường củng cố thêm tín hiệu hồi phục giúp VN-Index lấy lại ngưỡng MA50. Cơ hội đang nghiêng về nhóm cổ phiều VN30 trong đó ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt thị trường.

Do đó, thị trường sẽ tiếp tục khởi sắc ở những phiên còn trong tuần cuối trước kỳ nghỉ lễ kéo dài. Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt là nhóm ngân hàng nhà nước khi nhóm này đã vượt đỉnh lịch sử khá an toàn.

Chứng khoán KB Việt Nam [KBSV]

VN-Index ghi nhận một phiên tăng điểm nhưng với diễn biến giằng co và xung lực có phần suy yếu về cuối phiên. Vùng cản gần đang gây cản trở cho đà hồi phục của chỉ số với sự hình thành của mẫu nến "spinning".

Mặc dù tín hiệu này cho thấy rủi ro trải qua diễn biến rung lắc trong phiên kế tiếp nhưng khả năng chỉ số sẽ tiếp tục hướng lên vùng cản 1.50x trước khi chịu áp lực điều chỉnh rõ nét hơn.

Vùng hỗ trợ gần quanh 1.455 - 1.465 được kỳ vọng sẽ đóng vai trò điểm đỡ gần cho chỉ số trong chiều hướng điều chỉnh. Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục kê mua trở lại các vị thế ngắn hạn tại các vùng hỗ trợ gần của các mã mục tiêu.

Chứng khoán BIDV [BSC] 

Theo quan điểm phân tích kĩ thuật, VN-Index đã đóng cửa trên đường MA50 cùng sự xuất hiện của mẫu hình nến Bullish Engulfing giúp củng cố niềm tin về điểm cân bằng ở xung quanh vùng MA50, tương đương với ngưỡng 1.480. Đây sẽ là kịch bản khả quan nhất để tích luỹ và giúp VN-Index tiếp tục xu hướng tăng sau kì nghỉ Tết âm lịch sắp tới.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.     

Thu Thảo

[TBTCO] - Thị trường chứng khoán hôm nay [27/5] tiếp tục duy trì sắc xanh, khép lại một tuần tăng tích cực và nối dài chuỗi 2 tuần tăng liên tiếp. Thanh khoản tiếp tục tăng khi VN-Index tiếp tục vượt ngưỡng kỹ thuật; trong khi đó, khối ngoại cũng quay lại mua ròng trong phiên cuối tuần.

Thị trường chứng khoán hôm nay tiếp tục phục hồi tốt cả về điểm số lẫn thanh khoản. Dù có kết thúc trái chiều trên 2 sàn chính, nhưng về cơ bản vẫn tích cực, khi độ rộng nghiêng hẳn về bên mua giúp màu xanh chiếm ưu thế trên các sàn. Tâm lý nhà đầu tư cũng cải thiện rõ rệt hơn khi dòng tiền tăng trong phiên cuối tuần.

Với việc tăng khá ở phiên cuối tuần, thị trường chứng khoán trong nước khép lại một tuần tăng điểm và nối dài chuỗi phục hồi sang tuần thứ 2 liên tiếp.

Dừng lúc đóng cửa phiên giao dịch 27/5, theo số liệu từ MBS, chỉ số VN-Index tăng +16,88 điểm [+1,33%] lên 1.285,45 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên mua, khi toàn sàn HOSE có 308 mã tăng, 129 mã giảm và 63 mã đứng giá. Chỉ số VN30 tăng tốt hơn nhiều với +26,18 điểm [+2%] đạt 1.335,68 điểm. Trong rổ VN30 có tới 29 cổ phiếu tăng, trong khi chỉ có 1 cổ phiếu giảm. Nhóm Midcap và Smallcap tiếp tục phục hồi với mức tăng lần lượt +1,32% và +0,82%.

Các cổ phiếu lớn đã hỗ trợ cho đà tăng của VN-Index phiên này là: FPT [+5,87%], MWG [+5,54%], GAS [+2,23%], VHM [+1,46%], ACB [+4,78%], … đã bù đắp áp lực giảm giá ở các cổ phiếu khác như: DGC [-4,85%], BCM [-1,21%], STB [-0,67%], BCG [-2,57%], BHN [-1,8%], …

Biểu đồ kỹ thuật chỉ số VN-Index. Nguồn: MBS.

Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX và UPCoM đóng cửa trái chiều nhau. Theo đó, chỉ số HNX-Index giảm -2,12 điểm [-0,68%] xuống 311,17 điểm. Toàn sàn HNX có 123 mã tăng, 73 mã giảm và 59 mã đứng giá. Trong khi đó, chỉ số UPCoM-Index tăng +0,34 điểm [0,36%] lên 95,29 điểm. Sàn UPCoM có 211 mã tăng, 138 mã giảm và 116 mã đứng giá.

Thanh khoản toàn thị trường chứng khoán hôm nay cao hơn so với phiên trước. Theo đó, tổng giá trị khớp lệnh trên 3 sàn đạt 17.262 tỷ đồng, tăng 13% so với phiên trước đó. Riêng thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE tăng 16%, lên 15.105 tỷ đồng so với mức 12.991 tỷ đồng ở phiên hôm qua và so với mức bình quân 12.600 tỷ đồng ở tuần trước. Tổng cộng trên HOSE có 578 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công so với mức bình quân 529 triệu cổ phiếu 10 ngày trước đó.

Một yếu tố hỗ trợ tích cực cho phiên giao dịch cuối tuần là hoạt động của khối ngoại. Theo đó, khối này giao dịch tích cực trở lại khi mau vào 44 triệu cổ phiếu, trị giá 1.424 tỷ đồng; trong khi bán ra 38,3 triệu cổ phiếu, trị giá 1.281 tỷ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 5.900 cổ phiếu, trong khi, giá trị mua ròng đạt gần 144 tỷ đồng.

Trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng trở lại 124 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 5,25 triệu cổ phiếu. Trên sàn này, lực mua của khối ngoại tập trung tại các cổ phiếu/chứng chỉ quỹ như FUEVFVND, VNM, VHM, FRT, HPG, … Ở chiều ngược lại, DGC, NKG, SAB, KBC, VRE, … là những cổ phiếu bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong phiên này.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại 17,2 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 534.200 cổ phiếu. Còn sàn UPCoM, khối ngoại mua ròng trở lại 2,8 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 63.400 cổ phiếu.

Như vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại một tuần tăng điểm, nối dài chuỗi 2 tuần tăng liên tiếp, sau 6 tuần giảm rất mạnh trước đó. Nhịp hồi với 7/9 phiên tăng điểm đã giúp VN-Index tăng lại 124 điểm, tương đương với mức tăng khoảng 10,7% kể từ đáy. Trong nhịp phục hồi vừa qua, mặc dù các cổ phiếu vừa và nhỏ chiếm ưu thế về mức tăng, nhưng động lực chính kéo chỉ số là các bluechips. Dù chưa chắc chắn, song thanh khoản tăng trở lại khi thị trường liên tiếp vượt các ngưỡng kỹ thuật, kích thích dòng tiền quay trở lại bắt đáy.

Theo các chuyên gia của MBS, thị trường phục hồi 2 tuần liền đã ngày càng củng cố khả năng tạo đáy ngắn hạn và đã kích thích dòng tiền quay lại bắt đáy. Thanh khoản đang tăng dần cho thấy nhu cầu chốt lời nhưng cũng là tín hiệu cho thấy dòng tiền đã tự tin vào lại thị trường. Các chỉ báo kỹ thuật đang trở nên tích cực giúp nhà đầu tư có thể kỳ vọng thị trường quay lại vùng 1.297 - 1.315 điểm trong tuần tới./.

Bước vào phiên giao dịch sáng nay [27/1], hầu hết nhóm cổ phiếu đều bị phân hóa mạnh. Nhóm trụ ngân hàng sau 2 phiên dẫn dắt thị trường sáng nay đều quay đầu đi xuống do áp lực chốt lời, khiến VN-Index rung lắc mạnh có lúc rơi gần 10 điểm. Tuy nhiên, nhóm này vẫn có lực cầu tích cực nhất trên sàn HOSE.

Trong rổ VN30 tăng giá hỗ trợ tốt nhất cho thị trường là SSI tăng 2,6% lên 43.550 đồng/CP; BVH tăng 2,1% lên 54.100 đồng/CP; VNM tăng 2% lên 81.300 đồng/CP; SAB tăng 1,9% lên 146.500 đồng/CP; VRE tăng 1,8% lên 34.500 đồng/CP; TPB tăng 1,7%, PDR tăng 1,4%...

Ngược lại, các mã gây áp lực lớn lên chỉ số VN-Index là MSN giảm 3,2% xuống 142.300 đồng/CP; VCB giảm 2,4% xuống 92.200 đồng/CP; HPG giảm 2,2% xuống 42.500 đồng/CP.

Các mã ngân hàng gồm TCB, BID, STB, ACB, MBB, CTG giảm từ 1-1,9%. Các mã ngân hàng ở ngoài rổ VN30 là MSB, OCB, SSB giảm từ 1,1-2,4%; chỉ có duy nhất LPB tăng 1% trong nhóm ngân hàng.

Nhóm chứng khoán phiên này có một số mã tăng tích cực, nhưng BSI tăng trần, FTS tăng 5,5%, VND và CTS tăng 4,6%, HCM tăng 3,3%, VIX và VCI tăng trên 2%...

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng có sự phân hóa mạnh. Trong khi, DXG, HAG, GEX, HQC, SCR, PVD, ITA, TCH, TGG, AAA, DCM, FIT tăng nhẹ thì các mã VCG, KBC, LCG, TTF, APH, HBC, DLG, HHV, KSB lùi sâu; thậm chí nhiều mã vẫn nằm giá sàn như CII, DIG, NBB, HAR, FCN, DRH, LDG.

Nhóm cổ phiếu nhà FLC với dù ROS đã thoát giá sàn những vẫn giảm 5,9%, khớp lệnh cao nhất sàn, với hơn 19 triệu đơn vị; còn FLC, AMD, HAI chỉ tăng nhẹ.

Chốt phiên sáng nay, sàn HOSE có 165 mã tăng và 253 mã giảm, VN-Index giảm 4,98 điểm, tương đương giảm 0,34% xuống 1.476,6 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 322,2 triệu đơn vị, giá trị 9.392,2 tỷ đồng, giảm 35% về khối lượng và 33% về giá trị so với phiên sáng hôm qua [26/1].

Các nhóm cổ phiếu bị chốt lời mạnh trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, VN-Index lùi sâu.

Bước vào phiên giao dịch buổi chiều, lực cung giá thấp tiếp tục bị đẩy vào thị trường, có lúc VN-Index mất hơn 12 điểm. Dù cuối phiên có thu hẹp đà giảm nhưng vẫn mất gần 11 điểm.

Các nhóm cổ phiếu vẫn bị chốt lời mạnh. Cụ thể, nhóm VN30 phiên chiều chỉ cón 10 mã tăng và có đến 17 mã giảm.Trong đó, hỗ trợ thị trường đáng kể là VNM tăng 4,3% lên 83.100 đồng/CP; SAB tăng 3,5% lên 148.800 đồng/CP; TPB tăng 2,6% lên 40.200 đồng/CP; SSI tăng 2,2% lên 43.400 đồng/CP; BVH tăng 1,5% lên 53.800 đồng/CP; các mã VRE, VIC, PDR, POW, HDB tăng từ 0,1-0,9%, còn PLX và PNJ đứng giá tham chiếu.

Trong khi đó, nhiều mã lại nới biên độ giảm gây áp lực lên chỉ số như VCB giảm 3,7% xuống 91.000 đồng/CP; MSN giảm 3,4% xuống 142.000 đồng/CP; HPG giảm 3% xuống 42.150 đồng/CP; CTG giảm 2% xuống 36.900 đồng/CP. Các mã GAS, GVR, BID, ACB, TCB, VPB giảm từ 1-1,6%. Nhóm giảm dưới 1% có FPT, KDH, MBB, MWG, NVL, STB, VHM.

Thanh khoản tốt nhất vẫn ở nhóm cổ phiếu ngân hàng với STB khớp 23,69 triệu đơn vị; MBB khớp 17,6 triệu đơn vị; VPB khớp 16,4 triệu đơn vị; CTG khớp 11,7 triệu đơn vị. Ngoài ra còn có HPG khớp 14,7 triệu đơn vị.

Phiên chiều 27/1, nhóm chứng khoán có tăng giá tích cực hơn, nhưng thanh khoản thấp. Trong đó, BSI và FTS tăng lên giá trần. VND và VIX đều tăng 3,3%, VDS tăng 2,8%; HCM tăng 2,9%, CTS tăng 2,3%, FIT tăng 1,2%... Khớp lệnh nhều nhất như VND cũng chỉ hơn 4 triệu đơn vị.

Trong khi đó, nhóm bất động sản [BĐS] – xây dựng nhỏ và vừa tiếp tục phân hóa mạnh. Trong đó, nhóm tăng giá như CRE, DXG, DXS, DTA, HDG, HPX, LGL, VRC … chỉ tăng trên 1%.

Ngược lại, nhóm đứng sắc đỏ khá đông, và nhiều mã lùi sâu, thậm chí đứng giá sàn. Cụ thể, giảm sàn như DIG, DRH, HAR, LDG, NBB, QCG, TIP, VPH, CIG, CII, DPG, DXV, FCN, HID, HU3, LBM, PXI, ROS. Giảm sâu còn có CCL, CCI, CKG, FLC, HQC, IJC, KBC, NLG, NVT, SCR, SGR, SZC, … với mức giá từ gần 2% đến gần 6%; ITC giảm gần mức sàn mất 6,7%. Trong đó, ROS khớp 27 triệu đơn vị; FLC khớp 17,7 triệu đơn vị; DXG khớp 10,1 triệu đơn vị.

Cặp đôi HAG và HNG sau khi tăng nhẹ phiên sáng thì chiều HAG dừng chân tại tham chiếu, còn HNG giảm hơn 1%. Thanh khoản cặp đôi này giảm hẳn so với trước chỉ có 8 và 4 triệu đơn vị lần lượt.

Cặp phân bón hóa chất DPM-DCM cho tín hiệu tích cực tăng lần lượt 3,77% và 2,87%. Nhóm ngành thép ngoài HPG kể trên thì HSG và DTL cùng giảm trên 1% đến gần 2%; còn NKG, POM, VIS chỉ đứng tham chiếu.

Chốt phiên giao dịch chiều, sàn HOSE với 151 mã tăng và 291 mã giảm [trong đó có 22 mã giảm sàn], VN-Index giảm 10,82 điểm, tương đương giảm 0,73% xuống 1.470,76 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 564,59 riệu đơn vị, giá trị 16.774,3 tỷ đồng, giảm mạnh 30,55% về khối lượng và giảm 28,62% về giá trị so với phiên hôm qua.

Sàn HNX phiên hôm nay cũng có diễn biến giống HOSE, khi HNX-Index sáng tăng nhưng chiều giảm điểm. Tuy nhiên, thanh khoản tính theo khối lượng tương đương nhưng giá trị thì tăng.

Các nhóm cổ phiếu đều bị phân hóa mạnh, trong đó rổ HNX30 chỉ 10 mã tăng, 14 mã giảm. Những cổ phiếu tăng không quá cao, nhưng giảm khá mạnh.

Cụ thể, nhóm tăng có NVB tăng mạnh nhất 5% lên 31.500 đồng/CP; NRC tăng 4,1% lên 20.500 đồng/CP; SHS tăng 2,6% lên 39.000 đồng/CP; PVS tăng 1,8% lên 28.900 đồng/CP; MBS tăng 1,9% lên 31.700 đồng/CP; BVS tăng 3,5% lên 35.700 đồng/CP.

Ngược lại, LHC giảm sàn mất 10%; CEO giảm gần mức giá sàn mất 9,5% xuống 62.000 đồng/CP; L14 giảm 6,4% xuống 360.000 đồng/CP; TNG giảm 2,9% xuống 27.200 đồng/CP; DTD giảm 3,6%; IDC giảm 1,8%; VMC, VCS, NDN và NRC giảm 1-1,6%.

Thanh khoản tốt nhóm có CEO khớp 5,7 triệu đơn vị; PVS khớp 5,2 triệu đơn vị; SHS khớp 3,5 triệu đơn vị.

Đóng cửa phiên chiều, với 89 mã tăng [6 mã trần], 136 mã giảm [11 bmã sàn], chỉ số HNX-Index giảm 0,55 điểm, tương đương giảm 0,13% về mức 411,27 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 58,5 triệu đơn vị, giá trị 1.931,1 tỷ đồng, giảm nhẹ về về khối lượng, nhưng tăng 11,8% về giá trị so với phiên hôm qua.

Video liên quan

Chủ Đề