Chỉ số trung bình ngành du lịch năm 2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, trong đó có mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu thứ hạng Năng lực phát triển du lịch và lữ hành [TTDI] của Diễn đàn kinh tế thế giới [WEF] tăng ít nhất 2 bậc.

Làng văn hoá dân tộc Tày xóm Khuổi Ky [xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh] thành lập Ban điều phối và Giám sát phát triển du lịch. Ảnh: TTXVN phát

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam [Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] nêu rõ: Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 02 thể hiện sự quan tâm rất lớn với ngành du lịch và quyết tâm nâng cao năng lực, vị thế của du lịch Việt Nam, đẩy nhanh phục hồi và phát triển du lịch hiệu quả, bền vững.

Năm 2024, đối với Năng lực phát triển du lịch và lữ hành của Diễn đàn kinh tế thế giới phấn đấu nâng xếp hạng Nhóm chỉ số “Mức độ ưu tiên cho du lịch và lữ hành” lên ít nhất 5 bậc; nâng xếp hạng Nhóm chỉ số “Hạ tầng dịch vụ du lịch” lên ít nhất 3 bậc.

Du khách băng qua những cánh đồng lúa để vào điểm leo núi tại xã Yên Thịnh, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN

Để đạt được mục tiêu đề ra, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho rằng việc đầu tiên là cần tiếp tục duy trì, phát huy các chỉ số xếp hạng cao nổi trội của du lịch Việt Nam. Đó là về sức cạnh tranh về giá, tài nguyên tự nhiên, văn hóa, phi giải trí, hạ tầng hàng không, mức độ an toàn, an ninh.

Trong đó, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho rằng cần chú trọng bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên cho du lịch; đẩy mạnh đầu tư cải thiện hạ tầng hàng không đáp ứng yêu cầu thu hút khách. Cùng với đó chúng ta cần có chính sách bình ổn giá cả dịch vụ để kích cầu du lịch.

Toàn ngành thúc đẩy các chỉ số nằm trong nhóm xếp hạng trung bình cao và còn nhiều dư địa tăng trưởng như môi trường kinh doanh, hạ tầng mặt đất và cảng, mức độ sẵn sàng về công nghệ thông tin và truyền thông, nhân lực và thị trường lao động.

Điều quan trọng là nước ta cần tập trung cải thiện những điểm yếu về tính bền vững của môi trường, hạ tầng dịch vụ du lịch, y tế và vệ sinh. Do đó, cần tăng cường hơn nữa việc quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của địa phương, điểm đến trong quản lý chất lượng dịch vụ, bảo đảm vệ sinh, môi trường để tạo ấn tượng tốt cho du khách. Đặc biệt, để nâng cao năng lực cạnh tranh, cần tiếp tục tạo đột phá cho chỉ số “Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch”, đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đại diện Ban Quản lý Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng tư vấn các hộ dân xây dựng điểm trải nghiệm nghề làm giấy bản Quốc Dân, huyện Quảng Hòa. Ảnh: TTXVN phát

Ngành du lịch kiến nghị cần tiếp tục ban hành các chính sách tạo thuận lợi hơn nữa cho du lịch. Trong đó có thành lập văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài; đổi mới cơ chế hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch để thực sự tạo thuận lợi cho hoạt động xúc tiến, quảng bá. Cùng với đó, nước ta cần tiếp tục mở rộng diện miễn thị thực đơn phương, cải thiện thời gian, quy trình thủ tục xuất nhập cảnh...

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam: Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới cho thấy, trong 12 năm [từ 2007-2019], chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch nước ta đã được cải thiện đáng kể, tăng 24 bậc từ hạng 87 lên hạng 63 toàn cầu. Đáng chú ý, giai đoạn 2015-2019 với sự phát triển đột phá, chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ hạng 75 lên 63.

Khách du lịch trải nghiệm tour đạp xe trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ảnh: TTXVN

Từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên đánh giá về năng lực cạnh tranh tập trung vào yếu tố bền vững, nâng cao sức chống chịu trước khủng hoảng. Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch đã được thay thế bằng Chỉ số năng lực phát triển du lịch vào năm 2021 với 17 trụ cột và 112 chỉ số thành phần, được phân theo 5 nhóm.

Theo cách đánh giá mới, Chỉ số năng lực phát triển du lịch Việt Nam năm 2019 xếp hạng 60 và năm 2021 xếp hạng 52, tăng 8 bậc. Đây là mức tăng cao thứ 3 thế giới, phản ánh nỗ lực vượt bậc, thành công của du lịch Việt Nam trong ứng phó với đại dịch và phục hồi, tái thiết.

Tuy nhiên, một số chỉ số trong Năng lực phát triển du lịch và lữ hành của Việt Nam xếp hạng thấp. Cụ thể, bốn chỉ số trụ cột xếp hạng thấp nhất của Việt Nam là: Y tế và vệ sinh [hạng 73]; Hạ tầng dịch vụ du lịch [hạng 86]; Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch [hạng 87]; Sự bền vững về môi trường [hạng 94]...

Ngành du lịch Việt Nam hiện nay là một trong những ngành thu hút được lượng vốn không nhỏ từ không chỉ nhà đầu tư trong nước mà nhà đầu tư nước ngoài. Kể từ khi các nước trên thế giới mở cửa trở lại, cùng với các hoạt động phát triển kinh tế và phát triển du lịch đã thu hút sự quan tâm của du khách nước ngoài, theo đó các mã cổ phiếu của những công ty du lịch có chiều hướng tăng trưởng tốt. Vậy những mã chứng khoán ngành du lịch có những mã nào tiêu biểu, đáng chú ý và những mã nào đáng quan tâm trong năm 2023, cũng như có những tiềm năng và rủi ro gì khi đầu tư vào cổ phiếu thuộc nhóm ngành du lịch, hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Tổng hợp các mã chứng khoán ngành du lịch

Dưới đây là danh sách các mã chứng khoán thuộc nhóm ngành du lịch được tổng hợp theo từng sàn giao dịch, bao gồm: sàn HOSE, sàn HNX và sàn Upcom.

Các mã cổ phiếu ngành du lịch trên sàn HOSE

Mã DAH - Công ty Cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á

Mã DSN - Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen

Mã HOT - Công ty Cổ phần Du lịch - Dịch vụ Hội An

Mã HVN - Tổng Công ty Hàng không Việt Nam Vietnam Airlines

Mã RIC - Công ty Cổ phần Quốc tế Hoàng Gia

Mã TCT - Công ty Cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh

Mã SCS - Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn

Mã SKG - Công ty Cổ phần Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang

Mã VJC - Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet

Mã VNG - Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công

Mã VNS - Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam

\=> Tối ưu hoá lợi nhuận trong giao dịch cùng giải pháp Tư Vấn & Khuyến Nghị của Take Profit - Đón đầu những cơ hội tốt nhất với tính an toàn cao trên thị trường. Đăng ký ngay tại: //takeprofit.vn/tu-van-khuyen-nghi

Các mã cổ phiếu ngành du lịch trên sàn HNX

Mã ATS - Công ty Cổ phần Suất ăn công nghiệp Atesco

Mã CTC - Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên

Mã HHG - Công ty Cổ phần Hoàng Hà

Mã KLF - Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS

Mã MAS - Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng

Mã PDC - Công ty Cổ phần Du lịch Dầu khí Phương Đông

Mã PGT - Công ty Cổ phần PGT Holdings

Mã SGH - Công ty Cổ phần Khách sạn Sài Gòn

Mã TTT - Công ty Cổ phần Du lịch - Thương mại Tây Ninh

Các mã cổ phiếu ngành du lịch trên sàn Upcom

Mã BCV – Công ty Cổ phần Du lịch & Thương mại Bằng Giang Cao Bằng

Mã BLN – Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Liên Ninh

Mã BSG – Công ty Cổ phần Xe khách Sài Gòn

Mã BTV – Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Bến Thành

Mã CXH – Công ty Cổ phần Xe khách Hà Nội

Mã DAR – Công ty Cổ phần Xe lửa Dĩ An

Mã DBH – Công ty Cổ phần Đường bộ Hải Phòng

Mã DLD – Công ty Cổ phần Du lịch Đắk Lắk

Mã DLT – Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại – VINACOMIN

Mã DNT – Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai

Mã DSP – Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Phú Thọ

Mã DTI – Công ty Cổ phần Đầu tư Đức Trung

Mã DXL – Công ty Cổ phần Du lịch và Xuất nhập khẩu Lạng Sơn

Mã GTT – Công ty Cổ phần Thuận Thảo

Mã HES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hà Nội

Mã HNT – Công ty Cổ phần Xe điện Hà Nội

Mã HRT – Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội

Mã KTC – Công ty Cổ phần Thương mại Kiên Giang

Mã MTC – Công ty Cổ phần Dịch vụ du lịch Mỹ Trà

Mã Newway – Công ty Cổ phần Vận tải Newway

Mã ONW – Công ty Cổ phần Dịch vụ Một Thế Giới

Mã SHX – Công ty Cổ phần Sài Gòn Hỏa xa

Mã SRT – Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn

Mã STT – Công ty Cổ phần Vận chuyển Sài Gòn Tourist

Mã TPS – Công ty Cổ phần Bến bãi vận tải Sài Gòn

Mã TR1 – Công ty Cổ phần Vận tải 1 Traco

Mã TSD – Công ty Cổ phần Du lịch Trường Sơn Coecco

Mã TSJ – Công ty Cổ phần Du lịch Dịch vụ Hà Nội

Mã VIR – Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Vũng Tàu

Mã VTD – Công ty Cổ phần Du lịch Vietourist

Mã VTG – Công ty Cổ phần Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Mã VTM – Công ty Cổ phần Vận Tải và đưa đón thợ mỏ – Vinacomin

Mã VTR – Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam – Vietravel

\=> Đăng ký sử dụng ngay Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư toàn diện có đầy đủ công cụ đánh giá Toàn Cảnh Thị Trường, Phân Tích Vĩ Mô, Phân Tích Ngành, Phân Tích Cổ Phiếu và Gợi Ý Cơ Hội Đầu Tư. Đăng ký trực tiếp tại đường Link: //takeprofit.vn/cong-cu-ho-tro-dau-tu

Top mã chứng khoán ngành du lịch tốt nhất nên tham khảo 2023

Trong rất nhiều lựa chọn đầu tư cổ phiếu ngành du lịch trên thị trường, chúng tôi có đưa ra gợi ý về những mã cổ phiếu tốt thuộc nhóm ngành du lịch, để nhà đầu tư tham khảo thêm thông tin. Đặc biệt chú ý đến cổ phiếu hàng không, đây là những doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã phải chịu những ảnh hưởng rất lớn, liệu rằng trong năm tới sẽ tươi sáng hơn không?

Cổ phiếu của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam [Mã HVN] - HOSE

  • HVN là một doanh nghiệp nhà nước, là thương hiệu dịch vụ vận tải hàng không quốc gia. Những chuyến bay có sự quan trọng của quốc gia đều do hãng hàng không này đảm nhiệm, do đó HVN sở hữu giá trị thương hiệu rất lớn trong ngành.
  • Tuy nhiên trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, HVN đã gặp rất nhiều khó khăn khi lượng khách trở nên ít đi rất nhiều và phải thực hiện nghĩa vụ quốc gia bằng những chuyến bay giải cứu.
  • Cơ cấu nguồn vốn của HVN tương đối nguy hiểm khi tỷ lệ nợ/TTS đã lên đến hơn 50% trong Q3/2022. Lợi nhuận sau thuế âm liên tục từ giai đoạn dịch bệnh cho đến thời điểm hiện tại cho thấy một tình hình tài chính rất kém của HVN.
  • Với việc Trung Quốc mở cửa cũng là một điểm sáng cho ngành hàng không nói chung và HVN nói riêng, do đó điều này có thể sẽ giúp doanh nghiệp thoát được cảnh khó khăn như hiện nay

Cổ phiếu của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet [Mã VJC] - HOSE

  • VJC là mã cổ phiếu luôn nằm trong top các mã chứng khoán của ngành du lịch có vốn hóa lớn nhất cũng như khối lượng giao dịch nhiều nhất.
  • Cơ cấu nguồn vốn của VJC tương đối lành mạnh so với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cần nhiều vốn như ngành hàng không. Tỷ lệ nợ/TTS duy trì ở dưới mức 30% trong thời gian dài và chỉ có duy nhất Q1/2022 là vượt quá tỷ lệ này. Lợi nhuận sau thuế vẫn duy trì ở mức thấp mặc dù chưa đến mức âm
  • Tương tự như HVN, việc Trung Quốc mở cửa cũng tác động tương đối tích cực đến triển vọng của VJC. Do đó đây có thể là một luận điểm rất mạnh để củng cố cho việc để VJC trong danh mục đầu tư trong năm 2023 này.

Có nên đầu tư mã chứng khoán ngành du lịch không?

  • Trung Quốc mở cửa sẽ là một điểm sáng hỗ trợ rất tích cực đến ngành du lịch khi lượng du khách từ Trung Quốc trên tổng lượng du khách sang Việt Nam trong những năm trước chiếm 1 tỷ trọng rất lớn, lên đến hơn 30%. Do đó việc Trung Quốc mở cửa sẽ thúc đẩy du lịch bị dồn nén trong thời gian vừa qua của người dân Trung Quốc và sẽ hỗ trợ tốt cho ngành du lịch.
  • Tuy nhiên lạm phát và suy thoái tại các quốc gia lớn trên thế giới sẽ khiến nhu cầu đi du lịch của người dân tại những nước đó suy giảm, do đó đây cũng là rủi ro lớn trong bối cảnh hiện tại.

Như vậy, trên đây chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ đến nhà đầu tư danh sách cổ phiếu ngành du lịch cũng như những gợi ý mã cổ phiếu có triển vọng mà bạn nên lưu ý. Nếu bạn có bất cứ quan điểm gì cần trao đổi về những mã chứng khoán ngành du lịch này thì có thể để lại bình luận dưới bài viết hoặc chia sẻ cho mọi người cũng thảo luận. Ngoài ra, bạn có thể tìm đọc các bài viết chia sẻ kiến thức chứng khoán hữu ích khác tại website của chúng tôi. Chúc các nhà đầu tư luôn có những giao dịch hiệu quả và thành công!

Chủ Đề