Chiến lược thâm nhập thị trường của FPT Telecom

Trong nỗ lực vượt biển, mở rộng thị trường ra nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện bản lĩnh và giành được nhiều thành công. Bên cạnh FPT vừa gây tiếng vang với dự án 33,6 triệu USD tại Bangladesh, Viettel, VNPT, hay Mobifone… cũng đã khai phá thành công nhiều miền đất mới. Trong quá trình khai phá ấy, bên cạnh nghệ thuật thương thuyết, doanh nghiệp còn phải dựa vào mối quan hệ làm ăn kinh doanh trong nước, mối quan hệ với chính phủ các nước.

Chiến lược thâm nhập thị trường của FPT Telecom

Đối tác đồng hành

Để giành được hợp đồng công nghệ thông tin hình thức chìa khóa trao tay lớn nhất từ trước đến nay của Bangladesh, Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS), thuộc Tập đoàn FPT, đã phải vượt qua hai giai đoạn đấu thầu căng thẳng, cạnh tranh với 5 nhà thầu quốc tế đến từ Anh, Pháp, Canada, Trung Quốc và Luxembourg.

Chiến lược thâm nhập thị trường của FPT Telecom
Hợp đồng này trị giá 33,6 triệu USD với nội dung triển khai hệ thống ứng dụng quản lý thuế VAT.

Trước đó, FPT từng thắng thầu hơn 10 hợp đồng quốc tế lớn và có mặt tại Philippines, Lào, Campuchia, Myanmar… Bí quyết nào đã giúp FPT giành thắng lợi trong đấu thầu tại thị trường nước ngoài?

Đầu tiên, FPT IS được SAP đứng ra giới thiệu khi đấu thầu tại Bangladesh.

Nhờ vậy, sau khi thắng thầu Hệ thống Quản lý thuế trực thu cho Cơ quan Thuế Bangladesh (BITAX) vào năm 2014, FPT IS tiếp tục đấu thầu thành công gói thầu cho Hệ thống thuế VAT vừa qua.

Mối quan hệ đối tác “thân thiết“ giữa SAP và FPT IS được hình thành từ khi hai bên triển khai thành công hệ thống cho ngành thuế Việt Nam.

Được SAP giới thiệu là một lợi thế nhưng không phải là tất cả. Để thành công tại Bangladesh, FPT phải thuyết phục khách hàng thông qua bằng chứng kinh nghiệm triển khai dự án lớn tại Việt Nam và đồng thời nghiên cứu nghiệp vụ của ngành thuế Bangladesh, so sánh với nghiệp vụ chuẩn của thế giới và Việt Nam.

FPT còn phải làm việc với nhiều nhà thầu địa phương có kinh nghiệm, tìm hiểu cả về quy trình, thói quen của cán bộ thuế, đơn vị và người nộp thuế.

Các lĩnh vực thế mạnh của FPT trong tài chính công, ERP, ngân hàng tài chính, viễn thông, hay an sinh xã hội, điện, nước, ga… đều có cơ hội tại thị trường Bangladesh, Chủ tịch FPT IS Đỗ Cao Bảo từng chia sẻ trên báo chí.

Doanh thu từ nước ngoài của FPT trong 8 tháng đầu năm nay tăng trưởng 46% so với cùng kỳ, đạt 2.928 tỉ đồng (135 triệu USD).

Bởi lẽ, Bangladesh là một quốc gia đang phát triển, quy mô dân số 150 triệu dân, với nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin đang ngày càng tăng mạnh và được Chính phủ quan tâm. Hệ thống thuế, thẻ công dân, hải quan, điện, nước, gas… tại đây chỉ mới bắt đầu hình thành.

Tăng trung bình 30%/năm từ năm 2011, doanh thu từ nước ngoài của FPT trong 8 tháng đầu năm nay tăng trưởng 46% so với cùng kỳ, đạt 2.928 tỉ đồng (135 triệu USD).

Dự kiến năm 2015, con số này vượt mốc 200 triệu USD và hướng đến 1 tỷ USD vào năm 2020. FPT IS đang khá thành công tại các quốc gia đang phát triển như Bangladesh, Campuchia hay Myanmar.

Mới đây, FPT IS đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên được cấp phép triển khai hạ tầng viễn thông tại Myanmar.

“Với những thành công hiện tại, từ nay đến năm 2016, ngoài Bangladesh, chúng tôi xúc tiến các dự án tại Philippines, Campuchia, Lào, Myanmar, Ghana, Senegal, Pakistan, Nepal, Sri Lanka và Ấn Độ, “cường quốc” công nghệ thông tin của châu Á”, đại diện FPT cho biết.

Tại Philippines, khách hàng cực kỳ hạn chế việc tiếp xúc với nhà thầu bởi luật pháp ở đây được xây dựng khá chặt chẽ, dựa theo luật pháp của Mỹ.

Do vậy, bên cạnh cử đội ngũ thường trực tại Philippines để tìm hiểu văn hóa, con người, các lãnh đạo cũng phải thường xuyên đến đây để xây dựng mối quan hệ, đa dạng kênh tiếp cận khách hàng.

Tại Myanmar, FPT từng phải mất 3 năm mới ký được hợp đồng vì quá trình trao đổi, cân nhắc kéo khá dài thời gian và nhiều phát sinh.

Chiến lược thâm nhập thị trường của FPT Telecom

Đấu thầu hay M&A?

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 4.2015, Việt Nam đã có 962 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư lên đến 20 tỷ USD. Nổi bật nhất vẫn là nhóm các công ty công nghệ.

Mỗi doanh nghiệp có lợi thế và hướng đi riêng nhưng chủ yếu vẫn thông qua hình thức đấu thầu và M&A.

Ngoài những dự án tham gia đấu thầu thì vào giữa năm ngoái, FPT đã thâm nhập thị trường châu Âu thông qua mua lại 100% vốn của Công ty RWE IT Slovakia và đổi tên thành FPT Slovakia.

Lãnh đạo FPT cho biết, FPT Slovakia sẽ hướng đến thị trường Mỹ, Singapore, Nhật chứ không chỉ thị trường Đức, châu Âu.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Hùng – Tổng Giám đốc Viettel, trên báo chí, tính đến tháng 5 vừa qua, đầu tư từ thị trường nước ngoài đã mang về 278 triệu USD lợi nhuận.

Dự kiến, đến hết năm 2015, 80% trong tổng số trên 600 triệu USD mà Viettel đã đầu tư ra nước ngoài sẽ được thu hồi.

Sau thành công tại Campuchia, Peru, Cameroon…, Viettel vừa mở thêm thị trường Tanzania, Burundi và cho biết, mạng Lumitel tại Burundi đạt một triệu thuê bao, 10% dân số của quốc gia châu Phi này, chỉ sau 4 tháng khai trương.

Chiến thuật của Viettel là đầu tư cơ sở hạ tầng hoặc mua lại hạ tầng để đầu tư khai thác dịch vụ. Tại Campuchia, sau khi Viettel đầu tư thành công mạng di động Metfone, tháng 3 vừa qua, Metfone đã mua lại cơ sở hạ tầng của Beeline.

Dự kiến, đến hết năm 2015, 80% trong tổng số trên 600 triệu USD mà Viettel đã đầu tư ra nước ngoài sẽ được thu hồi.

Điều này vừa giúp xóa sổ một thương hiệu vừa tận dụng được hệ thống hạ tầng, tần số viễn thông, trạm phát sóng sẵn có của Beeline tại Campuchia.

Khi đầu tư tại nước ngoài, Viettel chỉ đầu tư dưới 50% bằng nguồn vốn trong nước, còn lại đi vay ngân hàng tại quốc gia đó và nợ tiền các nhà cung cấp thiết bị. Sau khi có lợi nhuận, Công ty sẽ khấu hao, trừ nợ dần.

Cùng ngành viễn thông, VNPT, MobiFone cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở một số thị trường nước ngoài. Cụ thể, VNPT đang hợp tác và đầu tư vào nhiều dự án tại Myanmar, Campuchia, Lào, Cuba về phát triển các dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin.

Các dịch vụ điện thoại quốc tế, thuê mua dung lượng internet quốc tế, kinh doanh, bán hàng dịch vụ phi thoại tại Campuchia, Lào, Myanmar… đã mang lại doanh thu khá cao cho VNPT-I trong năm 2014.

Để giành cơ hội đầu tư và trụ vững tại thị trường mới, ngoài năng lực, các doanh nghiệp còn phải có mối quan hệ tốt với chính phủ nước sở tại.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực “vượt biển”, khám phá vùng đất mới tại châu Á, châu Phi, châu Mỹ… với tràn trề hy vọng gặt hái quả ngọt trong vài năm tới.

Thanh Hương / Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Chiến lược thâm nhập thị trường của FPT Telecom

Download Đề tài Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ miễn phí Marketing đã từ lâu trở thành một ngành không thể thiếu được trong nền kinh tế quốc dân và rất cần thiết cho các doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên thế giới, hầu hết các doanh nghiệp từ quy mô lớn như các Công ty đa quốc gia đến các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đều tổ chức bộ phận Marketing đảm nhiệm các hoạt động nghiên cứu thị trường và chiến lược thâm nhập thị trường, bảo đảm đầu vào và tiêu thụ ra cho sản phẩm của doanh nghiệp… Đối với nền kinh tế Việt Nam từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều đòi hỏi phải thực thi các hoạt động liên quan đến Marketing.Điều đó đã minh chứng rằng Marketing là công cụ quan trọng nhất của doanh nghiệp, là chìa khoá vàng giúp các doanh nghiệp giải quyết mọi vấn đề. Với các hệ thống chính sách hiệu quả marketing không chỉ giúp cho các nhà sản xuất; kinh doanh lựa chọn đúng phương án đầu tư, tận dụng triệt để thời cơ kinh doanh mà còn giúp họ xây dựng chiến lược cạnh tranh. Sử dụng các vũ khí cạnh tranh có hiệu quả nhất nhằm nâng cao uy tín, chinh phục khách hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh thị trường.Ai cũng biết Cần Thơ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa…của khu vực ĐBSCL, với tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng tăng cao với quy mô lớn, nhỏ đa dạng các ngành nghề kinh tế. Để làm được đều đó các doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ cũng như các trung tâm thành phố khác luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cũng như sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Do đó một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao tổ chức các hoạt động Marketing để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Bởi nếu không làm tốt các hoạt động Marketing thì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Vì thế để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải tiến hành huy động mọi nguồn lực, phải biết điều hành tổng hợp mọi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu đã định sẵn. Thông qua chiến lược Marketing, doanh nghiệp có thể phát huy hết nội lực hướng vào những cơ hội hấp dẫn trên thị trường và vì thế sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình mở cửa và tự do hóa nền kinh tế. Vai trò của chiến lược Marketing nói chung đã không còn mới mẻ nữa nhưng thực hiện các hoạt động chiến lược đó như thế nào để có hiệu quả nhất lại là mối trăn trở quan tâm của các nhà quản trị kinh doanh.Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu và hoạch định marketing ở doanh nghiệp, trong thời gian thực tập ở Công ty FPT TelecPhần mềm Cần Thơ tui đã quyết định chọn đề tài “ Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ” làm chuyên đề tốt nghiệp.1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty Viễn thông FPT Cần Thơ. Qua đó đề xuất một số giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược Marketing. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích môi trường Marketing của Công ty FPT Telecom Cần Thơ. - Hoạch định chiến lược Marketing dịch vụ Internet cáp quang của Công ty FPT Telecom Cần Thơ. - Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược Marketing.1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố trong môi trường Marketing ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động Marketing của FPT Telecom Cần Thơ ? Đâu là điểm mạnh, điểm yếu, cở hội và nguy cơ đối với Công ty? - Chiến lược Marketing được đề xuất như thế nào sau khi đã phân tích môi trường Marketing của FPT Telecom Cần Thơ? - Giải pháp nào hỗ trợ thực hiện chiến lược Marketing?1.4 Phương pháp nghiên cứu1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu1.4.1.1 Số liệu thứ cấpCác số liệu thứ cấp được tổng hợp thông qua các bản kế toán, báo cáo tài chính, tham khảo các tài liệu liên quan trên internet, sách, báo, tạp chí, cục thống kê.1.4.1.2 Số liệu sơ cấp Các số liệu sơ cấp được thu thập trong quá trình thưc tập tại Công ty bằng cách quan sát thực tế, phỏng vấn ban lãnh đạo, công nhân viên. Tiếp theo, tác giả lập bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia để thiết lập ma trận IFE, cạnh tranh và EFE. Thảo luận nhóm để xác định số điểm hấp dẫn (AS) trong ma trận QSPM.1.4.2 Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chuyên gia.- Phương pháp phân tích ma trận SWOT: là kỹ thuật để phân tích và xử lý kết quả nghiên cứu của môi trường hoạt động bằng cách kết hợp các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, từ đó đề ra chiến lược một cách khoa học.- Phương pháp phân tích ma trận đánh giá nội bộ (IFE): đánh giá những mặt mạnh và yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, và nó cũng cung cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.- Phương pháp phân tích ma trận hình anh cạnh tranh: so sánh giữa doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành, qua đó giúp nhà quản trị chiến lược nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cùng những điểm mạnh, điểm yếu của cácđối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và các điểm yếu mà doanh nghiệp cần khắc phục.- Phân tích ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE): cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị, chính phủ, luật pháp, công nghệ và cạnh tranh.- Phân tích ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM): dùng để định lượng lại các thông tin đã được phân tích ở các giai đoạn đầu từ đó cho phép nhà quản trị lựa chọn được chiến lược tối ưu.1.5 Đối tượng nghiên cứuNghiên cứu lĩnh vực Viễn thông cung cấp dịch vụ Internet cáp quang.1.6 Phạm vi nghiên cứu1.6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứuCông ty FPT Telecom Cần Thơ kinh doanh nhiều dịch vụ như : Internet băng rộng (ADSL), Internet cáp quang (FTTH); Truyền hình Internet (iTV); Điện thoại cố định (iVoice); Kênh thuê riêng….Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian cho nên trong đề tài này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu dịch vụ Internet cáp quang (FTTH).1.6.2 Giới hạn vùng nghiên cứuGiới hạn vùng nghiên cứu của đề tài áp dụng trên địa bàn Tp Cần Thơ.1.6.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu- Số liệu thu thập của đề tài từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011. - Thời gian thực hiện đề tài từ 17/12/2010 đến 20/04/2011.1.7 Kết quả mong đợiQua nghiên cứu, đề tài đánh giá được thực trạng hoạt động Marketing của Công ty FPT Tlelecom Cần Thơ, đưa ra những ưu điểm cũng như những mặt còn tồn đọng trong công tác Marketing. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động Marketing của đơn vị.

Xem link download tại Blog Kết nối!