Chiến thắng sông Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Trận Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam vì nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam. Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm [179 TCN - 938] mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó. Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế chế lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục bắc Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu [Đài Loan], Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" [theo Đường thư]. Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - xứng đáng với danh hiệu là "vị tổ trung hưng" của dân tộc như Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo. Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê. tóm lại

"Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" [Việt sử tiêu án].

Bài 2 trang 23 SGK Lịch sử 4: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo [Năm 938]. Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ ?

Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ ?

Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

Câu hỏi: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa gì?

A. Đánh tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán

B. Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

C. Để lại những nghệ thuật quân sự quý báu cho các cuộc đấu tranh sau

D. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ, lâu dài

Đáp án D.

Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938:

– Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

– Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.

– Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

– Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ, đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.

[SGK Lịch sử 10 trang 85, 86].

Câu 2: Trang 23 – sgk lịch sử 4

Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ ?


Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.


Từ khóa tìm kiếm Google: Chiến thắng Bạch Đằng, ý nghĩa chiến thắng bạch đằng, thắng lợi của chiến thắng bạch đằng, giải câu 2 bài 5 lịch sử 4.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa gì?

A. Đánh tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán

B. Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

C. Để lại những nghệ thuật quân sự quý báu cho các cuộc đấu tranh sau

D. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ, lâu dài

Đáp án đúng D.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa kết thúc hon 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán, thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.

Giải thích lý do chọn đáp án D:

Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Được tin đó, Ngô Quyền liền kéo quân ra Bắc => Mục đích trị tội Kiều công tiễn, bảo vẹ nền tự chủ.

Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Hán. Năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

Ngô Quyền vào thành Đại La [Tống Bình] bắt giết Kiều công Tiễn, khân trương chuẩn bị chống xâm lược, chủ động đón đánh quân Nam Hán. Ngô Quyền bố trí trận địa: Xây dựng cửa sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm.

Cuối năm 938 đoàn thuyền chiến của quân Nam Hán do Lưu Hoành Tháo chỉ huy kéo vào bờ biển nước ta. Lúc này thuỷ triều đang dâng cao. Ngô Quyền cho quân đánh nhẹ nhử quân Nam Hán tiến sâu vào bãi cọc ngầm ma không biết.

Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán kháng cự không nổi chạy ra biển

Quân Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc vỡ tan tành Hoằng Tháo bị giết tại trận. Vua Nam Hán, được tin bại trận hốt hoảng rút quân về nước.

Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.

Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938:

– Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

– Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.

– Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

– Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ, đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.

Video liên quan

Chủ Đề