Nguyên tắc rice nghĩa là gì trong điều trị, xử lý chấn thương?

28Nguyên lý cơ bản để điều trị hầu hết các chấn thương thể thao đó là “RICE”, viết tắt các chữ sau: Rest; Ice; Compression; Elevation.

Cách bấm huyệt chữa chảy máu mũi do chấn thương

Chấn thương bàn chân và cách xử lý trong võ thuật [P2]

Điều trị bằng phương pháp RICE được tiến hành ngay sau khi bị chấn thương. Phương pháp28 này nếu được sử dụng ngay trong khoảng 10 – 20 phút đầu sau chấn thương có thể rút ngắn được thời gian điều trị được vài ngày hoặc vài tuần và nhanh chóng cho VĐV trở lại tập luyện và thi đấu. Khi bị chấn thương, thực hiện phương pháp “RICE” ngay, gồm 4 bước:

R – Rest: nghỉ chơi ngay lập tức sau khi chấn thương, có thể bất động tạm thời chi bị chấn thương từ 24 – 72 giờ với nẹp.

I – Ice: Chườm lạnh giúp giảm chảy máu, giảm sưng, giảm đau, giảm viêm, thời gian từ 10-15 phút, không nên chườm quá lâu có thể gây phỏng lạnh, có thể phối hợp với băng ép

Cách làm: đá nhuyễn hoặc nước đá trong túi nylon, bọc khăn vải ướt bên ngoài, chườm lên vùng tổn thương.

“Ice massage” là hình thức phối hợp giữa chườm lạnh và băng ép.

Chườm lạnh được thực hiện trong 24-72 giờ đầu sau chấn thương, thời gian chườm là 10-15 phút, rồi nghỉ 30-45 phút, có thể lặp lại nhiều lần trong ngày.

– Đối với những chấn thương nhỏ thì đau, sưng sẽ giảm rất nhanh.

– Đối với chấn thương trung bình đau, sưng sẽ giảm sau 24 giờ.

– Đối với chấn thương nặng thường đau và sưng sẽ giảm sau 72 giờ [cần phải có điều trị chuyên sâu sau đó].

– Thời gian chườm lạnh còn phụ thuộc vào vị trí tổn thương và cơ thể mỗi người [mập, ốm]

C – Compression: băng ép với mục đích làm giảm giảm sưng có thể thực hiện cùng lúc với chườm lạnh hoặc khi không có chườm lạnh.

Cách làm: sử dụng băng thun quấn từ dưới vùng bị tổn thương khoảng 5 – 10 cm quấn lên trên vùng tổn thương và qua khỏi vùng tổn thương

Chú ý: Những vòng đầu quấn hơi chặt sau đó lỏng dần.

Sau quấn phải kiểm tra xem có có chèn ép mạch máu thần kinh [quấn quá chặt]

E – Elevation: Kê cao chi chấn thương giúp máu trở về tim tốt hơn, làm giảm sưng và viêm, đặc biệt đối với chi dưới, có thể nằm kê cao chân 10 – 15cm trong 24 – 72 giờ đầu.

Chú ý: Trong  48 giờ đầu không được chườm nóng, xoa bóp các loại dầu nóng, kéo nắn chi hay vùng bị tổn thương vì dễ làm tổn thương dập – rách – đứt – tăng lên, chảy máu và sưng nề nhiều hơn, hiện tượng viêm tăng lên và kéo dài làm mô bị tổn thương lâu lành hoặc lành với sẹo xấu. Đặc biệt đối với dây chằng, việc xoa bóp với các loại dầu có thể kích thích hình thành các mô sợi [Fibro] thế cho các sợi collagen dẫn đến giảm tính đàn hồi, chắc của dây chằng, sau khi lành dây chằng trở nên yếu và dễ bị tổn thương lại.

– Có thể dùng thuốc giảm đau thông thường để trợ giúp

– Nếu sau 24 – 72 giờ tổn thương không giảm nhiều, hoặc tổn thương ban đầu trầm trọng cần thiết phải gặp Bác sĩ Y Học Thể Thao.

Trong thời gian từ 24 đến 48 giờ đầu sau khi bị chấn thương không được dùng các liệu pháp nóng như tắm nóng, xoa dầu nóng, không xoa bóp chỗ bị chấn thương và không uống bia rượu. Điều đó làm tăng phù nề và tăng chảy máu tại chỗ bị chấn thương.

theo môn thể thao khác nhau mà mức độ chấn thương cũng khác nhau. Theo số liệu của các nhà nghiên cứu y học thể thao thì tổng số vận động viên tham gia thì VĐV các môn đối kháng, VĐV điền kinh , VĐ thể dục dụng cụ là có tỷ lệ chấn thương chiếm đa số. Hiện nay trong y học thể

thao, người ta phân loại chấn thương theo mức độ nhẹ, trung bình, nặng. Các triệu chứng cơ bản và phương pháp xử lý ban đầu như sau:

Bảng 2. 1. Bảng phân loại chấn thương thể thao và phương pháp xử lý.

Mức độ chấn chấn thương.

Các triệu chứng chính Phương pháp xử lý ban đầu

.

Nhẹ. - Không ảnh hưởng nhiều đến các động tác vận động. -Triệu chứng đau sau buổi tập. - Ít sưng hoặc không. - Không bầm tụ máu. -Ngưng tập luyện. -Thay đổi bài tập phù hợp. -Sử dụng phương pháp “RICE”. Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm. Trung bình. -Thực hiện bài tập khó khăn. -Đau xuất hiện trong và sau tập luyện. -Sưng nhẹ vùng đau. -Có bầm tụ máu nơi đau. -Băng bất động chỗ đau. -Sử dụng phương pháp “RICE”. Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm. Nặng. -Đau xuất hiện trước, trong và sau khi tập. -Không thực hiện được động tác kể cả sinh hoạt. -Sưng, phù nề, đổi màu sắc -Nghỉ tập hoàn toàn. - Đến khám bác sĩ và điều trị.

IV. “RICE” nguyên lý nền tảng của sơ cứu và điều trị chấn thương thể thao. thể thao.

Nguyên lý cơ bản để điều trị hầu hết các chấn thương thể thao đó là

“RICE”, viết tắc các chữ sau: Rest; Ice; Compression; Elevation.

Điều trị bằng phương pháp RICE được tiến hành ngay sau khi bị chấn thương. Phương pháp này nếu được sử dụng ngay trong khoảng 10 – 20 phút đầu sau chấn thương có thể rút ngắn được thời gian điều trị được vài ngày hoặc vài tuần và nhanh chóng cho VĐV trở lại tập luyện và thi đấu. Khi bị chấn thương, thực hiện phương pháp “RICE” ngay, gồm 4 bước: - Rest [Relative rest]: Nghỉ hoặc yên tĩnh tương đối.

Khi bị chấn thương phải ngừng ngay tập luyện. Nếu tiếp tục tập luyện làm cho chấn thương nặng thêm.

- Ice [chườm đá]: Đó là phương pháp làm lạnh tại chỗ chấn thương ngay sau bị chấn thương. Cách này làm giảm sưng, đau, chảy máu và

chống viêm.[gói đá vào khăn ướt chườm lên chỗ đau].Tuỳ theo chấn thương, có thể chườm đá liên tục và kéo dài vài ngày.

- Compression [băng ép]: Để giảm phù nề nên đặt băng ép và thường xuyên chỗ bị chấn thương. Băng ép có thể tiến hành ngay cả trong khi chườm đá và kể cả sau khi chườm đá.

- Elevation [nâng cao chi]: Khi bị chấn thương cần phải giữ chỗ bị

chấn thương ở vị trí nâng cao hơn đầu nhằm làm giảm sự tích tụ dịch và máu xuất hiện do các mô và tổ chức bị tổn thương và viêm nhiễm. Giữ

chỗ bị chấn thương ở tư thế nâng lên từ 24 đến 72 giờ.

Trong thời gian từ 24 đến 48 giờ đầu sau khi bị chấn thương không

được dùng các liệu pháp nóng như tắm nóng, xoa dầu nóng, không xoa bóp chỗ bị chấn thương và không uống bia rượu. Điều đó làm tăng phù nề

Phương pháp RICE là gì?

Phương pháp RICE là từ viết tắt kết hợp chữ cái đầu của 4 bước sơ cứu khi gặp chấn thương trong thể thao gồm: Rest [nghỉ ngơi], Ice [chườm đá], Compression [băng ép] và Elevation [kê cao vị trí chấn thương].

Trong phương pháp RICE Rest có nghĩa là gì?

Rest – Nghỉ ngơi Sau khi chấn thương, bạn nên hạn chế vận động ở vùng bị thương. Bạn cần tạm ngừng những hoạt động thể thao, đồng thời giảm tối đa thời gian đi lại, vận động để xương khớp được nghỉ ngơi hoàn toàn, cơ thể thời gian phục hồi.

Điều trị chấn thương thể thao ở đâu?

Khoa Y học Thể thao - Bệnh viện Nhân dân 115 là nơi đầu tiên tại Việt Nam điều trị chuyên sâu các bệnh lý do chấn thương, giúp chẩn đoán và tư vấn ngăn ngừa các bệnh cơ xương khớp xảy ra do chấn thương trong thể thao, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông….

Chườm đá lạnh trong bao lâu?

Theo các chuyên gia y tế, nếu bị chấn thương, bạn hãy chườm đá trong vòng 15 đến 20 phút. Chia làm nhiều lần chườm và không chườm đá quá 20 phút mỗi lần. Làm lạnh vết thương quá mức có thể dẫn đến tình trạng cứng khớp và khiến máu lưu thông kém. Hãy chờ từ 30 đến 40 phút giữa mỗi lần chườm.

Chủ Đề