Chiết khấu bộ chứng từ theo l c là gì năm 2024

Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo và nghiệp vụ xác nhận L/C bởi ngân hàng Thông báo giống nhau ở chỗ đây đều là các nghiệp vụ tài trợ của ngân hàng dành cho doanh nghiệp xuất khẩu. Đều chung mục đích giúp người XK nhận được tiền hàng sớm/nhanh và không phụ thuộc vào khả năng trả tiền của ngân hàng Mở (trường hợp miễn truy đòi). Và tiền được trả cho người XK - là tiền của ngân hàng Thông báo, rồi sau đó ngân hàng này mới đòi lại tiền từ ngân hàng Mở bằng cách xuất trình bộ chứng từ đã nhận được từ người XK. Cả hai đều có hình thức truy đòi và miễn truy đòi của ngân hàng với mức phí ngân hàng khác nhau.

Tuy nhiên, hai phương thức này cũng có đôi nét khác biệt.

  • Nghiệp vụ Xác nhận có thể được thực hiện bởi ngân hàng Thông báo tại nước XK hoặc ngân hàng thứ ba tại nước NK. Còn nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ thực hiện ở Ngân hàng Thông báo.
  • Với nghiệp vụ Chiết khấu, bộ chứng từ sau khi được chiết khấu sẽ thuộc sở hữu của Ngân hàng Thông báo. Ngân hàng này sau đó sẽ thực hiện mọi quyền của mình trên bộ chứng từ này – và với lô hàng của người XK. Còn với nghiệp vụ Xác nhận, về mặt nguyên tắc, bộ chứng từ và hàng hóa vẫn là thuộc sở hữu của người XK, dù ngân hàng Thông báo trước đó đã thực hiện việc trả tiền cho người XK.
  • Hơn nữa, một số ngân hàng Thông báo còn quy định, chỉ khi nào trước đó L/C đã được xác nhận thì ngân hàng này mới thực hiện nghiệp vụ chiết khấu. Có nghĩa là, chiết khấu là hành động xuất hiện sau và bổ trợ cho nghiệp vụ xác nhận, để người XK thực hiện việc lấy tiền một cách nhanh chóng và an toàn hơn. Một người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp dịch vụ xác nhận mà không cần cung cấp dịch vụ chiết khấu, nhưng không thể yêu cầu cung cấp dịch vụ chiết khấu nếu trước đó chưa sử dụng dịch vụ xác nhận của ngân hàng.
  • Nghiệp vụ Chiết khấu xuất hiện nhiều hơn trong thanh toán có kỳ hạn/trả chậm, và thường dùng kèm theo hối phiếu. Trong khi nghiệp vụ Xác nhận thì dùng nhiều hơn cho trường hợp trả ngay. Tuy nhiên, luận điểm này chỉ mang tính tương đối, vài L/C xác nhận cũng dùng cho trường hợp trả chậm.

Chiết khấu bộ chứng từ theo l c là gì năm 2024

Ảnh: Sự khác nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ và nghiệp vụ L/C xác nhận

​Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

Chiết khấu bộ chứng từ theo l c là gì năm 2024

"Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

Chiết khấu bộ chứng từ theo l c là gì năm 2024

Kết nối với Techcombank nhiều hơn tại đây

Bản quyền © 2024 thuộc về Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt NamQuyền riêng tư dữ liệu☎ KH Cá nhân: 1800 588 822 (trong nước) - 84 24 3944 6699 (nước ngoài)☎ KH Doanh nghiệp: 1800 6556 (trong nước) - 84 24 7303 6556 (nước ngoài)

Quý doanh nghiệp đã xuất khẩu lô hàng và đang chờ đối tác thanh toán? Quý khách hàng tạm thời thiếu hụt vốn để chuẩn bị cho lô hàng tiếp theo? Chiết khẩu bộ chứng từ xuất khẩu giúp doanh nghiệp xuất chủ động được nguồn tài chính với chi phí hợp lý

Tiện ích:

  • Tỷ lệ chiết khẩu cao, tối đa lên tới 100% trị giá BCT
  • Có thể theo hạn mức hoặc theo món
  • Được bù đắp dòng vốn thiếu hụt tạm thời
  • Lãi suất ưu đãi, cạnh tranh
  • Thủ tục đơn giản, xử lý nhanh chóng
  • Được tư vấn tận tình bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Đặc điểm:

  • Đối tượng: KHDN có hoạt động xuất khẩu theo phương thức L/C hoặc nhờ thu.
  • Loại tiền chiết khấu: VNĐ/ngoại tệ tương đương.
  • Phương thức: từng lần/ hạn mức.
  • Thời hạn chiết khấu: Phù hợp với dòng tiền của KH và căn cứ theo phương thức thanh toán, thời hạn hối phiếu...

Sản phẩm liên quan

Đối với phần nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy thuật ngữ “Chiết khấu chứng từ”. Bạn đã hiểu chiết khấu chứng từ là gì, có bao nhiêu loại chiết khấu

Đối với phần nghiệp vụ Thanh toán quốc tế, chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy thuật ngữ “Chiết khấu chứng từ”. Bạn đã hiểu chiết khấu chứng từ là gì, có bao nhiêu loại chiết khấu chứng từ chưa? Đừng bỏ qua bài viết hữu ích dưới đây.

NEGOTIATION (CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ) NGHĨA LÀ GÌ?

Điều 10(b) UCP 500 định nghĩa thuật ngữ “negotiation” như sau: “Negotiation means the giving of the value for Draft(s) and/or document(s) by the bank authorised to negotiate”. Rắc rối của định nghĩa trên là đã sử dụng cụm từ “giving of the value” để mô tả hành động “negotiation”.

Các chuyên gia cho rằng bất cứ hành động nào bao gồm trả tiền; chấp nhận hối phiếu hoặc cam kết trả tiền;… đều có thể cấu thành hành động “giving of the value”.

  • Như vậy, theo định nghĩa trên; “negotiation” có thể được hiểu và sử dụng cho những hành động sau đây:

(i) trả tiền có truy đòi theo L/C trả ngay (paying an amount with recourse under sight L/C);

(ii) trả tiền miễn truy đòi (paying an amount without recourse);

(iii) chiết khấu (trả tiền có khấu trừ lãi – paying an amount with deduction of interest);

hoặc (iv) hứa sẽ trả tiền khi đáo hạn (a promise to pay at maturity).

Do định nghĩa trên hàm ý quá rộng nên những người thực hành L/C ở những khu vực khác nhau trên thế giới hiểu và sử dụng thuật ngữ “negotiation” theo những cách khác nhau. Và đã có không ít những cuộc tranh chấp liên quan đến vấn đề chiết khấu L/C.

  • Trong quá trình dự thảo UCP 600; có nhiều ý kiến trái ngược về thuật ngữ này. Có ý kiến cho rằng nên loại bỏ “negotiation” khỏi UCP; và cũng có ý kiến cho rằng cần giữ lại thuật ngữ này với một định nghĩa rõ ràng hơn. Cuối cùng, các chuyên gia đã thống nhất giữ lại thuật ngữ “negotiation” với định nghĩa mới.

Điều 2 UCP 600 định nghĩa thuật ngữ “negotiation” như sau.

“Negotiation means the purchase by the nominated bank of drafts (drawn on a bank other than the nominated bank) and/or documents; by either advancing or agreeing to advance funds to the beneficiary on or before the banking day on which reimbursement is due to the nominated bank”.

So với định nghĩa tại Điều 10 (b)(ii) UCP 500; định nghĩa mới tại Điều 2 UCP 600 rõ ràng và dễ hiểu hơn rất nhiều. Cụm từ “the giving of the value” tại Điều 10 (b)(ii) UCP 500 nổi tiếng vì sự khó hiểu nay được thay thế bằng từ “purchase” (mua) rất đơn giản. Đó là việc Ngân hàng được chỉ định mua các hối phiếu và/hoặc các chứng từ bằng cách trả tiền trước; hoặc đồng ý trả tiền trước cho người hưởng lợi vào ngày hoặc trước ngày làm việc của Ngân hàng; mà vào ngày đó, số tiền hoàn trả đến hạn phải trả cho Ngân hàng được chỉ định.

Hành động mua hối phiếu và/hoặc chứng từ của Ngân hàng được chỉ định được hiểu là hành động chiết khấu hối phiếu và/hoặc chứng từ. Thuật ngữ “negotiation” nay được hiểu với một nghĩa duy nhất; đó là “chiết khấu”.

CÓ THỂ CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ LOẠI L/C NÀO?

Xét theo phương thức trả tiền của L/C (availability of L/C), có 4 loại L/C khác nhau như sau:

(i) L/C chiết khấu (Negotiation L/C – L/C available by negotiation);

(ii) L/C trả ngay (Sight Payment L/C – L/C available by sight payment);

(iii) L/C chấp nhận (Acceptance L/C – L/C available by acceptance);

(iv) L/C trả chậm (Deferred Payment L/C – L/C available by acceptance).

Theo định nghĩa “negotiation” tại Điều 2 UCP 600, Ngân hàng được chỉ định có thể chiết khấu hối phiếu và/hoặc chứng từ xuất trình theo L/C; bao gồm: L/C chiết khấu, L/C chấp nhận và L/C trả chậm.

CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ HOẶC HỐI PHIẾU XUẤT TRÌNH THEO L/C CHIẾT KHẤU (NEGOTIATION OF DRAFTS AND/OR DOCUMENTS UNDER A NEGOTIATION L/C)

L/C chiết khấu có thể quy định việc trả tiền được thực hiện tại Ngân hàng được chỉ định bằng cách chiết khấu hối phiếu trả ngay. Ngân hàng được chỉ định có thể là một Ngân hàng bất kỳ (any bank); hoặc là một Ngân hàng được chỉ định đích danh (a named nominated bank); hoặc là một Ngân hàng xác nhận L/C (confirming bank).

  • Phương thức trả tiền của loại L/C này thường được thể hiện tại trường 41D (Available with) và 42C (Drafts at) của L/C với nội dung như sau:

FIELD 41D: AVAILABLE WITH ANY BANK/XYZ BANK/CONFIRMING BANK BY NEGOTIATION

FIELD 42 C: DRAFTS AT SIGHT

L/C quy định chiết khấu tại một Ngân hàng bất kỳ được gọi là L/C chiết khấu tự do; hoặc chiết khấu không hạn chế (a freely negotiable L/C or unrestricted L/C). Theo đó người hưởng lợi có thể tự do xuất trình hối phiếu; và chứng từ tại bất kỳ Ngân hàng nào để chiết khấu. L/C quy định việc chiết khấu được thực hiện tại một Ngân hàng được chỉ định đích danh (ví dụ tại XYZ Bank); hoặc tại Ngân hàng xác nhận được gọi là L/C chiết khấu hạn chế (restricted L/C). Theo đó; thông thường người hưởng lợi sẽ phải xuất trình tại Ngân hàng được chỉ định đích danh; hoặc tại Ngân hàng xác nhận để chiết khấu.

Sau khi chiết khấu (trả tiền cho người hưởng lợi); Ngân hàng được chỉ định gửi hối phiếu và chứng từ đến Ngân hàng phát hành; hoặc đến Ngân hàng xác nhận (tuỳ theo quy định của L/C) để được Ngân hàng phát hành; hoặc Ngân hàng xác nhận hoàn trả tiền.

Khái niệm chiết khấu hối phiếu và/hoặc chứng từ xuất trình theo L/C chiết khấu trong UCP 600 không có gì mới so với UCP 500.

CHIẾT KHẤU HỐI PHIẾU TRẢ CHẬM ĐÃ ĐƯỢC CHẤP NHẬN (DISCOUNTING AN ACCEPTED BILL OF EXCHANGE)

L/C đã được chấp nhận quy định việc trả tiền được thực hiện tại Ngân hàng phát hành hoặc tại một Ngân hàng được chỉ định (có thể một Ngân hàng được chỉ định đích danh hoặc là Ngân hàng xác nhận); bằng cách chấp nhận hối phiếu trả chậm 30, 60 hoặc 90… ngày kể từ ngày nhìn thấy hối phiếu; hoặc kể từ ngày ghi trên vận đơn. Hình thức trả tiền của loại L/C này thường được thể hiện bằng tiếng Anh tại trường 41D (Available with) và 42C (Drafts at) của L/C với nội dung như sau:

FIELD 41D: AVAILABLE WITH ISSUING BANK/XYZ BANK/CONFIRMING BANK BY ACCEPTANCE.

FIELD 42 C: DRAFTS AT 30/60/90… DAYS SIGHT/FROM B/L DATE.

Sau khi thực hiện giao hàng, người hưởng lợi xuất trình hối phiếu trả chậm cùng với chứng từ cho Ngân hàng phát hành; hoặc Ngân hàng được chỉ định để đổi lấy chấp nhận. Ngân hàng phát hành/Ngân hàng được chỉ định nhận được chứng từ phù hợp với điều kiện L/C sẽ chấp nhận hối phiếu trả chậm và thông báo bằng điện cho người hưởng lợi về việc hối phiếu đã được chấp nhận; hoặc gửi trả lại cho người hưởng lợi hối phiếu đã được chấp nhận. Ngân hàng phát hành/Ngân hàng được chỉ định thực hiện nghĩa vụ trả tiền khi hối phiếu đáo hạn.

  • Về lý thuyết; một khi hối phiếu đã được chấp nhận nó đã trở thành một công cụ tài chính độc lập với L/C và có thể được mua bán, chuyển nhượng tại bất cứ Ngân hàng nào; hoặc bán cho công ty forfaiting.

Như vậy, người hưởng lợi L/C đã được chấp nhận có thể nhận được tiền hàng trước ngày đáo hạn bằng cách chiết khấu hối phiếu trả chậm đã được chấp nhận.

Điểm mới đáng lưu ý của UCP 600 là Ngân hàng được chỉ định có thể chiết khấu hối phiếu đã được chấp nhận bởi Ngân hàng được chỉ định đó. Điều này được quy định tại Điều 12 (b) UCP 600 như sau: “Sự chỉ định bởi Ngân hàng phát hành cho Ngân hàng được chỉ định chấp nhận hối phiếu hoặc cam kết trả chậm bao gồm cả sự uỷ quyền cho Ngân hàng được chỉ định được thực hiện trả trước hoặc mua lại hối phiếu đã được chấp nhận hoặc cam kết trả chậm của Ngân hàng được chỉ định.”

CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ L/C TRẢ CHẬM (DISCOUNTING A DEFERRED PAYMENT UNDERTAKING)

Khác với L/C chấp nhận; L/C trả chậm không yêu cầu người hưởng lợi phải xuất trình hối phiếu trả chậm kèm theo chứng từ. L/C trả chậm quy định việc trả tiền được thực hiện tại Ngân hàng phát hành hoặc tại một Ngân hàng được chỉ định (có thể là một Ngân hàng được chỉ định đích danh hoặc là Ngân hàng xác nhận); bằng cách cam kết trả chậm 30, 60 hoặc 90… ngày kể từ ngày nhìn thấy chứng từ hoặc kể từ ngày ghi trên vận đơn. Phương thức trả tiền của loại L/C này thường được thể hiện bằng tiếng Anh tại trường 41D (Available with) của L/C với nội dung như sau:

FIELD 41D: AVAILABLE WITH ISUING BANK/XYZ BANK/CONFIRMING BANK BY DEFERRED PAYMENT AT 30/60/90… DAYS SIGHT/FROM B/L DATE.

Sau khi thực hiện giao hàng; người hưởng lợi xuất trình chứng từ cho Ngân hàng phát hành; hoặc Ngân hàng được chỉ định để đổi lấy cam kết trả chậm. Ngân hàng phát hành/Ngân hàng được chỉ định nhận được chứng từ phù hợp; với điều kiện L/C sẽ gửi thông báo bằng điện cho người hưởng lợi cam kết trả tiền bộ chứng từ khi đáo hạn. Ngân hàng phát hành/Ngân hàng được chỉ định thực hiện trả tiền khi cam kết trả chậm đáo hạn.

  • UCP 500 không quy định rõ về việc Ngân hàng được chỉ định có thể chiết khấu cam kết trả chậm; đặc biệt là cam kết trả chậm của chính mình hay không. Do vậy, trước đây đã xảy ra nhiều cuộc tranh chấp liên quan đến vấn đề này; điển hình là vụ tranh chấp giữa Banco Santander và Banque Parisbas.

Vụ tranh chấp nói trên đã dẫn đến sự thay đổi của UCP; theo đó UCP 600 cho phép Ngân hàng được chỉ định có thể chiết khấu (trả trước) cam kết trả chậm của chính mình; và Ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải hoàn trả tiền cho Ngân hàng được chỉ định khi cam kết trả chậm đáo hạn.

Điều 7 (a) (vi) UCP 600 quy định “Việc hoàn trả số tiền trên chứng từ được xuất trình theo L/C chấp nhận hoặc L/C trả chậm sẽ được thực hiện khi đáo hạn; cho dù Ngân hàng được chỉ định đã trả trước hoặc mua lại trước khi đáo hạn hay không. Cam kết của Ngân hàng phát hành về việc hoàn trả cho Ngân hàng được chỉ định độc lập với cam kết của Ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng”.

Quy định tại Điều 7; và Điều 12 UCP 600 đã xác lập rõ những quyền độc lập của các Ngân hàng được chỉ định; sự chỉ định của Ngân hàng phát hành về việc chấp nhận hối phiếu; hoặc cam kết trả chậm sẽ bao gồm cả sự uỷ quyền cho Ngân hàng được chỉ định được thực hiện trả trước; hoặc mua lại những nghĩa vụ trả tiền của chính họ; và quyền được nhận tiền hoàn trả của họ không bị ảnh hưởng bởi những hành động trả trước; hay mua lại hối phiếu đã được chấp nhận; hoặc cam kết trả tiền của chính họ.

CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ XUẤT TRÌNH THEO L/C TRẢ NGAY

L/C trả ngay (Sight Payment L/C) và L/C chiết khấu (Negotiation L/C) đều là L/C trả ngay. Tuy nhiên; L/C trả ngay có một số đặc điểm khác với L/C chiết khấu như sau:

(i) L/C trả ngay không yêu cầu người hưởng lợi xuất trình hối phiếu trả ngay kèm theo chứng từ khi thanh toán;

(ii) L/C trả ngay quy định việc trả tiền được thực hiện tại quầy của Ngân hàng phát hành hoặc tại một Ngân hàng được chỉ định bằng cách trả ngay (available with Issuing Bank/XYZ Bank/Confirming Bank by sight payment);

(iii) Ngân hàng phát hành L/C trả ngay không uỷ quyền về việc chiết khấu.

Như vậy, về lý thuyết, với L/C trả ngay; người hưởng lợi không có cơ hội nhận được tiền trước bằng cách chiết khấu chứng từ L/C tại Ngân hàng của mình như L/C chiết khấu; mà thông thường phải đợi cho đến khi Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng được chỉ định nhận được chứng từ phù hợp và trả tiền.

Thực tế cho thấy nhiều Ngân hàng, mặc dù không được uỷ quyền, vẫn sẵn sàng chiết khấu chứng từ phù hợp xuất trình theo L/C trả ngay; đặc biệt đối với những L/C được phát hành bởi những Ngân hàng có uy tín trong thanh toán.

Xét về tính pháp lý; Ngân hàng thực hiện chiết khấu L/C trả ngay có thể gặp rủi ro; đó là không thể nhân danh chính mình để khởi kiện Ngân hàng phát hành trong trường hợp không nhận được tiền hoàn trả từ Ngân hàng phát hành/Ngân hàng được chỉ định khi chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện L/C.

NGÂN HÀNG ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH CÓ NGHĨA VỤ PHẢI CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ

Điều 12 (a) UCP 600 quy định rằng trừ phi Ngân hàng được chỉ định là Ngân hàng xác nhận, uỷ quyền thực hiện chiết khấu không ràng buộc Ngân hàng được chỉ định phải có nghĩa vụ chiết khấu; trừ khi Ngân hàng được chỉ định đồng ý và thông báo điều đó cho người hưởng lợi.

Như vậy, mặc dù được uỷ quyền bởi Ngân hàng phát hành nhưng Ngân hàng được chỉ định có quyền từ chối chiết khấu hối phiếu và/hoặc chứng từ xuất trình theo L/C.

CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ TRUY ĐÒI VÀ CHIẾT KHẤU CHỨNG TỪ MIỄN TRUY ĐÒI

Về hình thức chiết khấu; chiết khấu có 2 loại, gồm: chiết khấu truy đòi (negotiation with recourse) và chiết khấu miễn truy đòi (negotiation without recourse).

CHIẾT KHẤU TRUY ĐÒI

Là việc Ngân hàng được chỉ định có quyền yêu cầu người hưởng lợi hoàn trả lại số tiền đã được Ngân hàng Ngân hàng được chỉ định trả; cộng với lãi phát sinh trong trường hợp Ngân hàng được chỉ định không nhận được tiền hoàn trả từ Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng xác nhận (nếu có).

CHIẾT KHẤU MIỄN TRUY ĐÒI

Là việc Ngân hàng chiết khấu mua đứt hối phiếu và/hoặc chứng từ; và chịu rủi ro trong trường hợp Ngân hàng chiết khấu không nhận được tiền hoàn trả từ Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng xác nhận (nếu có).

Định nghĩa tại Điều 2 UCP 600 không đề cập đến hình thức chiết khấu: có truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi. Tuy nhiên; trên cơ sở quy định tại Điều 12 (a) UCP 600; có thể hiểu rằng Ngân hàng được chỉ định hoàn toàn có quyền quyết định đồng ý hoặc từ chối chiết khấu; cũng như hoàn toàn có quyền lựa chọn hình thức chiết khấu: truy đòi hoặc miễn truy đòi. Tuy nhiên; cần lưu ý rằng nếu như Ngân hàng được chỉ định đồng thời cũng là Ngân hàng xác nhận; thì Ngân hàng được chỉ định có nghĩa vụ phải chiết khấu; và phải chiết khấu miễn truy đòi khi chứng từ phù hợp được xuất trình (Điều 8 (a)(ii) UCP 600; và Điều 12(a) UCP 600).

KẾT LUẬN

Định nghĩa mới về thuật ngữ “negotiation” cùng với một số Điều quy định liên quan của UCP 600 chắc chắn sẽ làm cho cộng đồng những người thực hành L/C ở những khu vực khác nhau trên thế giới; cả Đông và Tây; đi đến một cách hiểu chung và thống nhất về nghiệp vụ chiết khấu trong giao dịch L/C.

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về Chiết khấu chứng từ trong L/C. Hi vọng UB Academy đã giúp bạn hiểu hơn về phần kiến thức nghiệp vụ này. Đừng quên theo dõi Chuyên mục điểm tin UB Academy và Diễn đàn U&Bank để thảo luận và cập nhật những tin tức mới nhất về ngành Ngân hàng.