Bắt chước sớm bắt chước muộn là gì năm 2024

Vai trò của việc học bắt chước Bắt chước hay lặp lại là một khả năng phát triển sớm cho phép trẻ có được các kỹ năng và hành vi từ những người khác. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ có thể học nhanh chóng và hiệu quả để thực hiện các hành vi đơn giản từ việc quan sát người khác. Điều này bao gồm cả bắt chước. Một thí nghiệm trên trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi của Meltzoff đã cho thấy trẻ có thể ghi nhớ hành vi của một người mẫu và lặp lại với hành vi tương tự. Trẻ em rất thích thú với những hành động cụ thể mà người khác tạo ra. Có những trường hợp trẻ tái tạo những hành động không cần thiết để hoàn thành một kết quả. Các kỹ thuật hiện tại cho phép kiểm tra các cơ chế thần kinh cơ bản lặp lại và bắt chước. Nghiên cứu fMRI về xem xét ảnh hưởng của sự lặp lại bằng lời nói và bắt chước của trẻ. Sự thay đổi tích hợp trong và giữa các ngôn ngữ và kiểm soát nhận thức đã được nghiên cứu. Bằng cách sao chép người lớn trong năm tăng trưởng quan trọng này, trẻ học được rất nhiều kỹ năng. Lisa Nalven (Trung tâm Phát triển Trẻ em Valley, ở Ridgewood, New Jersey) giải thích:”Bắt chước rất quan trọng đối với sự phát triển các khả năng từ ngôn ngữ đến kỹ năng xã hội.”

Bắt chước sớm bắt chước muộn là gì năm 2024

Học ngôn ngữ bằng việc bắt chước

Bắt chước là một trong những phương pháp được nhiều phụ huynh áp dụng để giảng dạy ngôn ngữ thứ hai. Trẻ nhỏ là người tiếp thu ngôn ngữ tự nhiên. Chúng tự động tiếp thu ngôn ngữ mà không cần học có ý thức, không giống người lớn.

Trẻ có khả năng bắt chước phát âm và tự mình đưa ra các quy tắc. Mọi ý tưởng cho rằng học nói bằng tiếng Anh rất khó xảy ra với trẻ trừ khi được đề xuất bởi người lớn. Những người mà có lẽ họ đã học tiếng Anh ở độ tuổi muộn hơn thông qua sách giáo khoa dựa trên ngữ pháp.

Đặc biệt, việc lặp lại, bắt chước là phổ biến đối với giáo viên và người học, ít nhất là học từ và phát âm chính xác. Vì chúng hữu ích và có thể hỗ trợ người học ngôn ngữ trong việc đạt được giao tiếp chức năng trong cuộc sống hàng ngày.

Bắt chước sớm bắt chước muộn là gì năm 2024

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng chúng ta có thể nhìn vào việc trẻ bắt chước như thế nào sau 18 tháng và dự đoán chính xác hơn việc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở 36 tháng so với bất cứ yếu tố nào khác.

Việc bắt chước cũng là một phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả. Ngay từ khi chập chững biết đi và đến khi nói tiếng mẹ đẻ trẻ không ngừng quan sát và bắt chước những người xung quanh. Việc lặp lại một hành động của bố mẹ hay nói theo cũng là một cách để trẻ học một ngôn ngữ đầu tiên.

Vì vậy, khi học ngôn ngữ thứ 2 trẻ cũng sử dụng phương pháp này để học tập. Tuy nhiên, để con học bắt chước hiệu quả thì những người làm mẫu cho trẻ thì yếu tố đầu tiên chính là phải phát âm chuẩn xác. Bởi khi bắt chước nếu nói không chính xác rất dễ dẫn đến trường hợp trẻ học sai, nói không chuẩn.

Đối với trẻ, bắt chước theo quy trình gồm bốn bước: xem và nghe, xử lý thông tin, cố gắng sao chép một hành vi và thực hành. Ví dụ, khi trẻ 1 tuổi hình thành những từ đơn giản, chúng thực sự bắt chước những âm thanh chúng nghe thấy xung quanh. Theo thời gian, sau vô số lần lặp lại, họ xử lý thông tin này. “Trẻ mới biết đi bắt đầu thu hẹp âm thanh thành những âm thanh có ý nghĩa, như Mama cho mẹ “, Tiến sĩ Klein nói.

Do đó, trong những năm đầu việc học ngôn ngữ mới có chuẩn xác hay không đều phụ thuộc vào người làm mẫu của ba mẹ, thầy cô giáo và những người xung quanh trẻ. Khả năng bắt chước của một đứa trẻ, sự tò mò tự nhiên và nhu cầu kiến ​​thức mới góp phần vượt qua những thách thức đối với việc học ngoại ngữ.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tất cả trẻ em nên được sàng lọc Rối loạn phổ Tự kỷ khoảng thời gian từ 18 tháng đến 24 tháng, bằng cách sử dụng các xét nghiệm sàng lọc chính thức cụ thể tự kỷ. [1]. Rõ ràng rằng sàng lọc thời điểm đó kết quả mới chính xác vì đứa trẻ đã kinh qua các cột mốc phát triển của mình, thế nhưng các dấu hiệu sớm ngay từ khi đứa trẻ được 3 tháng tuổi cũng đáng được lưu tâm và theo dõi.

.jpg)

Các giai đoạn phát triển của trẻ 0 – 3 tuổi:

Giai đoạn 1 tháng tuổi:

Quy luật phát triển đầu đuôi ở trẻ em, nghĩa là trẻ sẽ phát triển các giác quan từ đầu trước rồi mới đến chân. Cụ thể mắt của trẻ sơ sinh có thể nhìn và theo giõi sự vật từ 4 ngày sau khi chào đời. Thính giác cũng bắt đầu hoạt động, trẻ nhạy với âm thanh của cha và mẹ khi âu yếm gọi chúng, hướng đến những nơi có âm thanh,… Khứu giác hoạt động, trẻ nhận ra mùi vị của sữa mẹ. Phản xạ bú mút vú mẹ, mút ngón tay hoạt động mạnh ở giai đoạn này. Xúc cảm tình cảm ở trẻ được biểu hiện qua tiếng khóc, cười, cơ mặt căng, chân tay ngọ nguậy, thét, …

Từ 1 tháng tuổi trẻ có thể nhận diện được khuôn mặt của cha, mẹ của người thân quen hay người lạ. Mắt biết hướng đến các vật chuyển động, hướng đến nơi có ánh sáng. Có cảm giác giật mình khi nghe tiếng âm thanh to. Nếu cha mẹ phát hiện ra trẻ không có hoặc thiếu các biểu hiện trên như trẻ không giật mình với tiếng âm thanh to, không hướng mắt nhìn các vật chuyển động,… Thì nên đưa trẻ đi khám để kịp thời phát hiện ra những rối nhiễu cản trở sự phát triển.

Giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi:

Trẻ từ 3 tháng tuổi mang nổi đầu, cổ khi được bế mà không cần sự hỗ trợ, biết nằm nghiêng người chuẩn bị “Lẫy”. Mắt của trẻ lúc này nhìn rõ khuôn mặt của mẹ, của người thân, mắt hướng nhìn theo các vật chuyển động, tìm kiếm các vật có màu sắc.

Khứu giác phát triển, ngửi rõ mùi vị của sữa mẹ, hơi ấm của mẹ,…

Thính giác phát triển, trẻ nghe và có thể phân biệt được tiếng âm thanh của vật khác với tiếng âm thanh của người. Trẻ “ Ê, a,…” khi nghe tiếng của mẹ gọi trêu đùa, biết mỉm cười đáp lại, đó là nụ cười xã hội đầu tiên của trẻ, trẻ đã biết giao tiếp tương tác xã hội qua nụ cười.

Biết bắt chước những biểu cảm trên khuôn mặt của người lớn như nhếch mép, cau mày,…

Chân tay ngọ ngậy với tần xuất nhiều hơn khi trẻ 0-2 tháng tuổi. Ngắm nhìn bàn tay của mình; đưa tay cho vào miệng; cầm nắm, nhìn đồ chơi,…

Về mặt cảm xúc: Lúc này trẻ đã cảm nhận được sự cô đơn khi thiếu vắng mẹ hay người chăm sóc khác. Trẻ sẽ bật khóc nức nở khi đang ngủ, giật mình dậy mà không thấy bóng mẹ, khi được mẹ vỗ về rằng: “À, mẹ đây, mẹ đây,…”. Trẻ lập tức nín khóc cảm thấy được an toàn. Đây được xem như là giai đoạn “phân hóa” trẻ phân biệt được mình là một bản thể độc lập so với bản thể khác. Chính vì thế sự gần gũi âu yếm của người mẹ lúc này sẽ xoa dịu, trấn an trẻ mang lại cho trẻ sự an toàn, hớn hở. Ngược lại giai đoạn này nếu vắng bóng của người mẹ vì một lý do nào đó sẽ khiến trẻ cảm thấy thiếu an toàn. Dẫn đến một loạt các rối nhiễu tâm lý như trầm cảm ở trẻ khi thiếu vắng mẹ,…

Khi thấy trẻ thiếu các biểu hiện phát triển trên đây như:

+Mắt trẻ không hướng nhìn các vật có màu sắc, không hướng nhìn theo các vật đang chuyển động.

+Khuôn mặt trẻ không biểu lộ cảm xúc như cười, cau mày khi được mẹ hay những người lớn gọi trêu đùa, không “Ê, a…”.

+Không ngắm nhìn bàn tay mình, không cho tay vào miệng, không nắm đồ chơi,… Âm thanh mạnh sát bên tai mà trẻ không phản ứng, không nghe và đáp lại tiếng gọi trêu đùa của mẹ,…

Phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám tâm lý, sàng lọc các rối nhiễu cản trở sự phát triển của trẻ. Nếu sàng lọc sớm, phát hiện ra các lực cản và can thiệp sớm sẽ giúp trẻ phát triển theo đúng trình tự của chính mình.

Giai đoạn 6 tháng tuổi:

Đây là cột mốc khá quan trọng, đánh dấu ½ năm của cuộc đời. Chính vì quan trọng mà nó đem lại cho trẻ những thay đổi mới mẻ hơn so với bản thân trẻ trước đó vài tháng.

Điểm mới mẻ thứ nhất đó chính là “Lật, bò, ngồi”. Trẻ lúc này có thể thay đổi tư thế liên tục từ nằm ngửa, chuyển sang lật, sau đó chống tay ngồi dậy được. Khi muốn đến một nơi nào đó mà không được người lớn bế đi, trẻ có thể tự đến bằng việc bò hay lết. Việc thay đổi, phát triển thêm về khả năng vận động này tạo cho trẻ có một cảm giác mới mẻ, thích thú,… Kỹ năng vận động cũng phát triển thông qua việc trẻ nắm chắc đồ chơi, khám phá chúng bằng cách cho vào miệng cắn thử, biết chuyền đồ chơi từ tay này sang tay kia,…

Thị giác, thính giác, khứu giác cũng tiếp tục phát triển. Mắt trẻ nhìn được các vật ở khá xa khoảng 3 đến 5 mét, theo dõi vật một cách chăm chú, có thể nhìn rõ khuôn mặt của cha mẹ và phân biệt rõ được cha mẹ hay người lạ nào đó…

Về mặt ngôn ngữ/cảm xúc: Trẻ nói “Ê, a,…” suốt, trẻ vui thích mỉm cười đáp ứng lại lời gọi âu yếm của cha mẹ, người thân. Trẻ đáp ứng lại khi được nghe gọi tên. Có thể nhận ra cảm xúc vui vẻ hay giận dữ của người lớn đối với trẻ.

Cha mẹ chú ý nếu trẻ 6 tháng hoặc hơn 6 tháng mà trẻ không hoặc ít : + ít nói “Ê, a,…”.

+Không đáp lại khi người lớn gọi tên, không nhìn, đáp ứng lại khi nghe gọi,…

+Không tương tác, không nhìn vào mắt người lớn khi người lớn trò chuyện với trẻ, không biết thể hiện cảm xúc theo cảm xúc của người lớn (Người lớn cười, trẻ cũng cười lại, người lớn cau mày, trẻ cũng làm theo,…).

+Có những cử động kỳ quặc, lập dị trong việc cầm nắm, bò, trườn, lết…(Vũ Thị Bích Hạnh (Chủ biên), (2007), Tự kỷ phát hiện sớm và can thiệp sớm, Nxb Y học, trang 37).

Như vậy nếu Cha mẹ phát hiện ra trẻ không hoặc ít nói “Ê, a,…”. Không tương tác, không đáp ứng khi gọi tên. Hành động kỳ quặc, rập khuôn,…thì rất có thể trẻ đã có dấu hiệu của “Tự Kỷ” và cần được đến chuyên gia Tâm lý để theo dõi ở các giai đoạn phát triển sau giúp phát hiện sớm, can thiệp sớm rối loạn này.

Giai đoạn 9 tháng tuổi:

Ở giai đoạn này trẻ tiếp tục phát triển, đồng thời đối với trẻ bị các lực cản cũng được biểu hiện rõ nét hơn.

Về vận động: Trẻ có thêm một bước tiến mới nữa đó là biết giữ thăng bằng và đứng dậy. Đối với trẻ phát triển tốt về vận động thì giai đoạn 9 tháng tuổi này trẻ đã có thể lững chững bước đi. Trẻ cầm, nắm chắc các đồ vật, bắt đầu biết cố ý đánh rơi đồ vật rồi bắt người lớn nhặt lại,…

Ngôn ngữ cũng phát triển: Trẻ bắt đầu “Ma ma, ba ba, măm măm,…” một cách chưa chủ định, nghĩa là trẻ chỉ nói bâng quơ. Tiếp tục “ê, a,…” với tần xuất nhiều hơn trẻ 6 tháng.

Đời sống cảm xúc: Trẻ nhận rõ và phân biệt được cha mẹ, người thân, nhìn và phân biệt được người lạ. Khi nhìn thấy người lạ, trẻ nhìn lén, khi người lạ hỏi chuyện trẻ bẽn lẽn quay mặt đi, nép mình vào lòng người thân. Khi người lạ cố tình bế, trẻ sẽ khóc thét lên hoảng sợ. Trẻ vui cười nhiều hơn với người thân quen,…

Cha mẹ chú ý các dấu hiệu của trẻ dưới đây, các dấu hiệu Tự Kỷ này rõ nét hơn thời gian trẻ 6 tháng tuổi:

+ Không tỏ ra vui mừng, hớn hở khi người thân lại gần trẻ sau một giấc ngủ. + Tránh né ánh mắt giao tiếp với người thân. + Hoàn toàn không có phản ứng lo sợ, khóc thét trước người lạ mặt. Người lạ bế, trẻ cũng không phản ứng gì mà xem như người thân thuộc. + Cử chỉ, điệu bộ hoàn toàn kỳ quặc khác với các trẻ khác cùng lứa tuổi. + Nhìn sửng sốt như bị thu hút, trước những loại kích thích bên ngoài như ánh sáng, vật thể quay tròn, đưa những ngón tay lên ngang tầm đôi mắt và ve vẩy. [3].

+ Một đàng trẻ em tỏ ra lãnh đạm, xa cách, đối với những vật thể quen thuộc như những đồ dùng và đồ chơi. Đàng khác trẻ em tỏ ra chú tâm, một cách đặc biệt, vào những vật thể lạ thường như máy móc, những kẽ hở, những hạt bụi, những lỗ rách, trong một tấm màn, tấm nệm. [3]. Khi phát hiện ra các dấu hiệu đặc biệt trên Cha mẹ đưa trẻ đi khám để theo dõi và có được sự tham vấn cũng như sự chuẩn bị cần thiết.

Giai đoạn 12 tháng tuổi:

Về vận động: Trẻ 12 tháng tuổi bước đi vững, nhanh mà không cần người lớn dắt tay; từ tư thế nằm, ngồi bật dậy, ngồi xổm, đứng dậy và bước đi một mình hoàn toàn không cần sự hỗ trợ từ người lớn. Vừa đi vừa cầm nắm chắc các vật vừa sức. Hiểu lời người lớn rằng “mang vật này đến đây, mang vật này đến kia,…

Ngôn ngữ phát triển: Nói rõ các từ “Ba ba, ma ma, măm măm,…” một cách có chủ định khi đói nhìn thấy thức ăn hay khi nhìn thấy ba, mẹ. Nhiều trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ có thể hiểu và nói nhiều từ đơn khác như: Bắt, tắt, rơi, …

Về đời sống xúc cảm: Trẻ gắn bó mật thiết với mẹ, nhận ra sự vắng mặt của người mẹ, đòi theo mẹ mỗi khi mẹ sắp đi đâu. Với bố hay người thân cũng vậy, trẻ vội vã theo mỗi khi người lớn đi khuất mắt trẻ. Còn với người lạ trẻ sẽ khóc thét khi người lạ bế và ngoảnh mặt không theo người lạ…

Về nhận thức/ chú ý: Trẻ hiểu lời của người lớn khi được yêu cầu “làm xấu, nheo mắt,…”. Biết sử dụng ngón tay trỏ để chỉ trỏ các vật, con vật. Đặc biệt trẻ biết bắt chước một cách rõ ràng tiếng kêu của con vật như chó, mèo, gà,… Biết bắt chước các hành động của người lớn. Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ không lời như đưa tay bai bai, hôn gió,… Trẻ biết khoe các vật trẻ có, biết chia sẻ khi người lớn chìa tay xin,…

Cha mẹ chú ý nếu trẻ ít hoặc không biết các điều dưới đây:

+ Ít hoặc không biết sử dụng ngôn ngữ giao tiếp không lời như chỉ tay, bai bai, hôn gió,…

+Ít hoặc không biết khoe các vật có trong tay, không cho khi được người lớn xin, không biết theo mẹ khi mẹ sắp đi, không theo người thân, không biết gọi người thân khi người thân rời bước,…

+Không biết gọi ba ba, ma ma, măm măm một cách có chủ định, kém về ngôn ngữ không biết “Bi, bô”.

+Ít đáp ứng hoặc lờ đi khi người lớn gọi tên trẻ. +Nhìn chăm chú như bị cuốn hút vào một vật hay một mẫu cử động.

+Không biết bắt chước các hành động của người lớn mà luôn làm các hành động theo ý mình.

+ Không biết cách thu hút người lớn, trẻ không biết cười “Nham nhở” để người lớn nhìn trẻ mà buồn cười,…

+ Không biết sử dụng ngón tay trỏ để chỉ vật. Các điều ít hoặc không có trên của trẻ cho thấy trẻ càng ngày càng bộc lộ rõ nét dấu hiệu của Tự Kỷ.

Giai đoạn 12 – 18 tháng:

Về vận động: Trẻ 12 tháng tuổi trở đi có thể chạy nhanh, bước lên xuống bậc (bậc tam cấp, bậc có độ dốc) một mình mà không cần đến sự trợ giúp của người lớn. Khéo léo hơn trong việc sử dụng các vật dụng như cầm thìa tự đút ăn, biết cầm cốc uống nước, thích được tung tăng chơi đùa, biết bắt chước ngay mọi hành động của người lớn và đòi làm theo ngay như quét nhà, lau nhà, …Với kỹ năng vận động tinh trẻ biết dùng “Ngón tay cái với ngón tay trỏ” để nhúm, nhặt các vật.

Về nhận thức/ chú ý: Trẻ hiểu rõ hơn lời nói của người lớn, trẻ nhận ra được sự có mặt hay vắng mặt của người thân quen, trẻ biết dùng ngón trỏ để chỉ định rõ từng người một, chỉ các vật, con vật, … Trẻ biết chơi giả bộ, hành động giả bộ như há miệng nhai, ăn dối, uống dối, rất thích chơi “Ú òa”, biết nhái lại tiếng âm thanh của xe máy “ìn ìn”, biết vẽ nguệch ngoạch trên giấy trắng, biết xoáy vặn mở nắp hộp, biết bỏ vật vào hộp rồi đổ ra, … Đặc biệt ở giai đoạn này trẻ “Muốn được làm theo ý của mình” một cách rõ nét hơn. Nếu được chiều theo trẻ cảm thấy vô cùng thích thú, ngược lại khi bị cấm đoán trẻ òa khóc và ăn vạ. Trẻ biết nơi cất các vật dụng trong nhà khi được yêu cầu lấy vật này, vật kia, trả về vị trí cũ trẻ đều thực hiện tốt.

Về ngôn ngữ: Trẻ nói được 6 đến 10 từ đơn với các trẻ phát triển có thể nói nhiều hơn nữa khoảng 20 đến 30 từ. Trẻ hiểu ngữ cảnh khi nói và nói đúng lúc, ví dụ như trước đây trẻ chỉ “Ba ba, ma ma,…” bâng quơ thì giờ trẻ nhìn thấy ba mới gọi tên, nhìn thấy bình sữa mới nói cất, nhìn thấy vòi nước chảy mới nói tắt. Đây có thể xem là khoảng thời gian vàng để dạy ngôn ngữ cho trẻ vì ở thời điểm này vùng ngôn ngữ Broca đã phát triển.

Cha mẹ chú ý nếu như trẻ đã 12-18 tháng tuổi mà trẻ:

+Không nói được từ đơn nào.

+Trẻ vụng về trong vận động như hay té ngã, đi đứng không vững, không biết sử dụng cốc, sử dụng thìa,… Đi nhón gót chân, tự xoay vòng vòng, …

+Không hiểu được lời nói của người lớn, không biết chơi giả bộ, chơi ú òa, không biết sử dụng ngón trỏ để chỉ vật, chỉ người, không biết sử dụng ngón tay cái với ngón trỏ để nhúm, nhặt các vật.

+Không giao tiếp bằng mắt với người thân quen cũng như người lạ, không nhận ra được sự có mặt hay vắng mặt của người thân quen, đặc biệt trẻ không biết bắt chước làm theo cha hay mẹ hay người thân nào khác, …

+Không biết sử dụng một ngôn ngữ không lời nào như bái bai bằng tay, hôn gió, …

Cha mẹ nên đưa trẻ đến các chuyên gia Tâm lý khám sàng lọc, theo dõi để phát hiện sớm “Rối loạn tự kỷ”. Vì chẩn đoán trẻ tự kỷ không phải là việc dễ dàng chỉ một lần khám và làm trắc nghiệm, lại càng không thể phán đại đùa vì ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của cha mẹ, của những người có con cháu mắc phải rối loạn này.

Giai đoạn 18 – 24 tháng:

Về vận động: Trẻ 18 đến 24 tháng tuổi đi vững, vừa đi vừa lắc lư người, biết diễn trò khi được yêu cầu đi tập thể dục, biết nhảy theo nhạc điệu, biết dùng chân đá bóng, …

Về nhận thức/chú ý: Trí nhớ của trẻ phát triển hơn giai đoạn 15 tháng tuổi, trẻ nhìn người lớn hành động rồi ghi nhớ và bắt chước theo, biết tự rửa tay rồi lau khô, biết đánh răng có sự trợ giúp từ cha mẹ, biết mặc quần áo có trợ giúp, biết cho búp bê ăn giả, biết xếp chồng 6 khối lên nhau thành hình tháp, nhận diện và gọi tên các màu sắc, nhận diện được các vật dụng và công dụng của nó như cái chày dùng đễ giã, cái thìa để xúc cơm ăn, nhiều trẻ biết xác định được phương hướng, chỗ này chỗ kia, trẻ biết gọi người lớn mỗi lần muốn đi vệ sinh, biết gọi tên, chỉ một số bộ phận trên cơ thể, …

Về Ngôn ngữ: Trẻ nói nhiều từ đơn khoảng 50- 150 từ, có trẻ phát triển nói đến 200 từ, trẻ biết nói câu 2 từ như “Mẹ bế” khi muốn được mẹ bế lên hay “Mẹ đi” khi muốn mẹ dẫn đi đâu đó, trẻ hiểu được lời trẻ nói biết trả lời mỗi khi muốn là “Có” và không muốn là “Không” , …

Cha mẹ chú ý khi trẻ 18- 24 tháng tuổi mà trẻ:

+Không phát triển hơn so với chính bản thân trẻ lúc 12 tháng như: Trẻ không biết nói thêm các từ đơn, không hiểu lời trẻ nói, không hiểu lời người lớn nói, không biết sử dụng các vật dụng, không biết gọi tên chỉ vật, không biết bắt chước, …

+Trẻ có những hành vi kỳ quặc như chỉ thích chơi một mình, không biết chơi giả bộ, cảm thấy khó chịu khi nghe tiếng âm thanh của nhạc, tự cắn mà không biết đau, tự cào cấu xé da, tự bứt một nắm tóc, không biết nguy hiểm khi lại gần lửa, nước hay độ cao, …

Cha mẹ nên đưa trẻ đến chuyên gia Tâm lý thăm khám để theo dõi, phát hiện sớm rối loạn tự kỷ, chậm phát triển, …

Giai đoạn 24 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi:

Về vận động: Trẻ bước lên xuống cầu thang một cách dễ dàng, biết nhảy xa khi được người lớn yêu cầu, biết đạp tới đạp lùi xe 3 bánh, biết mở vặn các loại hộp, biết sắp xếp các chi tiết các bộ phận của trò chơi, … Nhìn chung trẻ ở độ tuổi này trẻ phát triển hơn khéo léo hơn so với độ tuổi trước đó, đặc biệt trẻ có thể vẽ được vòng tròn khép kín, vẽ được các đường ngắn và dài, biết so sánh đường ngắn với đường dài, …

Về nhận thức/ chú ý: Trẻ nhận thức được môi trường xung quanh phân biệt được đâu là con ngưởi, cây cối, động vật. Trẻ biết tự đánh răng, tự mặc quần áo, biết phân biệt mình là một bản thể độc lập khác với người khác, biết gọi tên nhớ tên những người bạn, nhớ tên người thân quen. Trẻ biết chơi các trò chơi đóng vai như chú công an, cô giáo, bác sĩ, …

Về ngôn ngữ: số lượng từ đơn tiếp tục tăng dần từ 200 từ đến 1000 từ, trẻ nói được câu đơn và cả câu phức, thuộc các bài thơ bài hát do người lớn dạy, biết đếm số từ 1-10, trẻ nhận 1 thông điệp và biết truyền tải lại đầy đủ ý nghĩa của thông điệp, …

Đặc biệt trẻ 3 tuổi bắt đầu tỏ ra bướng bỉnh “Muốn được làm theo ý mình” Các nhà tâm lý gọi đó là giai đoạn “Bướng bỉnh tuổi lên 3”, việc bướng bỉnh này đánh dấu sự phát triển của trẻ khi trẻ biết phân biệt rõ ràng bản thân mình, biết mình muốn và không muốn điều gì đó.

Cha mẹ chú ý nếu trẻ đã 3 tuổi mà

+Không nói được từ nào hoặc chỉ nói bập bẹ vài từ đơn, nói nhại lời người lớn, nói những từ vô nghĩa “cù ly, cù ly, …” …

+không tiếp xúc và luôn tránh né ánh mắt của người lớn, không biết các kỹ năng xã hội như đánh răng, rửa mặt, không tự mặc quần áo, …

+Không biết gọi tên người thân quen, không phân biệt được người thân quen với người lạ.

+Không biết sử dụng ngón trỏ để chỉ, không biết sử dụng ngón cái với ngón trỏ để nhúm nhặt các vật,…

+Không biết phân biệt bản thân mình là một bản thể độc lập.

…. Cha mẹ nên đưa trẻ đến các chuyên gia tâm lý để thăm khám vì trẻ đã có dấu hiệu rõ ràng của tự kỷ hoặc dấu hiệu của chậm phát triển.

Bắt chước có nghĩa là gì?

Theo tâm lý học, bắt chước là quá trình con người sao chép các hành vi mà họ nhìn thấy/ nghe thấy từ người khác. Bắt chước không chỉ đóng vai trò quan trọng trong đời sống, sự phát triển và học tập của người lớn mà còn với trẻ nhỏ.

Bắt chước là gì trong quá trình học tập?

NỘI DUNG BÀI VIẾT. Theo tâm lý học, bắt chước chính là quá trình một cá nhân sao chép các hành vi của người khác từ việc nghe thấy và quan sát. Dù có có chủ đích hay không có chủ đích, hành động này vẫn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển, học tập của mỗi cá nhân, nhất là ở lứa tuổi mẫu giáo và trẻ nhỏ.

Bắt chước tiếng Anh là gì?

Chúng ta cùng tìm hiểu những động từ khác có cùng nghĩa với copy là imitate (noi gương), mimic (bắt chước), mirror (sao chép) nhé! Ví dụ: Younger brothers often imitate their big brothers and big sisters in the family. (Các em trai nhỏ thường bắt chước các anh lớn và các chị lớn trong gia đình.)

Khi nào bé biết bắt chước?

Một đứa bé 8 tháng tuổi sẽ tập trung chú ý được khoảng 3 phút nhưng lại tò mò về nhiều thứ mà bé thấy xung quanh. Ở mốc phát triển của trẻ 9 tháng, bé bắt đầu bắt chước các cử chỉ. Đây là mốc phát triển quan trọng mang tính trí tuệ trong năm đầu tiên. Đến cuối tháng thứ 10, bé sẽ thông minh hơn.