Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

Số/Ký hiệu: 06/2021/NĐ-CP                                Ngày ban hành: 26/01/2021

Ngày có hiệu lực: 26/01/2021                             Trích yếu: Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng

Trạng thái hiệu lực: Đang có hiệu lực                 Thay thế: Nghị định số 46/2015/NĐ-CP

Đây là Nghị định Thay thế Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 theo Điều 53. Xử lý chuyển tiếp

"1. Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được quyết định đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì loại và cấp của công trình được xác định theo quy định của pháp luật tại thời điểm quyết định đầu tư.

2. Công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng nhưng không thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định này thì không tiếp tục thực hiện việc kiểm tra công tác nghiệm thu. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của Nghị định này và báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để theo dõi.

3. Công trình xây dựng khởi công trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thuộc đối tượng kiểm tra công tác nghiệm thu theo quy định của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Nghị định này.

4. Tiếp tục thực hiện các quy định về phân cấp công trình xây dựng theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực đến khi quy định về phân cấp công trình hướng dẫn Luật số 62/2020/QH14 và Nghị định này được ban hành và có hiệu lực."

Cấu trúc của Nghị định 06/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

Nghị định 06/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/20215/NĐ-CP

Nghị định 06/2021/NĐ-CP bao gồm 5 Chương, 54 Điều và 9 Phụ lục.

HocThatNhanh đã tổng hợp để bạn dễ dàng theo dõi ở đây:

Chương I. Những quy định chung

  •   Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
  •   Điều 2. Giải thích từ ngữ
  •   Điều 3. Phân loại và phân cấp công trình xây dựng
  •   Điều 4. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc, trắc đạc công trình
  •   Điều 5. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định xây dựng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình
  •   Điều 6. Giám định xây dựng
  •   Điều 7. Phân định trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xây dựng công trình
  •   Điều 8. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
  •   Điều 9. Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ

Chương II. Quản lý thi công xây dựng công trình

  •   Điều 10. Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình
  •   Điều 11. Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình
  •   Điều 12. Quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng
  •   Điều 13. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
  •   Điều 14. Trách nhiệm của chủ đầu tư
  •   Điều 15. Trách nhiệm của người lao động trong việc đảm bảo an toàn lao động trên công trường
  •   Điều 16. Quản lý đối với máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng
  •   Điều 17. Quản lý khối lượng thi công xây dựng
  •   Điều 18. Quản lý tiến độ thi công xây dựng
  •   Điều 19. Giám sát thi công xây dựng công trình
  •   Điều 20. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình
  •   Điều 21. Nghiệm thu công việc xây dựng
  •   Điều 22. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng
  •   Điều 23. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng
  •   Điều 24. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
  •   Điều 25. Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng
  •   Điều 26. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng
  •   Điều 27. Bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng

Xem thêm Thông tư 10/2021/TT-BXD Hướng dẫn Nghị định 06/2021/NĐ-CP và 44/2016/NĐ-CP thay thế Thông tư 26/2016/TT-BXD

Chương III. BẢO HÀNH, BẢO TRÌ, PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

  •   Điều 28. Yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng
  •   Điều 29. Trách nhiệm của các chủ thể trong bảo hành công trình xây dựng  
  •   Điều 30. Trình tự thực hiện bảo trì công trình xây dựng  
  •   Điều 31. Quy trình bảo trì công trình xây dựng
  •   Điều 32. Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng
  •   Điều 33. Thực hiện bảo trì công trình xây dựng
  •   Điều 34. Quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dựng
  •   Điều 35. Chi phí bảo trì công trình xây dựng  
  •   Điều 36. Trình tự thực hiện đánh giá an toàn công trình
  •   Điều 37. Nội dung đánh giá an toàn công trình
  •   Điều 38. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình
  •   Điều 39. Xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình
  •   Điều 40. Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
  •   Điều 41. Xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế
  •   Điều 42. Phá dỡ công trình xây dựng

Chương IV. SỰ CỐ TRONG THI CÔNG VÀ KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH

  • Điều 43. Cấp sự cố trong quá trình thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình
  •   Điều 44. Báo cáo sự cố công trình xây dựng
  •   Điều 45. Giải quyết sự cố công trình xây dựng
  •   Điều 46. Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng
  •   Điều 47. Hồ sơ sự cố công trình xây dựng
  •   Điều 48. Sự cố gây mất an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
  •   Điều 50. Điều tra sự cố về máy, thiết bị
  •   Điều 51. Lập hồ sơ xử lý sự cố về máy, thiết bị

Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

  • Điều 52. Trách nhiệm thi hành
  • Điều 53. Xử lý chuyển tiếp
  • Điều 54. Tổ chức thực hiện

Danh sách các PHỤ LỤC của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định 46

  1. PHỤ LỤC I - Phân loại công trình theo công năng sử dụng
  2. PHỤ LỤC II - Nhật ký thi công - Bản vẽ hoàn công
  3. PHỤ LỤC III - Kế hoạch tổng hợp về an toàn
  4. PHỤ LỤC IV - Báo cáo công tác giám sát thi công xây dựng công trình
  5. PHỤ LỤC V - Thông báo khởi công công trình
  6. PHỤ LỤC VI - Hồ sơ đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng
  7. PHỤ LỤC VI.a - Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng
  8. PHỤ LỤC VI.b - Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình
  9. PHỤ LỤC VII - Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình
  10. PHỤ LỤC VIII - Danh mục công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp
  11. PHỤ LỤC IX - Danh mục hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình

Bạn cũng có thể nghiên cứu văn này Nghị định 06/2021/NĐ-CP này ngay tại đây:

Tải Nghị định 06/2021/NĐ-CP File Word Full mục lục dễ dàng nghiên cứu, copy/paste nội dung

Dành cho Kỹ sư xây dựng mong muốn:

  • Lập và kiểm soát được 1 bộ hồ sơ nghiệm thu chất lượng hoàn chỉnh
  • Hiểu rõ trình tự thủ tục, văn bản hồ sơ pháp lý cần có của 1 bộ hồ sơ nghiệm thu
  • Thành thạo kỹ năng, kiến thức để lập một bộ hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào
  • Thành thạo kỹ năng, kiến thức để lập một bộ hồ sơ nghiệm thu công việc xây dựng
  • Chủ động triển khai, sắp xếp, hoàn thiện trọn vẹn hồ sơ chất lượng phục vụ thanh toán
  • Thành thạo Excel, sử dụng phần mềm nghiệm thu chất lượng XDA để lập hồ sơ nghiệm thu chất lượng công trình

Đăng ký ngay tại đây: Khóa học Phương pháp triển khai lập hồ sơ nghiệm thu chất lượng xây dựng từ A-Z

Bấm để tải về Nghị định 06/2021 file PDF Dấu đỏ


Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Theo đó, quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng có một số  điểm mới cần chú ý sau:

1. Quản lý chất lượng công tác khảo sát, thiết kế xây dựng công trình không còn quy định trong Nghị định này.

2. Nội dung, danh mục của hồ sơ nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn được viết chi tiết, đầy đủ rõ ràng thể hiện tại Khoản 5 Điều 12 như sau:

“ 5. Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình, bao gồm:

a] Chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất theo yêu cầu của hợp đồng và quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;

b] Chứng chỉ xuất xứ phải phù hợp với quy định của hợp đồng giữa nhà thầu cung ứng, bên mua hàng và phù hợp với danh mục vật tư, vật liệu đã được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt đối với trường hợp nhập khẩu theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa;

c] Giấy chứng nhận hợp quy theo quy định của các quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật có liên quan đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị thuộc đối tượng phải thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa;

d] Các thông tin, tài liệu có liên quan tới vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng;

đ] Các kết quả thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu của thiết kế được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình;

e] Các biên bản nghiệm thu vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình theo quy định;

g] Các tài liệu khác có liên quan theo quy định của hợp đồng xây dựng.”

3. Nghị định này quy định cụ thể về Nghiệm thu công việc xây dựng, Nhật ký thi công, Bản vẽ hoàn công, trong khi Nghị định số 46/2015/NĐ-CP cần thông tư hướng dẫn mới thực hiện được.

4. Bản vẽ hoàn công được thể hiện tại Phụ lục IIB [trước đây được nêu trong Phụ lục II Thông tư số 26/2016/TT-BXD] và bổ sung thêm 2 điểm mới sau:

“ c] Đối với các bộ phận công trình bị che khuất phải được lập bản vẽ hoàn công hoặc được đo đạc xác định kích thước, thông số thực tế trước khi tiến hành công việc tiếp theo;

d] Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công phần việc do mình thực hiện, không được ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh thực hiện.”

5. Một nội dung đang chú ý nữa là Nghị định bổ sung thêm nội dung về an toàn công trình được thể hiện cụ thể tại Mục 3 của Nghị định: Đánh giá an toàn công trình.

Download Nghị định tại đây./.

Phan Văn Châu - Phòng QL XD TNMT

Video liên quan

Chủ Đề