Cho 2 ví dụ về hàng hóa đặc biệt

Lời mở đầu...............................................................................................................

  • Nội dung...................................................................................................................
  • 1. Hàng hóa là gì?................................................................................................
  • 1. Hai thuộc tính của hàng hóa là gì?...................................................................
    • 1. Giá trị sử dụng của hàng hoá........................................................................
    • 1. Giá trị của hàng hoá.....................................................................................
    • 1. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá............................................
  • 1. Vì sao gọi sức lao động là một hàng hóa đặc biệt............................................
  • 1. Sức lao động.....................................................................................................
    • 4 Khái niệm......................................................................................................
    • 4 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá..............................................
  • 1. Liên hệ bản thân sinh viên...............................................................................
  • Kết luận..................................................................................................................

Lời mở đầu...............................................................................................................

Trong hoạt động sản xuất vật chất thì yếu tố”sức lao động” phản ánh khả năng lao động của con người và là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình lao động xản xuất xã hội những năm vừa qua,nền kinh tế nước ta dần dần chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường,nhiều thị trường khắp cả nước đã từng bước hình thành và phát triển nhưng độ phát triển còn thấp so với mặt bằng chung của các nước khácà phải kể tới một trong số thị trường đang phát triển đó chính là thị trường lao độngện nay, thị trường lao động đang có sự phát triển không đồng đều ,dẫn tới sự chênh lệch giữ cung cà cầu trong thị trường ở mỗi ngành nghề và khi vực khác nhauồn lao động quá lớn trong điều kiện các nghành sản xuất chưa thể tạo thêm việc làmùng với việc người lao động chưa được qua đào tạo hoặc tay nghề quá thấp, vả lại người có chuyên môn , trình độ lại quá ít ỏi .Điều này chứng minh sinh viên cần có sự góp sức ,trách nghiệm hơn trong học tập và rèn luyện kĩ năng khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Trên cơ sở chủ nghĩa Mác lênin về sức lao động hàng hoá cùng với cùng với thực trạng thị trường sức lao động của nước ta hiện nay thì việc thì việc hoàn thành sức lao động không những chỉ mang tính chất kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị ,cấp thiết .Vì vậy, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài” Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt? Liên hệ bản thân trong quá trình học tập, rèn luyện để sau khi ra trường có thể gia nhập thị trường lao động một cách thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công?” Để có thể tìm hiểu thật kĩ càng về những vấn đề chưa được giải đáp cũng như củng cố thêm kiến thức.

2. Giá trị sử dụng của hàng hoá Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì? Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.

Nhu cầu trực tiếp như: ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại...

Nhu cầu gián tiếp như: các tư liệu sản xuất...

Bất cứ hàng hoá nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng (tính có ích) đó làm cho nó có giá trị sử dụng

Ví dụ: Gạo để ăn, áo để mặc, nhà để ở, máy móc để sản xuất, phương tiện để đi lại...

Giá trị sử dụng của mỗi hàng hoá là do những thuộc tính tự nhiên (vật lý, hoá học...) của vật thể hàng hoá đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, việc phát hiện ra và vận dụng từng thuộc tính tự nhiên có ích đó lại phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội.

Giá trị sử dụng nói ở đây với tư cách là thuộc tính của hàng hoá, nó không phải là giá trị sử dụng cho bản thân người sản xuất hàng hoá, mà là giá trị sử dụng cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi – mua bán.

Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi, giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng nó, khi chưa tiêu dùng thì giá trị sử dụng chỉ ở trạng thái khả năng. Để giá trị sử dụng có khả năng biến thành giá trị sử dụng hiện thực thì nó phải được tiêu dùng.

Điều này nói lên ý nghĩa quan trọng của tiêu dùng đối với sản xuất. Đòi hỏi người sản xuất hàng hóa luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm đáp ứng được nhu cầu xã hội. Sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và

của Việt Nam nói riêng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước ngày càng cạnh tranh quyết liệt.

2. Giá trị của hàng hoá Trong nền sản xuất hàng hoá, giá trị sử dụng đồng thời cũng là vật mang giá trị trao đổi.

Muốn hiểu giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ về lượng, là tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau.

Ví dụ: 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10 kg thóc.

Sở dĩ vải và thóc là hai hàng hóa mặc dù có giá trị sử dụng khác nhau nhưng lại có thể trao đổi với nhau được theo một tỉ lệ nhất định nào đó là vì giữa chúng có một cơ sở chung là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động (thời gian lao động và công sức lao động) do lao động được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá.

Đây là khái niệm được khẳng định trong các giáo trình kinh tế chính trị. Nếu xét nó trên quan điểm của trường phái hiệu dụng biên thì vẫn đạt được lý lẽ hoàn chỉnh. Theo đó, đối tượng chung của nhu cầu có trong các cá nhân khác nhau vẫn đảm bảo cơ sở cho trao đổi.

2. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá Hai thuộc tính của hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.

Thống nhất Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá. Nếu một vật có giá trị sử dụng (tức có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội), nhưng không có giá trị (tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hoá. Ngược lại, một vật có giá trị

chỗ: Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động này khác với hàng hóa thông thường.

Thứ nhất: về thuộc tính giá trị của hàng hóa SLD: Khác vớii giá trị hàng hóa thông thường được đo lường trực tiếp bằng hao phí lao động tạo ra, thì giá trị hàng hóa SLĐ được đo lường gián tiếp bằng hao phí lao động tạo ra các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động. Mặt khác, giá trị hàng hóa sức lao động còn phụ thuộc vào các yếu tố tinh thần, lịch sử, văn hóa, địa lý ... nữa, điều này, hàng hóa thông thường không có.

Thứ hai: về thuộc tính GT sử dụng: nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng sức lao động của người mua (người chủ tư bản), nhưng người chủ không được sử dụng toàn thời gian như hàng hóa thông thường mà chỉ được hợp đồng trong 1 khoảng thời gian nhất định (thường là 8h/ngày). Ngoài ra, hàng hóa sức lao động còn có giá trị sử dụng đặc biệt, khi sử dụng nó, có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó. Đây là chìa khóa quan trọng giải thích nguồn gốc giá trị thặng dư do đâu mà có.

4. Sức lao động

4 Khái niệm Sức lao động là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích.

Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất. Nhưng không phải trong bất kỳ điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa. Thực tiễn lịch sử cho thấy, sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa vì bản thân người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô nên anh ta không có quyền bán sức lao động của mình. Người thợ thủ công tự do tuy được tuỳ ý sử dụng sức lao động

của mình, nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải là hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống mình, chứ chưa buộc phải bán sức lao động để sống. Sức lao động để trở thành hàng hoá cần phải có những điều kiện nhất định.

4 Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá Thứ nhất, người có sức lao động phải được tự do vệ thân thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.

Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt. Họ trở thành người “vô sản”. Để tồn tại buộc họ phải bán sức lao động của mình để sống.

Sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện quyết định để tiển biến thành tư bản. Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định.

Trong các hình thái xã hội trước chủ nghĩa tư bản chỉ có sản phẩm của lao động mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định nào đó các hình thái sản xuất xã hội cũ (sản xuất nhỏ, phường hội, phong kiến) bị phá vỡ, thì mới xuất hiện những điều kiện để cho sức lao động trở thành hàng hóa, chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử xã hội - thời đại của chủ nghĩa tư bản.

Để hiểu thế nào là hàng hóa sức lao động, chúng ta sẽ đi phân tích sức lao động là gì và những điều kiện nào khiến sức lao động trở thành một loại hàng hóa.

Cụ thể:

Theo đó, công nhân không chỉ có nhu cầu đáp ứng về vật chất mà còn cần đáp ứng những nhu cầu về tinh thần như: giải trí, được khuyến khích, được tôn trọng,... Và như một lẽ dĩ nhiên, những nhu cầu này luôn thay đổi và phát triển theo thời gian và sự phát triển của xã hội.

Cũng chính vì con người là chủ thể của sức lao động, nên việc cung cấp hàng hoá đặc biệt này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của cá nhân với những đặc điểm riêng biệt về: tâm lý, nhận thức, văn hoá, khu vực địa lý, môi trường sinh hoạt,...

Bên cạnh đó, hàng hoá sức lao động là một loại hàng hoá tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội. Điều này thể hiện ở chỗ người lao động luôn tạo ra những hàng hoá khác có giá trị lớn hơn giá trị của sức lao động để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của người sử dụng lao động.

Tóm lại, hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt khi tồn tại đủ hai điều kiện về sự tự do và nhu cầu bán sức lao động. Để duy trì điều kiện cho hàng hoá sức lao động tạo ra những giá trị thặng dư, người sử dụng lao động phải đáp ứng những nhu cầu đặc biệt về tâm lý, văn hoá và khu vực địa lý,...

5. Liên hệ bản thân sinh viên Đầu tiên, phải nắm chắc kiến thức nền tảng và chuyên môn của ngành theo học, cố gắng để đạt được tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi trong tay. Việc nắm chắc kiến thức nền tảng và chuyên môn giúp việc lựa chọn phương thức học tập phù hợp với bản thân, lựa chọn công việc phù hợp chuyên ngành tương lai của mình một cách dễ dàng, có nhiều cơ hội để lựa chọn các công ty, doanh nghiệp hơn. Việc có tấm bằng loại giỏi cũng là một lợi thế lớn vì các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào tấm bằng ấy để xét tuyển, nó như là một tấm vé để đi xin việc một cách dễ dàng hơn.

Thứ 2, sinh viên cần có những chứng chỉ chuyên ngành, trong đó ngoại ngữ và tin học là nhu cầu thiết thực nhất. Tùy vào mỗi ngành học thì sẽ có những yêu cầu riêng, song trước thời kì mở cửa hội nhập như bây giờ, hầu hết các ngành nghề đều có sự liên kết và hợp tác với nước ngoài thì ngoại ngữ là điều rất cần thiết. các chứng chỉ như Toeic, Ielts... là những chứng chỉ tiếng Anh quan trọng. Khi có trình độ ngoại ngữ tốt, điều đó sẽ tạo cơ hội cho việc tiếp cận với các tin tức, sách báo,tài liệu nước ngoài, giao tiếp được với bạn bè quốc tế nhằm giao lưu, học hỏi văn hóa của các quốc gia trên thế giới và tiếp thu thêm được nhiều kiến thức hơn. Biết ít nhất một ngoại ngữ sẽ giúp bản thân nổi bật, dễ dàng nhận được công việc phù hợp với khả năng, trình độ bản thân, việc tìm kiếm các thông tin tuyển dụng sẽ mở rộng nhiều vị trí hấp dẫnác chứng chỉ tin học cũng rất cần thiết khi mà chúng ta đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào các ngành nghề. Chính vì vậy sử dụng thành thạo ứng dụng tin học cũng là một lợi thế trong công việc sau này của mình.

Thứ 3, đó là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn tới sự thành công trong bất kì công việc nào. Thậm chí, giao tiếp đã trở thành một bộ môn nghệ thuật mà nhiều người phải bỏ tiền ra để học. Việc giao tiếp tốt giúp nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc, làm quen vơi những đồng nghiệp mới, giúp việc đàm phán với các doanh nghiệp, đối tác, thuyết phục được các họ để đạt được hiệu quả công việc tối ưu bên cạnh kiến thức chuyên môn vững chắc. Còn với kỹ năng làm việc nhóm, đó là một yêu cầu bắt buộc của hầu hết các đơn vị tuyển dụng. Bởi để đạt hiệu quả và năng suất cao, nhân viên không thể làm việc đơn lẻ mà cần có một team hỗ trợ nhau. Và trong việc học cũng chẳng xa lạ gì nữa, môn học nào hầu như cũng được phân nhóm, thảo luận nhóm với nhau. Chúng ta phải biết hoạt động vì tập thể chứ không

Kết luận..................................................................................................................

Có thể nói, thị trường lao động ở Việt Nam còn khá mới vì trình độ học vấn của thị trường lao động ở các khu công nghiệp hay ở các thành phố lớn còn khá nhỏ. Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội đồng thời cũng là thách thức lớn. cho Việt Nam. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trên thị trường thế giới đầy khắc nghiệt, các nhà kinh tế Việt Nam cần

Chiến lược cụ thể để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá sức lao động. Vì vậy, cần áp dụng triệt để lý thuyết về công việc của C. hàng điện.

Thực hiện có hiệu quả Việt Nam đưa nguồn nhân lực chất lượng cao, có tay nghề cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới.