Cho a 2 5 hỏi điểm nào sau đây năm 2024

Peel da là phương pháp thẩm mỹ được sử dụng phổ biến với nhiều công dụng như: trẻ hóa da; điều trị mụn; mờ thâm và vết nám; làm sáng da và giảm tình trạng da nhờn. Vậy quy trình peel da chuẩn y khoa diễn ra như thế nào? Peel da không phù hợp với những trường hợp nào? Chăm sóc sau peel da ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề trên.

Cho a 2 5 hỏi điểm nào sau đây năm 2024

Tổng quan về phương pháp peel da

Peel da hay tái tạo da bằng hóa chất là phương pháp sử dụng các chất hóa học với nồng độ khác nhau nhằm làm đứt gãy liên kết giữa các tế bào sừng ở nhiều mức độ nông – sâu khác nhau. (1)

Sản phẩm peel da còn kết hợp với những thành phần giúp trắng sáng, kháng viêm, chống oxy hóa… nên có tác dụng loại bỏ tế bào chết; sáng da; giảm sừng hóa nang lông và tiết bã nhờn; thúc đẩy quá trình thay da và tái tạo da mới.

Từ đó, giúp điều trị nhiều vấn đề liên quan đến thẩm mỹ da như: sắc tố (thâm, nám, tàn nhang), mụn trứng cá, trị sẹo, trẻ hoá da, thu nhỏ lỗ chân lông…

Chu trình thay da sinh học ở người khoảng 28 ngày, quy trình peel da giúp thúc đẩy chu trình này diễn ra sớm hơn. Để đạt mục đích đó, peel da thường dùng một số hoạt chất chính như:

  • AHA (Alpha Hydroxy Acid): nhóm axit này tan trong nước, được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như: acid citric từ cam chanh, dứa; acid glycolic từ đường mía; acid malic từ táo; acid lactic từ việt quất… giúp tăng khả năng loại bỏ tế bào chết, trị mụn, sáng da và dưỡng ẩm.
  • BHA (Beta Hydroxy Acid): nhóm axit này tan trong dầu, thường dùng nhất là acid salicylic. BHA giúp tiêu sừng bề mặt và thấm sâu vào nang lông; làm sạch bã nhờn, tránh bít tắc nang lông; kháng viêm; điều trị mụn; thu nhỏ lỗ chân lông.
  • Acid Trichloroacetic (TCA): TCA là loại hoá chất có khả năng làm biến tính và đông tụ protein, tạo hiện tượng frosting (lớp màng trắng có thể nhìn thấy dễ dàng khi tiếp xúc với da), không hấp thu vào tuần hoàn nên không gây độc toàn thân. Ở những nồng độ khác nhau, TCA sẽ tác động lên da ở những độ sâu khác nhau, cụ thể:
    • TCA 10-25%: được dùng trong peel nông, giúp sáng da, hỗ trợ điều trị sắc tố và trị mụn.
    • TCA 35%: được dùng trong peel trung bình, giúp trị mụn, trẻ hoá da, mờ đốm nâu.
    • TCA trên 40%: peel ở tầng sâu, ứng dụng trong điều trị sẹo rỗ.
  • Retinol: dẫn xuất vitamin A, có nhiều công dụng trong cải thiện tình trạng lão hóa da, trị nám, trị mụn, thu nhỏ lỗ chân lông…
    Cho a 2 5 hỏi điểm nào sau đây năm 2024
    Cấu trúc và bề mặt da trước và sau khi peel

Peel da có bao nhiêu mức độ?

Peel da có 3 mức độ:

  • Peel nông: gây bong các lớp trong thượng bì (từ lớp sừng đến lớp đáy), cần 7-10 ngày để phát huy hiệu quả. Lột da nhẹ thường được chỉ định để làm sáng da, điều trị sắc tố và điều trị mụn.
  • Peel mức trung bình: tác động đến lớp bì nhú của trung bì, tiến trình phục hồi da kéo dài nhiều ngày và hoàn tất sau 10-14 ngày, có tác dụng làm phẳng các vết nhăn nông, sáng da và làm mờ một số sắc tố da.
  • Peel da sâu: tác động sâu đến lớp bì lưới, thường được áp dụng trong điều trị nếp nhăn, rối loạn sắc tố, sẹo mụn trứng cá và một số u da tiền ác tính. Tuy nhiên, với kiểu da tối màu của người châu Á, việc peel sâu hiếm khi được thực hiện do cần thời gian nghỉ dưỡng dài, từ 40-60 ngày, thậm chí 90 ngày ở người lớn tuổi, nguy cơ xuất hiện các biến chứng cao, bao gồm: sẹo, tăng sắc tố sau viêm (tăng quá mức hoặc phân bố không đều melanin ở da sau phản ứng viêm), mất sắc tố, nhiễm trùng…

Lợi ích của peel da

Các lợi ích của peel da như:

  • Trị mụn, giảm nhờn, thu nhỏ lỗ chân lông: các axit được sử dụng trong quá trình peel da sẽ tấn công vào ổ vi khuẩn, vùng da chết và nhiều dầu thừa nhằm loại bỏ vi khuẩn và làm sạch sâu các nang lông bị tắc nghẽn. Đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn giúp nhanh chóng làm giảm mụn viêm, khô nhân mụn cũ, giảm hình thành nhân mụn mới, giảm nhờn và thu nhỏ lỗ chân lông.
  • Cải thiện lão hóa da: việc áp dụng peel da sẽ kích thích quá trình làm lành vết thương và tái tạo da. Nhờ đó giúp tăng sinh collagen, nếp nhăn cũng được giảm bớt, da trở nên mịn màng hơn.
  • Làm mờ sắc tố: việc sử dụng các dung dịch acid ở ngưỡng cho phép tế bào da và các melanin bên trong tế bào bong tróc ra, loại bỏ một phần các sắc tố. Đồng thời, các hoạt chất sáng da kết hợp các phương pháp điều trị kết hợp (laser điều trị sắc tố) tác động được các sắc tố ở tầng sâu hơn, giúp rút ngắn thời gian điều trị.
  • Da sáng khỏe: peel da có thể loại bỏ tế bào sừng bên trên, các hoạt chất thấm sâu vào nang lông giúp giảm bã nhờn, bụi bẩn; làm sạch và tăng khả năng tái tạo tế bào mới; tăng khả năng hấp thu dưỡng chất… Nhờ đó làm sáng da nhanh chóng, da khỏe và nhiều sức sống.
  • Điều trị sẹo: peel da sâu kích thích tăng sinh và tái sắp xếp collagen ở lớp trung bì. Từ đó giúp nâng đáy sẹo, tái tạo cấu trúc bề mặt da, làm đầy sẹo lõm.

Tác dụng phụ của peel da

Quy trình peel da không chuẩn y khoa và chăm sóc da không đúng cách dễ làm xuất hiện các biến chứng, đôi khi không thể phục hồi như ban đầu. Peel da mặt mức độ nhẹ có thể gây các tác dụng phụ như: nổi mẩn đỏ tạm thời, bong tróc nhẹ và tăng nhạy cảm với ánh sáng. Peel trung bình, sâu có thể gây nhiễm trùng, sẹo, tăng hoặc mất sắc tố da, rối loạn nhịp tim…

Cho a 2 5 hỏi điểm nào sau đây năm 2024
Trước và sau khi peel da

Peel da không phù hợp với nhóm đối tượng nào?

Những trường hợp sau đây không nên thực hiện các quy trình peel da:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Có vết thương hở ở vùng da cần điều trị
  • Bị nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, nhiễm nấm cấp tính
  • Mắc bệnh ngoài da mạn tính: viêm da cơ địa, vảy nến, bệnh da nhạy cảm ánh sáng
  • Có tiền sử bị sẹo xấu, sẹo lồi
  • Người đang dùng Isotretinoin, ánh sáng trị liệu bệnh ngoài da trong vòng 6 tháng: không nên peel da trung bình và sâu vì các hóa chất sẽ tác động vào lớp bì sâu, dễ gây sẹo lồi hay sẹo xấu.

Hướng dẫn quy trình peel da chuẩn y khoa được bác sĩ da liễu tin dùng

Quy trình thay da sinh học bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: thăm khám, soi da và tư vấn liệu trình peel da cho khách hàng.
  • Bước 2: tẩy trang, làm sạch vị trí cần điều trị, chụp hình da để lưu hồ sơ theo dõi hiệu quả điều trị.
  • Bước 3: bảo vệ những vùng da nhạy cảm bằng cách thoa kem dưỡng ẩm, mỡ vaseline lên những vùng da mỏng như: khóe mũi, khóe miệng, khóe mắt. Sau đó, bác sĩ đắp miếng gạc lên vùng mắt để tránh dung dịch peel dính vào.
  • Bước 4: Tiến hành peel da
    • Sử dụng dung dịch peel: dùng cọ quét 1 hoặc vài lớp dung dịch peel lên da, đồng thời dùng đồng hồ đếm thời gian theo hướng dẫn của từng loại peel.
    • Quan sát da: nếu da có hồng ban, dấu hiệu điểm sương… bác sĩ sẽ lau sạch lớp hoạt chất peel trên bề mặt hoặc tiến hành sang bước trung hòa với dung dịch chuyên biệt.
  • Bước 5: làm sạch, làm lạnh và phục hồi da bằng cách chườm lạnh, thoa dưỡng chất, sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, đắp mask, có thể kết hợp chiếu đèn sinh học để giảm viêm và tăng chuyển hoá ở da.
  • Bước 6: tư vấn cho khách hàng cách chăm sóc da sau peel.

Chăm sóc da sau peel như thế nào để mau hồi phục?

Chăm sóc da sau peel đúng cách sẽ giúp mang lại hiệu quả tối ưu và duy trì lâu dài, hạn chế xuất hiện biến chứng.

  • Nếu bạn thuộc kiểu da tối màu, nên sử dụng kem chứa hoạt chất làm sáng da trước khi điều trị vài tuần.
  • Ưu tiên sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ và thoa dưỡng ẩm dạng cream hoặc lotion để tái lập hàng rào bảo vệ và nhanh chóng phục hồi da.
  • Chống nắng kỹ, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng trong 2 tuần trước và sau peel.
  • Không sử dụng các hoạt chất có tính tẩy lột như: AHA, BHA và dẫn xuất vitamin A (Adapalene, Retinol, Tretinoin…); sản phẩm tẩy tế bào chết trong vòng 3-7 ngày sau peel.
  • Hạn chế trang điểm trong vòng 1-2 tuần sau mỗi quy trình peel da.
  • Da sẽ khô lại và bong vảy sau vài ngày, không nên sờ, chạm, cào, gãi hay tự gỡ các vảy da vì sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng, tạo vết thương, tạo sẹo…
  • Tránh nóng, tránh tập thể dục quá sức, không nên xông hơi hoặc tắm nước quá nóng trong ít nhất 3 ngày đầu sau điều trị.
  • Tránh tẩy lông/triệt lông ở vùng da điều trị trong ít nhất 2 tuần sau đó.
  • Tuân thủ khoảng cách giữa các lần peel da để tránh mật độ peel quá dày, làm da mỏng, yếu, dễ bị kích ứng và tăng biến chứng sau peel.
    Cho a 2 5 hỏi điểm nào sau đây năm 2024
    Hiện tượng frosting: lớp màng trắng có thể nhìn thấy dễ dàng khi tiếp xúc với da.

Một số điều cần biết khi lựa chọn peel da

Một số điều cần biết khi thực hiện các quy trình peel da như:

1. Không sử dụng mỹ phẩm chứa cồn, hương liệu, paraben

Sau khi peel, lớp da chết bị sừng hóa sẽ được loại bỏ và để lộ ra lớp da mới đẹp hơn. Lúc này, làn da mới mỏng và yếu nên cần thời gian hồi phục và cách chăm sóc hợp lý để phục hồi. Đây cũng là khoảng thời gian da cực kỳ nhạy cảm. Vì vậy, cồn, chất tạo mùi, chất tạo màu hay các thành phần dễ gây dị ứng có thể trở thành tác nhân khiến da bị nổi mẩn, kích ứng, thậm chí là viêm da, nhiễm trùng.

2. Sau khi peel da có nên rửa mặt không?

Sau khi hoàn thành quy trình peel da từ 4-6 tiếng, bạn có thể rửa mặt bằng nước nước muối sinh lí hoặc sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ có thành phần an toàn, lành tính và không phải dạng hạt. Lưu ý, quá trình rửa mặt nên thao tác nhẹ nhàng, không nên rửa quá lâu để tránh làm tổn thương da.

3. Có phải peel càng nhiều da càng đẹp không?

Không! Vì các sản phẩm peel thường có axit, các hóa chất ăn mòn. Việc để thuốc trên da quá lâu có thể làm cho thuốc thấm sâu vào các lớp dưới da, gây tổn thương sâu, bỏng và để lại sẹo. Thời gian bôi thuốc phụ thuộc vào loại hoạt chất được sử dụng và mục đích peel. Do đó, quý khách hàng cần tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Chu trình thay da sinh học của con người trung bình là 28 ngày, quy trình peel da giúp đẩy nhanh chu trình này, lấy đi các tế bào chết, lớp sừng đồng thời làm mất đi lớp màng ẩm tự nhiên của da. Peel da thường xuyên, khi da chưa kịp phục hồi sẽ khiến da mỏng và yếu đi nhanh chóng. Da càng nhạy cảm thì khoảng cách giữa 2 lần thực hiện càng nên kéo dài.

4. Có phải thuốc peel nào cũng như nhau ?

Có 3 mức độ tái tạo da bằng hóa chất khác nhau. Các sản phẩm peel cũng chia thành nhiều loại, có nồng độ và thành phần hoạt chất khác nhau, dùng để điều trị cho các tình trạng riêng biệt. Do đó, không có một sản phẩm peel da nào phù hợp với mọi loại da và mọi mục đích.

Hiện nay, ngoài các sản phẩm đã được chứng minh hiệu quả và được cấp phép, nhiều sản phẩm, quy trình peel da handmade xuất hiện với các tên gọi khác nhau như: kem lột da, kem trộn, tẩy da chết… chưa được cấp phép sử dụng, không đảm bảo an toàn, chất lượng. Thành phần của các loại này có thể bị cấm sử dụng, có nồng độ axit cao, chứa corticoid và nhiều hóa chất độc hại… Nếu sử dụng trong các quy trình peel da sẽ gây phỏng, kích ứng da, để lại sẹo, tăng sắc tố, làm mỏng da, lộ mạch máu…

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là một trong những địa chỉ uy tín và chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực thẩm mỹ da. Tại đây, khách hàng sẽ được khám và tư vấn bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, được điều trị bằng quy trình peel da chuẩn y khoa, an toàn và hiệu quả. Các thủ thuật được thực hiện trong môi trường an toàn và đạt tiêu chuẩn y tế. Ngoài ra, khách hàng cũng được theo dõi, chăm sóc và kết hợp đa phương pháp trị liệu để đảm bảo kết quả tốt nhất khi peel da.

Tóm lại, peel da là phương pháp thẩm mỹ có nhiều tác dụng trong loại bỏ tế bào chết; sáng da; giảm sừng hóa nang lông và tiết bã nhờn; thúc đẩy quá trình thay da và tái tạo da mới. Tuy nhiên, quý khách hàng nên thực hiện tại các Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để đảm bảo quy trình peel da chuẩn y khoa, an toàn và có hiệu quả tối ưu.