Chó mừng chủ trong tiếng anh là gì năm 2024

TiếngAnh123.Com - a product of BeOnline Co., Ltd. (Cty TNHH Hãy Trực Tuyến)

Show

Giấy phép ĐKKD số: 0102852740 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội. Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội học tiếng Anh trực tuyến số: 549/GP-BTTTT cấp bởi Bộ Thông tin & Truyền thông. Địa chỉ: số nhà 13, ngõ 259/9 phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: 02473080123 - 02436628077 Chính sách bảo mật thông tin | Quy định sử dụng

Chuyển sang sử dụng phiên bản cho:

Mobile Tablet

Chó mừng chủ trong tiếng anh là gì năm 2024

Bạn nuôi một chú chó, vậy liệu bạn có hiểu biểu cảm của chó cưng và ngôn ngữ giao tiếp của chúng hay không. Chó cưng không thể nói ra những suy nghĩ của mình như con người. Việc hiểu ngôn ngữ của chó thật sự không phải chuyên dễ dàng. Tuy nhiên nếu bạn quan tâm tới cún con một chút, Pet Mart tin rằng sẽ không còn bất cứ rào cản ngôn ngữ nào nữa.

Các giác quan của chó và biểu cảm của chó được liên hệ với nhau vô cùng chặt chẽ. Về cơ bản, chúng có 5 giác quan, tuy nhiên mỗi giác quan lại có những đặc điểm nổi bật riêng đặc trưng cho giống loài. Việc hiểu biết cơ bản về giác quan của loài chó không những giúp chúng ta chăm sóc sức khỏe, huấn luyện chó, mà còn tận dụng các khả năng phi thường của loài vật đặc biệt này hỗ trợ hiệu quả cho con người.

Chó có đôi mắt cực kì tinh tường

Các giác quan của chó cũng tương tự như con người và một số động vật khác. Về cơ bản, chúng có 5 giác quan, mỗi giác quan lại có những đặc điểm nổi bật riêng đặc trưng và thể hiện biểu cảm của chó rõ rệt. Việc hiểu biết cơ bản về giác quan của loài chó không những giúp chúng ta chăm sóc sức khỏe, huấn luyện chó, mà còn tận dụng các khả năng phi thường của loài vật đặc biệt này hỗ trợ hiệu quả cho con người.

Khả năng nhìn vào ban đêm của chó tốt hơn người rất nhiều. Tế bào võng mạc mắt của chó có thể hội tụ cả hai loại ánh sáng. Ánh sáng rực rỡ ban ngày và lờ mờ của đêm tối. Điều quan trọng này giúp chó săn mồi và bảo vệ tốt vào ban đêm. Đặc biệt trong việc cảnh vệ. Những chú chó làm rất tốt. Chúng có thể phát hiện sự xâm nhập của người lạ và phát hiện chính xác mục tiêu đang ở vị trí nào.

Hơn nữa góc nhìn của mắt chó rất rộng. Nhiều khi không cần quay đầu mà chó có thể đảo mắt về các phía, quan sát kỹ lưỡng, giúp phản ứng nhanh và giữ bí mật, giảm thiểu cử động cơ thể. Mắt chó có 3 mí, khi không cần thiết chỉ đóng 1 mí chắn bụi mà vẫn không ảnh hưởng lắm tới khả năng nhìn.

Chó có bị mù màu không?

Đôi mắt của những chú chó thực sự là một camera hoàn hảo. Với tốc độ tức thì chỉ đạo các bộ phận cơ thể thực hiện kịp thời các động tác. Biểu cảm của chó có thể là cắn xé, chạy, sủa hoặc tình cảm âu yếm. Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về khả năng phân biệt màu của chó.

Liệu chó có bị mù màu hay không? Quan niệm “mù màu” ở chó là không đúng. Thực tế chó nhìn được màu sắc nhưng khả năng phân biệt đủ các màu không được như con người. Lý do vì ở người có 3 loại tế bào thị giác phân biệt màu sắc, nhưng chó chỉ có 2 loại.

Giác quan của chó qua đôi tai cực thính

Đôi tai của loài chó lại được coi là vệ tinh thông tin thứ 2 sau thị giác. Khả năng nghe của chó gấp hai lần con người. Biểu cảm của chó và phản ứng đáp trả sau khi nghe nhanh gấp hai lần rưỡi con người. Những chú chó có khả năng nghe được sóng siêu âm nên người ta dùng còi siêu âm để huấn luyện chó.

Khả năng phân biệt âm thanh của chó tuyệt hảo. Tiếng suỵt, huýt sáo hay tiếng chút chít của động vật, ri rỉ của côn trùng đều được xử lý vào “bộ nhớ”. Và sau đó tất nhiên sẽ được nhận biết nhanh chóng khi nghe lại lần khác.

Chính vì sự ghi nhớ này mà các khẩu lệnh dạy chó cần được phát lại chuẩn. Lặp đi lặp lại như nhau thì mới có hiệu quả. Việc đưa ra một mệnh lệnh luôn luôn phải chuẩn. Vì nếu phát ra âm thanh kiểu khác, chúng sẽ nhận định và ghi nhớ sang một nghĩa hoàn toàn khác.

Chó đánh hơi cực kì xuất sắc

Chó đánh hơi được bao xa?

Vì sao lại nói là đặc biệt, bởi lẽ sẽ chẳng một loài động vật nào có thể đánh hơi giỏi như chúng. Những chú chó có khả năng ngửi siêu tài. Việc đánh hơi của chó là một giác quan quan trọng nhất trong 5 giác quan. Như vậy, bạn có thể dễ dàng nhận biết giác quan nào của chó phát triển nhất.

Không chỉ ngửi mùi vị phân biệt thức ăn. Chúng còn dùng mũi để ngửi phát hiện con mồi đi săn. Định vị mình đang ở đâu? Để thông tin với nhau trong cộng đồng. Hoặc tìm bạn tình, phân biệt con đẻ với những con chó con lạ. Một chú chó đực có thể nhận biết các “cô ả xinh đẹp” đang đến kỳ động dục đỉnh điểm trong vòng bán kính 3km. Vì vậy nhiều khi chủ chó rất lạ vì xung quanh hàng xóm không nuôi chó mà sao chó vẫn “mang bầu”.

Khả năng đánh hơi kì lạ của chó

Chỉ ngửi thức ăn không cần nếm chúng có thể quyết định ăn hay từ chối ăn. Với chiếc mũi vô cùng nhạy cảm, nhận biết mùi của chó nhanh gấp 1 triệu lần khả năng của con người. Một số giống chó có ống mũi dài như: giống chó Cocker, Béc Giê, Dachshund… khả năng ngửi, đánh hơi tốt được huấn luyện nghiệp vụ phát hiện ma túy và nhận biết dấu vết tội phạm.

Một số mùi thơm mà đối với người rất dễ chịu: nước hoa, shampoo, rượu… thì biểu cảm của chó cực lại ngược lại. Chúng rất ghét những mùi đó. Trong khi đó, chó rất thích ngửi mùi dễ sợ: phân hôi thối, xác chết. Con người đã tận dụng khả năng này cho cứu hộ thiên tai, động đất, bão tố.

Vị giác của chó rất đặc biệt

Đây là giác quan liên kết hữu cơ với khứu giác. Việc định vị thức ăn trải qua khứu giác sau mới quyết định nếm. Chúng sử dụng lưỡi liếm thức ăn hay âu yếm bạn tình hoặc chủ. Những chú chó thích ăn thức ăn giống nhau hàng ngày.

Số lượng tế bào thần kinh vị giác ở niêm mạc lưỡi chó ít hơn 12 lần so với người. Phải chăng khả năng ngửi quá tốt đã làm giảm nhiều chức năng của tế bào này. Chính vì vậy, có thể dễ dàng xây dựng thực đơn hàng ngày cho cún cưng.

Tuy nhiên, cũng cần phải đa dạng các loại thức ăn cho chó. Ngoài thức ăn ướt, chúng cần được hỗ trợ thêm một số loại thức ăn hạt, thức ăn khô. Có thể sử dụng thức ăn khô Max Power, Royal Canin, Mec, Moshm… Đây là loại thức ăn khô được các chú chó cực kỳ yêu thích.

Giác quan của chó thông qua xúc giác

Những biểu cảm của chó khá nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết và vùng khí hậu của môi trường nhờ vào xúc giác. Cảm giác đau đớn, bị lạnh, nóng được nhận biết từ các đầu mút thần kinh. Bộ da truyền tin vào vỏ đại não được xử lý bằng phản ứng run rẩy, dựng lông.

Chó nhạy cảm với lạnh hơn là nóng. Mặc dù nóng nực làm chó tăng tiết dịch, dãi và tăng hô hấp. Các gan bàn chân chó không có ý nghĩa lắm về xúc giác như cảm giác bàn tay của con người. Như vậy, thông qua xúc giác và các biểu cảm của chó truyền tải ra bên ngoài có thể nắm bắt được trạng thái sức khỏe của cún cưng.

Vào mùa đông lạnh nên cho cún cưng vận động trong nhà. Tránh đi ra ngoài khi thời tiết quá khắc nghiệt. Hoặc nếu đi ra ngoài nên mặc ấm cho chúng để giữ nhiệt cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu còn cho rằng, biết đâu giác quan thứ 6 của chó vẫn đang hình thành và tồn tại ở một vị trí nào đó nằm ngoài kiểm soát của con người. Hãy chờ đón những điều thú vị từ các nhà khoa học trong tương lai để biết rõ hơn về điều này.

Biểu hiện cảm xúc chó qua các bộ phận cơ thể

Ngôn ngữ của chó qua đôi tai

Đôi tai của chó không chỉ là để lắng nghe, việc quan sát tai cũng có thể giúp bạn biết chú cún đang muốn điều gì. Các biểu cảm của chó có thể quan sát qua tai của chúng đó là:

  • Hướng về phía sau lưng: bất an, nhát gan, “Em đầu hàng”.
  • Khép lại: thoải mái dễ chịu.

Ngôn ngữ của loài chó thể hiện qua thân hình

Bạn có thể quan sát dáng hình của chú cún để biết được thái độ và biểu cảm của chó cưng:

  • Tư thế nhìn từ trên cao xuống: muốn đối phương phục tùng.
  • Tư thế thấp: biểu cảm của chó là cam tâm phục tùng đối phương.

Biểu của chó thông qua chiếc đuôi

Nghiên cứu về cử động đuôi của chó

Chú chó cưng của bạn thường vẫy đuôi sang phía bên phải, hay bên trái? Bạn từng để ý đến điều này chưa? Khi chó vẫy đuôi sang trái biểu cảm của chó hoàn toàn khác với lúc nó vẫy đuôi sang phải. Hãy xem kết quả nghiên cứu của nhà Thần kinh học Giorgio Vallortigara thuộc Đại học Trento, Italia để hiểu thêm về bí mật trong cái vẫy đuôi của loài chó.

Để thực hiện cuộc nghiên cứu, nhóm của Vallortigara tập trung cùng lúc 43 chú chó mặc áo có đeo thiết bị đo nhịp tim và gắn camera để ghi hình cách biểu lộ cảm xúc của chúng. Nghiên cứu cho thấy khi chó vẫy đuôi nhiều qua bên phải. Biểu cảm của chó lúc này thể hiện tâm trạng thoải mái.

Còn khi căng thẳng, nó thường vẫy nhiều qua bên trái. Khi những chú chó nhìn thấy người chủ và muốn đến gần họ chúng vẫy đuôi sang phải, còn khi chúng đứng trước 1 chú chó hung dữ to lớn và muốn tránh xa. Chúng vẫy đuôi sang trái.

Theo tác giả Vallortigara, thì việc vẫy qua phải hay trái là do não điều khiển. Nhịp tim của chó sẽ tăng lên khi đuôi vẫy sang trái và cùng với đó là các biểu hiện của sự căng thẳng. Theo Vallortigara, con người khó nhận ra ý nghĩa của cái vẫy đuôi của 1 chú chó, nhưng đồng loại của chúng thì hiểu điều này một cách rõ ràng.

Các biểu hiện cảm xúc của chó

  • Vẫy đuôi: biểu cảm của chó là vui mừng và hưng phấn.
  • Đuôi vẫy ở vị trí cao: thể hiện sự mạnh mẽ.
  • Phần eo và đuôi cùng lắc: cùng nhau ra ngoài chơi đi nào.
  • Đuôi vẫy ở vị trí thấp: lúng túng không biết phải làm thế nào.
  • Đuôi cụp đuôi: biểu cảm của chó cho thấy sự sợ hãi.

Lợi ích đối với người nuôi chó

  1. An toàn cá nhân: Hãy chú ý vào hướng vẫy đuôi của một chú chó lạ đang đến gần, bạn có thể biết được đó là dấu hiệu của những vấn đề tiềm ẩn hay một cuộc gặp gỡ thú vị. Hướng vẫy đuôi của cún cưng khi gặp người lạ có thể giúp bảo vệ chúng. Ví dụ như những cuộc gặp gỡ không đáng có hoặc là một cuộc gặp gỡ vui vẻ.
  2. An toàn cho động vật: Hướng vẫy đuôi của cún cưng có thể cảnh báo người nuôi chó cách đối phó với những chú chó khác. Điều này rất có tác dụng khi mới gặp người hoặc chó lạ mặt. Tránh một cuộc chiến và có một trải nghiệm vui vẻ chắc chắn là sự quan tâm lớn nhất của chủ nuôi.

Cách nhận biết cảm xúc của chó thông qua các hành vi

Ngoài việc biểu hiện ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm của chó còn rất nhiều hành vi khác. Đây chính là cách mà cún con luôn cố gắng thực hiện để có thể giao tiếp với chủ nhân của chúng.

  • Liếm mũi: biểu cảm của chó là lo lắng không yên, bất lực.
  • Trèo qua: chinh phục đối phương.
  • Nằm phơi bụng: đến chơi với em, hãy chiếm lấy em đi.
  • Dựa vào người đối phương: muốn để đối phương được yên tĩnh.
  • Cơ thể run cầm cập: biểu cảm của chó căng thẳng, không có bất kỳ biểu hiện thù địch nào.
  • Tự cắn lông trên người mình: không nhất định là bệnh về da, có thể là dấu hiệu bị áp lực.
  • Đi lại không ngừng: sốt ruột không yên và áp lực quá độ.
  • Cúi đầu nhấc cao phần sau người, cơ thể nhướng về phía trước, vẫy đuôi: cùng chơi đi, cầu xin bạn đấy.
  • Quay người, hoàn toàn không chú ý đến con người: bạn nên bình tĩnh lại, bớt giận đi.

Lưu ý, sự khác biệt giữa quan hệ của 2 chú chó là đánh nhau hay là chơi đùa? Điều này rất quan trọng và cần có sự can thiệp của chủ nhân. Mặc dù đôi lúc giữa chúng có những mâu thuẫn, nhưng dưới nhiều tình huống chúng sẽ tự tách nhau và không thèm chơi với nhau nữa.

Khi chủ nhân thấy chú chó của mình với chó khác có sự gầm gừ, gồng mình lên phải tách ra ngay tránh những trận chiến không đáng có. Hơn nữa, cũng cần lưu tâm tới các hành vi, ngôn ngữ, biểu cảm của chó thông qua tất cả các bộ phận trên cơ thể. Thông qua đó chủ nhân có thể điều chỉnh hành vi của cún con sao cho phù hợp nhất

Tính cách của chó Corgi, Rottweiler khi nhìn chằm chằm chủ

Tại sao chó nhìn chằm chằm chủ?

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện ra rằng biểu cảm của chó nhìn chằm chằm vào mắt bạn là một cách thể hiện tình cảm mãnh liệt. Nghiên cứu còn cho thấy Hormone Oxytocin (1 loại hóc môn tình yêu) tăng lên nhanh khi những chú chó nhìn chủ nhân của chúng.

Như vậy, khi bắt gặp biểu cảm của chó là một ánh mắt tha thiết từ chú chó của bạn hãy quan tâm tới chúng. Biết đâu chúng đang muốn gợi ý một thứ gì đó từ bạn. Đôi mắt chính là công cụ giao tiếp hữu hiệu không chỉ ở người, mà đối với những chú cún cũng vậy. Xét trên phương diện tâm lý chúng ta có thể hiểu ánh mắt ấy biểu thị những điều sau:

Các chú chó rất yêu chủ của mình. Nhưng khi chúng nhìn chằm chằm với vẻ đầy mong đợi thì đó không đơn thuần chỉ là sự thành tâm. Mà còn hơn thế, chúng đang muốn có một thứ gì đó. Thông thường, “thứ gì đó” có thể là xin một bữa ăn nhẹ ngon lành hoặc 1 món đồ chơi mà chúng yêu thích.

Trong một số trường hợp khác, biểu cảm của chó nhìn chằm chằm vào chủ của một chú chó là để gây sự chú ý. Hoặc nó đang vui vẻ chờ đợi một lời khen ngợi hay chỉ dẫn từ chủ của mình. Một vài chú chó có thể muốn biết cảm xúc được biểu hiện trên khuôn mặt của chủ thôi.

Chó nhìn chằm chằm chủ là một tín hiệu tốt

Biểu hiện của chó khi nhìn chằm chằm được coi là một tín hiệu tốt. Thực tế, hầu hết những người huấn luyện đều khuyến khích các chú chó nhìn chằm chằm vào chủ. Cho đến khi nhận được hiệu lệnh từ chủ. Ngoài ra, nếu bạn chưa từng làm điều này thì nhìn sâu vào đôi mắt của một chú cún có thể là một trò tiêu khiển bổ ích đấy.

Biểu cảm của chó khi nhìn chằm chằm vào được xem như là một thử thách thực sự. Không phải bất cứ chú cún nào cũng có biểu hiện tương tự. Thậm chí có một số chú chó còn không nhìn mặt và dửng dưng với chủ. Bởi vì đây là hành động đòi hỏi mối quan hệ giữa chủ và tớ phải thân thiết. Được gắn bó và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ dấu hiệu gây hấn. Hoặc sự bất thường trong cách cư xử với nhau.

Nếu bạn vừa nhận nuôi hoặc đang nuôi một chú chó mà có biểu hiện như vậy. Xin chúc mừng bạn, bạn đã nuôi được một chú chó thông minh và biết nghe lời. Lúc này, việc bạn cần làm là giao tiếp với chú chó nhiều hơn để chú chó hiểu bạn hơn. Như vậy thì mối quan hệ mới có thể tốt hơn. Việc làm này giúp chú chó nhà bạn thông minh hơn. Chú chó sẽ cảm nhận được sự yêu thương của bạn. Bạn sẽ là người quan trọng mà chú cún sẽ hết mực trung thành.

Tâm lý của loài chó qua hành vi hay liếm láp

Chó liếm láp chủ vì bạn có vị thật tuyệt

Mỗi người đều có những món ăn khoái khẩu, và chó cũng vậy. Ví dụ như thịt nướng hoặc khoai tây chiên hấp dẫn. Tính cách của chó rất đơn giản, chúng thích những món có vị đậm đà. Và vô tình, làn da của bạn cũng có vị như vậy.

Làn da của con người có vị mặn tự nhiên do mồ hôi. Khi bạn đổ càng nhiều mồ hôi thì sẽ càng có vị mặn hơn. Chó cần bổ sung muối, do đó chúng sẽ rất thích được liếm láp bàn tay của bạn. Cho đến khi không còn chút mồ hôi nào trên đó nữa.

Chó liếm láp vì cảm thấy hạnh phúc

Chó thích liếm láp còn vì cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Biểu cảm của chó này này gợi nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ của cún. Bởi vì chó mẹ thường liếm chó con từ đầu đến chân. Việc liếm láp giúp kích thích cơ thể chó sản sinh một loại hormones tên là endorphins.

Theo các bác sĩ thú y, liếm láp còn chính là một biểu hiện cảm xúc của những chú chó. Chúng sẽ cảm thấy rất hạnh phúc, mãn nguyện, vui vẻ. Và cũng muốn bạn cảm nhận được điều này thông qua việc liếm cơ thể bạn.

Biểu cảm của chó thích thống trị, làm chủ

Tính cách của chó chịu ảnh hưởng bởi lối sống bầy đàn của chúng. Trong một đàn chó, luôn luôn có một con có vai trò thủ lĩnh. Những con khác phải chịu phục tùng hoặc rời đi nơi khác. Thông thường những con có vị trí cao hơn sẽ hay liếm láp con còn lại.

Thông qua việc liếm láp này chó muốn chứng minh rằng mình là kẻ dẫn đầu. Nếu chú chó nhảy lên người bạn và cố gắng liếm vào mặt bạn thì hãy quay đi và phớt lờ. Vì nó đang muốn thể hiện rằng mình đang ở vị trí cao hơn và là kẻ cầm đầu.

Chó liếm láp thể hiện sự lo lắng

Nếu tính cách của chó tương đối nhút nhát, chúng sẽ thể hiện sự lo lắng qua việc liếm láp. Nếu chú chó nhà bạn cứ liếm bất kì thứ gì mà chú nhìn thấy: từ nội thất trong nhà, đồ chơi cho đến bất cứ ai qua lại hoặc thậm chí cả không khí thì rất có thể thấy biểu cảm của chó đang ở trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

Bạn nên dành thời gian để chơi đùa với chú chó. Hoặc dẫn nó ra ngoài chơi ít nhất 2 lần một ngày. Những bài tập thể dục cũng có thể khiến cún yêu cảm thấy thư giãn, thoải mái. Ngoài ra nó còn có thể giúp bạn xua tan những căng thẳng, mệt nhọc sau một ngày làm việc.

Khi bạn không có ở nhà hoặc là bạn quá bận rộn thì hãy chắc chắn rằng bạn đã cho chú ấy đủ các loại trò chơi mà nó yêu thích. Bạn cũng nên xáo trộn đống đồ chơi này thường xuyên để cún yêu không cảm thấy buồn chán.

Nếu chú ấy thích những món ăn có sự kích thích thì hãy vứt cho chúng những quả bóng đồ chơi có đựng thức ăn trong đó thay vì đặt toàn bộ thức ăn vào trong một cái bát. Nó sẽ hăng say với việc vừa chơi đùa vừa kiếm được đồ ăn và quên đi những điều làm chú ấy căng thẳng, buồn chán.

Tính cách của chó Poodle, Husky qua hành vi vuốt mặt

Chó vuốt mặt khi đang lau mặt, gãi ngứa

Biểu cảm của chó không chỉ thể hiện qua đôi mắt, khuôn mặt hay sự vẫy đuôi… Nó còn biểu hiện qua cả hành vi vuốt mặt của chúng. Mỗi chủ nhân nên quan tâm tới những thay đổi cơ thể của cún cưng để biết được chúng đang muốn gì. Nếu liên quan tới vấn đề về sức khỏe thì bạn sẽ xử lý một cách kịp thời nhất.

Không phải bất cứ cử chỉ của cơ thể nào cũng là biểu hiện cảm xúc của chó yêu. Đôi khi có thể do chúng gặp phải một vài vấn đề về sức khỏe. Ví dụ như bị ngứa, liếm vết thương… Trước khi có một lí giải khoa học chính xác về hiện tượng chó “vuốt mặt”. Có thể hiểu là chúng đang gãi ngứa hay là lau mặt.

Khi hành động và biểu cảm của chó này lặp lại liên tục, có thể đây là dấu hiệu của một căn bệnh mãn tính. Có thể là phát ban, kích ứng mắt hoặc thậm chí có thể là nhiễm trùng. Bạn hãy luôn chú ý đến thói quen của chúng để chắc chắn chúng không mắc phải bất cứ một căn bệnh nghiêm trọng nào.

Chó vuốt mặt có thể đang sợ hãi, xấu hổ

Não của chó rất phát triển. Tuy nhiên, chỉ dừng lại ở nhận thức đơn giản. Chúng không có khả năng phát triển nhận thức. Nhưng điều đó không có nghĩa chó cưng của bạn không có cảm xúc. Chúng cũng biết vui vẻ, tức giận, đau khổ, sợ hãi…

Mỗi chú chó có những phản ứng khác nhau đối với những cảm xúc của mình. Nhưng nó lại khá giống nhau khi chó cưng cảm thấy sợ hãi, bối rối hay xấu hổ. Nó sẽ đưa một hoặc cả hai chân của mình lên “vuốt mặt” để che giấu cảm xúc khi nghe thấy một tiếng sét hoặc nghe thấy tiếng cô chủ hét lên đầy tức giận.

Biểu cảm của chó thể hiện sự phục tùng hoặc mua vui

Chó là loài động vật sống theo bầy đàn. Theo di truyền học, chúng sống theo từng nhóm và cư xử dựa trên hệ thống phân cấp bậc xã hội trong nhóm. Đối với chó thuần dưỡng trong gia đình, các thành viên trong nhà là bầy đàn của nó. Nó sẽ cư xử theo cách hiểu của mình về địa vị trong gia đình.

Một chú chó sẽ coi chủ của mình như con đầu đàn. Biểu cảm của chó là thấy vui vẻ và an toàn khi được chủ của mình chăm sóc. Tâm lý của chó yêu là luôn luôn phục tùng bạn – chủ nhân của chúng. Chúng thể hiện bằng cách tránh nhìn thẳng vào mắt, nhường phòng cho chủ nhân hoặc vuốt mặt bằng bàn chân.

Lí do chó dùng chân “vuốt mặt” phổ biến nhất là làm cho chủ của mình cảm thấy vui vẻ. Hành động chó “vuốt mặt” sẽ khiến bạn mỉm cười. Trông chúng những đó quả thật rất ngộ nghĩnh và đáng yêu. Những chú chó rất thích làm cho mọi người cười vui vẻ. Đây là một hành động tích cực của chó cưng cho thấy nó đang muốn bạn hạnh phúc. Chó yêu sẽ xoa dịu bạn bằng cách cọ xát vào người bạn đến khi bạn cười vui vẻ tiến đến vuốt ve và gãi bụng cho chúng.

Lý giải hành vi của chó gãi liên tục lên mặt?

Nguyên nhân chủ yếu là do chó bị ngứa gãi liên tục. Thủ pham gây ra hành vi này là ve rận, bọ chét. Ve bọ có cơ hội sinh trưởng trên mặt chó cao hơn trên cơ thể rất nhiều. Nếu chó của bạn xuất hiện hành vi thường xuyên gãi mặt và xung quanh mắt. Hoặc ma sát mặt xuống đất, lên sa lông, có khả năng chúng đã bị viêm da.

Nếu chó thường xuyên có hành vi trên, chủ nhân phải chú ý quan sát vì chúng cũng có khả năng đã bị ve bọ. Những loài ký sinh trùng bám trên mặt cú cưng có thể đã gây ra cảm giác ngứa, khó chịu cho chú chó của bạn. Nếu để chó gãi liên tục kéo dài có thể dẫn tới tổn thương da. Da bị xước và nguy cơ lây lan nấm, ngứa càng nhanh hơn.

Hành động và biểu cảm của chó khi gãi liên tục cho thấy chú cún đang có vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu này từ chó cưng bạn cần kiểm tra ngay. Bệnh nấm, viêm da, ký sinh trùng rất dễ lây lan. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể không chỉ cún cưng gãi ở mặt mà còn ở các khu vực khác nữa.

Tại sao chó chôn thức ăn, gặm xương mang đi giấu?

Chó gặm xương mang đi giấu để dự trữ thức ăn

Trước khi loài chó được thuần hóa trở thành vật nuôi trong gia đình, chúng là những động vật hoang dã săn mồi kiểu bầy đàn. Lợi thế của việc săn mồi theo bầy đàn là chúng có thể chia ra nhiều hướng khắc nhau để tìm con mồi.

Khi dồn được con mồi, chúng vẫn hạ gục được những con thú lớn hơn rất nhiều. Vấn đề là khi hạ gục được một con mồi dù đàn chó có lớn cũng không thể tiêu thụ hết toàn bộ con mồi. Và chúng cũng không muốn chia sẻ “thành quả lao động” của mình với bọn kền kền. Móng vuốt và bàn chân của loài chó thích hợp với việc đào bới. Và qua hàng ngàn năm chúng học được cách chôn xương con mồi.

Mặc dù xương không có giá trị dinh dưỡng cao. Và phần thịt còn sót lại và tủy bên trong xương khi những con chó gặm xương vẫn đủ để duy trì trong thời kì khó khăn. Việc chó chôn thức ăn không chỉ ngăn chặn những con vật khác tìm thấy mà còn che đậy được mùi của chúng. Làm giảm khả năng bị hỏng dưới tác dụng của không khí và ánh sáng mặt trời.

Chó gặm xương do bản năng

Những chú chó được thuần hóa hiện nay rất ít khi có những hành vi giống tổ tiên. Tuy nhiên một số giống chó lại hay giấu thức ăn hơn những giống khác. Nếu bạn cho chúng ăn quá ít thức ăn hoặc bỏ đói chúng. Chúng sẽ quay lại những hành vi giấu thức ăn và đào bới.

Thỉnh thoảng, chó giấu thức ăn hay xương và chẳng bao giờ đi tìm lại chúng. Chỉ là do hành vi chuẩn bị thức ăn cho thời kì khó khăn vẫn còn tồn tại. Kể cả những chiếc xương cho chó gặm và những món đồ chơi cho chó khác cũng có thể kích thích hành vi này. Một vài chú chó cũng cất giữ những nguyên vật liệu làm chỗ ngủ.

Biểu cảm của con chó nhỏ khi đặt chân lên người

Với một chú chó vui vẻ và dễ bị kích động, khi nó đưa chân của mình đặt lên người bạn chủ yếu là cố gắng để rủ bạn cùng chơi. Tiếp theo nữa là vẫy đuôi và chạy ra xa sau đó trở lại. Hoặc lúc lắc cái đầu và thậm chí là sủa nữa. Điều này có nghĩa là chú ta đang muốn nói: “Nào, hãy cùng chơi đi”.

Nếu bạn phớt lờ yêu cầu đó của cún, nó có thể sẽ lặp lại hành vi với mức độ cao hơn. Có thể là kèm theo cả nhảy lên và sủa lớn. Nếu bạn muốn chơi cùng chó cưng thì cũng chẳng có vấn đề gì đáng lo lắng cả. Nhưng nếu bạn muốn chấm dứt việc cún sử dụng chân của nó thì việc chơi cùng sẽ như một động thái càng khuyến khích nó lặp lại hành động này. Do đó, khi thấy biểu cảm của chó như vậy, bạn hãy tỏ ra không quan tâm. Có thể kéo dài tới khi chú chó ngoan ngoãn, bình tĩnh trở lại, rồi mới cùng chơi với cún.

Biểu hiện của chó là muốn khẳng định địa vị

Trong những trường hợp chó có biểu hiện đứng bằng hai chân sau đặt chân trước lên ngực hoặc vai bạn hay để chân lên lưng bạn khi bạn đang nằm dưới đất. Hành động đó thể hiện nó đang cố để khẳng định địa vị của mình là vượt trội hơn.

Bạn cần cứng rắn và kiên quyết sửa chữa hành vi này ở chó cưng. Nếu bạn cứ mặc kệ để cún tiếp tục hành động như vậy, nó sẽ bắt đầu tin rằng mình là chú chó có vị trí cao nhất. Một chú cún cố gắng khẳng định vị trí của mình theo cách này sẽ không bộc lộ thái độ hăng hái, sôi nổi khi tham gia vào trò chơi.

Thay vào đó, nó sẽ lặp lại hành vi này, cùng với việc nhìn chằm chằm vào bạn và đôi khi là cả gầm gừ khó chịu nữa. Nếu biểu cảm của chó tỏ ra quá khó chịu bạn có thể dẫn chúng đi gặp bác sĩ thú y. Có thể chúng đang có một biểu hiện bệnh lý nào đó mà bạn không nhận ra.

Đặt chân lên người là để thu hút sự chú ý

Nếu chó cưng cảm thấy người chủ đang phớt lờ mình, nó có thể sẽ sử dụng chân để báo cho bạn biết nó đang ở đó. Biểu cảm của chó cưng mong muốn thu hút sự chú ý. Nó chỉ đơn giản là mong chủ nhân sẽ chú ý tới chúng.

Tuy nhiên, cũng không nên khuyến khích chó cưng tiếp tục như vậy. Chú cún của bạn cần phải hiểu rằng nó sẽ chỉ nhận được sự chú ý tùy theo quyết định của bạn, chứ không phải của nó. Trong trường hợp này, những hành vi kèm theo phổ biến thường là rên rỉ, nhảy lên.

Hoặc có bất kỳ hành vi, biểu cảm của chó khác mà cún cưng biết sẽ khiến bạn phải để mắt tới. Ví dụ như nhai hay gặm nhấm những đồ vật không được phép. Dù không dễ dàng, nhưng lúc đó bạn cần phải phớt lờ hành động này của chó cưng và sẽ chỉ tỏ ra quan tâm tới cún khi nó biết cách cư xử phù hợp.

Biểu hiện của chó là mong được khen thưởng

Cún cưng của bạn đang trong quá trình tập luyện để đạt được một mục tiêu nhất định. Chẳng hạn như việc đập tay, “high five” với bạn, thì cún cũng có thể dùng chân để đòi bạn thưởng. Trong tâm trí của các chú chó, đưa chân lên nghĩa là sẽ có thưởng.

Phàn thưởng có thể là bánh thưởng cho chó, đồ chơi hoặc lời khen ngợi. Nhưng chúng lại không thể hiểu rằng mình sẽ chỉ đạt được phần thưởng khi biết đưa chân lên theo đúng hiệu lệnh của người chủ. Cún cưng có thể nghĩ bạn không chú ý đến trò ranh ma của nó. Và nó cứ thế tiếp tục đưa chân về phía bạn để bạn biết rằng nó đang đùa nghịch.

Như vậy ngoài những biểu hiện khiến chảu nhân lo lắng về sức khỏe như bị giun sán, dại, Pravo, đẻ, mang thai… thì nững người bạn cũng có những biểu hiện hành vi đặc biệt khác. Càng tìm hiểu vè chúng bạn sẽ càng cảm thấy thú vị hơn.

Tập tính của chó sủa nhưng không cắn

“Giận dữ và những lời nói ồn ào chỉ đem lại nước mắt”. Loài chó biết rằng cắn là hành động không cần thiết nếu chúng học được cách sủa tốt. Và tiếng sủa, biểu hiện tình cảm của chó được những chú chó khác lắng nghe và thấu hiểu. Khi những chú chó khác không nghe và không hiểu, loài chó sẽ tìm cách sủa thông minh hơn.

Thay vì thất vọng và phát điên lên, chúng biết rõ cắn chỉ làm nỗi đau lan truyền và khiến nhiều hành động cắn khác xảy ra. Do đó, nếu kiểu sủa này không hiệu quả, hãy thử kiểu khác cho đến khi những chú chó khác nghe được thì thôi. Thái độ và cử chỉ chứ không phải độ lớn của tiếng sủa tạo nên sự thay đổi tích cực.

Chó có tập tính là biết giúp đỡ

“Bạn có thể ích kỷ và thất bại hoặc bạn có thể giúp đỡ những người khác để đạt được tất cả”. Tập tính của chó là biết giúp đỡ, nó đã trở thành bản năng ăn sâu vào tiềm thức. Chúng nghĩ tốt hơn là hãy cố gắng giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên thiết thực cho các chú chó khác. Nó làm điều đó ngay cả khi không được đề nghị.

Chúng thậm chí hiểu rõ nguyên tắc: “Cách tốt nhất để mình hạnh phúc và thành công là giúp người khác có được hạnh phúc và thành côn”. Chúng cũng hiểu: “Đôi khi sự giúp đỡ tốt nhất đơn giản là không làm gì cả mà chỉ lắng nghe”. Chó là một loài biết lắng nghe tuyệt vời và không bao giờ phê phán giống loài. Vì thế, những biểu cảm của chó này khiến con người cảm thấy được an ủi rất nhiều.

Loài chó biết mình là ai và cố gắng để giỏi nhất

“Một chú chó thông minh ngồi dưới đáy giếng có thể nhìn thấy nhiều điều hơn một chú chó ngu ngốc đứng trên đỉnh núi”. Ngay từ khi sinh ra, loài chó đã biết rõ mình thuộc loại nào. Một chú chó Poodle lông mượt không bao giờ cố gắng để trông giống một chú chó Pug hay Béc Giê. Hay một chú chó Phốc sóc tự biết mình không thể là chó săn Phú Quốc.

Trong khi đó, loài người dùng hết thời gian cố gắng khắc phục điểm yếu để có thể giống 1 ai đó. Loài chó luôn cố gắng tận dụng và khai thác khả năng đặc biệt của mình. Điều đó chắc chắn sẽ mang lại cho chúng cuộc sống hạnh phúc và thành công. Chúng tập trung hết sức để trở thành mục tiêu như chúng mong muốn thay vì trở nên giống chú chó nhà bên cạnh.

“Tốt, tốt hơn, tốt nhất, đừng bao giờ dừng lại cho đến khi bạn biến cái tốt của mình thành tốt hơn. Cái tốt hơn thành cái tốt nhất”. Loài chó bắt đầu cuộc hành trình bằng việc mơ những giấc mơ rất lớn. Chúng không bao giờ đặt ra giới hạn cho khả năng “tốt nhất” của mình. Chúng không bao giờ tham gia phê phán hay rơi vào ý nghĩ bi quan của người khác.

Loài chó không bao giờ nghĩ đến chuyện từ bỏ mục tiêu. Luôn luôn tiến lên cho dù mọi thứ có khó khăn đến đâu đi chăng nữa. Chó là loài vô cùng thông minh. Mỗi ngày chúng lại học thêm một điều gì đó mới mẻ. Vì thế “khả năng tốt nhất” của chúng ngày càng “tốt hơn”.

Tập tính của chó là luôn học hỏi những kỹ năng mới

“Ngay cả những chú chó khôn ngoan nhất cũng luôn học hỏi thêm”. Bản chất tập tính của chó là luôn để ý và trau giồi những kỹ năng mới. Con người thì ngược lại hay bị chính bộ não của mình lừa dối. Nó làm cho họ không thể bỏ được những kỹ năng xấu họ mắc phải. Đồng thời cũng rất khó học những kỹ năng mới cần thiết.

Con người thường tin vào một điều gì đó rất nhanh. Họ không cần bất kỳ một bằng chứng thực tế nào. Sau đó từ chối tất cả các thông tin mới trái ngược với niềm tin ban đầu. Điều này có vẻ như thật cố chấp và không mang lại lợi ích gì.

Tập tính của chó là lòng biết ơn vô bờ bến

Đúng là bạn không có một cái đuôi, bạn cũng không có những biểu cảm của chó cưng. Nhưng bạn có thể cười cũng như làm thế giới của bạn trở nên vui tươi khi bạn cảm thấy biết ơn ai đó. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên quan rất lớn giữa lòng biết ơn và sức khỏe con người nói chung. Loài chó luôn biết ơn và trung thành với những người tốt với chung.

Chúng có thể hy sinh để bảo vệ lãnh thổ và thân thể cho chủ nhân bất cứ lúc nào. Trong một nghiên cứu, những người hay biết ơn người khác thường có thái độ tích cực hơn. Họ tập thể dục nhiều hơn, và có ít sự than phiền thể chất hơn. Chính những điều tích cực sẽ thay đổi cuộc đời bạn.

Loài chó không cố gắng làm quá nhiều

Tập tính của chó mèo là rất tập trung. Khi chó có một việc gì đó để làm, chúng sẽ tập trung tuyệt đối. Con người cũng nên như vậy. Các nhà nghiên cứu ở Stanford phát hiện ra rằng sự tập trung và trí nhớ ở những người vừa làm việc, vừa xử lý email và vừa lướt web cùng một lúc sẽ bị giảm đáng kể so với những người tập trung vào một việc duy nhất tại một thời điểm.

Một vài nghiên cứu khác cho thấy người lao động thực sự tốn thời gian vô ích khi phải làm nhiều việc cùng một lúc. Như vậy thay vì số lượng bạn hãy tập trung vào chất lượng công việc. Hiệu quả và năng suất sẽ tăng theo đáng kể. Đây là một trong những tập tính của chó mà chúng ta cần học luôn và ngay.

“Con người tin rằng mọi thứ đều khẩn cấp và trở nên căng thẳng. Thực ra không có gì quan trọng” Loài chó rất biết hưởng thụ cuộc sống của mình. Chúng làm ít việc nhưng lại đạt được hiệu quả vô cùng to lớn. Con người lúc nào cũng bận rộn với công việc và luôn cảm thấy thiếu thời gian.

Họ đánh giá quá cao năng suất lao động trong một giờ. Nhưng họ lại đánh giá quá thấp hiệu suất công việc trong một năm. Phần lớn mọi người đều bị mắc bẫy quy luật 80/20. Đó là khi mà họ sử dụng 80% thời gian của mình để đạt được 20% kết quả. Hãy làm việc thật thông minh để có thể làm ít hơn mà vẫn thu được nhiều kết quả hơn.

Loài chó luôn ngoan ngoãn và biết nghe lời

“Vâng lời để thành công hay chống đối để thất bại”. Có lẽ đây là bài học dễ dàng nhất đối với loài chó. Nhưng nó lại là bài học khó khăn nhất đối với con người. Con người không hiểu và không chấp nhận rằng họ chỉ là một phần nhỏ bé của cuộc sống. Họ ảo tưởng rằng họ có thể kiểm soát được mọi thứ. Sai lầm của con người nằm ở chỗ họ luôn cho rằng họ là nhất. Họ có giá trị hơn người khác và từ chối sự giúp đỡ. Chính vì vậy rất nhiều người đã thất bại cho chính cái “tôi” của mình.

Một dòng sông không bao giờ cố gắng chảy ngược. Một con sâu không cố gắng để bay hay bơi. Những đóa hoa mùa hè không cố gắng nở vào mùa đông giá rét. Bởi chúng phải tuân theo quy luật. Coi sự vâng lời là một điều gì đó tiêu cực là suy nghĩ không sáng suốt. Nên biết lúc nào cần vâng lời, lúc nào cần lắng nghe. Có như vậy mới có thể hoàn thiện bản thân.

Chó có tập tính uống nước lọc khi khát

Chó không uống ừng ực nước tăng lực thể thao khi chúng đã chơi hết mình. Hầu hết mọi người cũng không cần phải như vậy. Trong một buổi tập luyện điển hình, uống nước lọc là cách tốt nhất để thanh lọc cơ thể. Nước lọc cung cấp cho cơ bắp và các mô của bạn thứ chất lỏng cần thiết mà không đưa thêm calo vào cơ thể. Hãy chắc chắn bạn sẽ uống nhiều nước hơn vào những ngày nóng hoặc khi bạn đổ mồ hôi nhiều.

Chó luôn chợp mắt khi có thể

Bạn sẽ không bao giờ thấy thú cưng đi từ rạng sáng tới tối mịt mà không chợp mắt một chút nào. Có bằng chứng cho rằng con người cũng có thể hưởng lợi từ giấc ngủ ngắn giữa giờ nghỉ.

Một nghiên cứu được thực hiện trên 24,000 người cho thấy: những người thường xuyên ngủ trưa sẽ ít có khả năng tử vong vì bệnh tim hơn những người chỉ thỉnh thoảng ngủ trưa đến 37%. Giấc ngủ ngắn giữa giờ cũng có thể tăng cường sự tỉnh táo và năng suất làm việc.

Chó thích đi bộ mỗi ngày và thư giãn

Vui chơi giúp tăng cường trí thông minh, khả năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như kỹ năng xã hội. Một điều đáng học hỏi. Việc đi bộ cũng là một trong những cách an toàn và dễ dàng để đốt cháy calo. Đồng thời tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch. Việc đi bộ thường xuyên cũng có thể giúp bạn:

  • Chống lại chứng trầm cảm
  • Giảm cân
  • Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2
  • Giảm nguy cơ ung thư vú và ruột kết
  • Giúp xương bạn chắc khỏ
  • Giúp tâm trí bạn minh mẫn

Sức mạnh của việc mát-xa cơ thể thì không có gì phải bàn cãi. Viện nghiên cứu cảm ứng tại Trường dược Miller thuộc Đại học Miami đã phát hiện ra liệu pháp mát-xa có thể giảm đau. Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ về bệnh tật. Những bệnh mãn tính như hen suyễn và tiểu đường.

Việc đụng chạm cơ thể những người mình yêu thương còn tốt hơn rất nhiều lần. Trong một nghiên cứu, khi một phụ nữ đã kết hôn bị điện giật, cô trải qua ít cảm giác lo âu sợ hãi hơn vì cô đã nắm chặt bàn tay của chồng mình.

Tập tính của chó là hay duỗi thẳng người

Duỗi thẳng người sẽ giúp bạn dẻo dai hơn. Một nghiên cứu thực hiện trong 10 tuần đã cho thấy các tình nguyện viên, những người không tập thêm bất cứ bài tập thể dục nào ngoại trừ việc duỗi thẳng người. Họ đã trải qua một sự thay đổi về thể chất đáng kinh ngạc.

Tập tính và những biểu cảm của chó này rất hay. Những động tác vươn vai của thể giúp chúng thoải mái hơn rất nhiều. Bên cạnh việc cải thiện sự dẻo dai linh hoạt, sức mạnh cơ bắp, thể lực và sức chịu đựng của họ cũng được tăng cường.

Mặc dù đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ, kết quả thu được cho thấy việc duỗi thẳng người có thể là một lựa chọn hay. Nó có thể dành người trong hoàn cảnh phá vỡ được những quy tắc tập luyện thể dục thể thao truyền thống.

Biểu hiện của chó là luôn sống trọn từng khoảnh khắc

Trân trọng khoảnh khắc có lẽ là một trong những bài học quan trọng nhất chúng ta có thể học được từ thú cưng. Trong một nghiên cứu có tên: “Một tâm hồn phiêu bạt là một tâm hồn bất hạnh”. Một phần của việc sống trong từng khoảnh khắc chính là khi ta để những thứ đã qua ở lại mãi mãi trong quá khứ.

Hãy bỏ qua những thù hằn ngày xưa. Bạn sẽ có thể dễ thở hơn theo đúng nghĩa đen của nó. Tức giận mãn tính có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng phổi. Tha thứ góp phần làm giảm huyết áp cũng như giảm sự lo âu. Những người hay tha thứ có xu hướng có lòng tự trọng cao hơn.

Thú cưng thích sự nhất quán của lịch trình. Biểu cảm của chó cũng rất nhất quán và cụ thể. Mặc dù chúng không hề có sự phân biệt giữa thứ Bảy và thứ Hai. Con người ngủ ngon hơn nếu thời điểm đi ngủ cũng như thức dậy của họ giống nhau mỗi ngày. Ngay cả những ngày cuối tuần. Có một thời khóa biểu nhất định cho việc tắm rửa và ăn mặc cũng có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.

Biểu cảm của chó là luôn tò mò và ngu ngơ

Theo như một câu nói nổi tiếng, sự tò mò có thể có nguy hiểm đối với sức khỏe của thú cưng. Nhưng điều này không hề đúng với con người. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người hay tò mò thường ý thức hơn về ý nghĩa của cuộc sống. Một vài nghiên cứu khác đã kết nối sự tò mò đối với tâm lý của con người, sự phát triển kiến thức và kỹ năng lại với nhau.

Biểu cảm của chó khi tỏ ra ngờ nghệch một chút có thể mang lại lợi ích sức khỏe một cách nghiêm túc. Các bác sĩ khoa tim mạch tại Trung tâm y tế Đại Học Maryland đã chứng minh khiếu hài hước trong những người có trái tim khỏe mạnh nhiều hơn những người hay phải chịu đựng những con đau tim. Họ kết luận rằng “Nụ cười là liều thuốc tốt nhất”. Đặc biệt là khi nó có thể bảo vệ trái tim của chúng ta”.

Hãy học loài chó ăn cá mỗi tuần

Hầu hết chó mèo sẽ đồng ý trao đổi cả một thùng kim loại quý cho một lon cá ngừ. Biểu cảm của chó cưng sẽ cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ. May mắn thay, bạn cũng có thể lựa chọn để biến cá trở thành một phần trong chế độ giảm cân của mình. Cá hồi, cá ngừ và các loài cá béo khác rất giàu chất axit béo omega – 3.

Đây là một chất làm giảm nguy cơ bệnh tim, huyết áp cao và viêm khớp. Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu thuộc đại học Rush đã phát hiện ra rằng những người ăn cá ít nhất một lần một tuần ít có nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer hơn những người khác đến 60%.

Biểu cảm của con chó nhà bạn luôn rõ ràng

Chó không chơi “đuổi bắt” và biểu cảm của chó cũng không quá nhiều. Khi chúng yêu bạn, chúng sẽ bày tỏ tình yêu với bạn. Đây là một phương pháp hay cho những người đang muốn củng cố mối quan hệ của mình.

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí “Những mối quan hệ cá nhân” cho thấy những cử chỉ quan tâm nhỏ có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc một đôi tình nhân cảm thấy thỏa mãn và gắn kết trong mối quan hệ của họ như thế nào.

Chó luôn dành thời gian làm đẹp và vun đắp tình bạn

Ngoài những lợi ích sức khỏe hiển nhiên từ việc tắm rửa và đánh răng, làm đẹp thường xuyên có thể có một số tác động tích cực đến cuộc sống của bạn. Vệ sinh cá nhân tốt cũng là tôn trọng bản thân của mình. Một vẻ bề ngoài gọn gàng cũng giúp bạn giành được và duy trì một công việc tốt. Thậm chí là chăm sóc sức khỏe thường xuyên bằng cách đi gặp bác sĩ thú y theo định kì.

Con người là những động vật xã hội. Tình bạn cũng có những lợi ích về sức khỏe mà ta có thể thấy được. Sau khi theo dõi 1,500 người già trong vòng 10 năm, các nhà nghiên cứu người Úc thấy rằng những người có nhiều bạn sẽ tăng thêm 22% tuổi thọ của họ so với những người ít bạn.

Biểu cảm của chó thể hiện rất giỏi trong việc đọc được ý định của nhau thông qua ngôn ngữ cơ thể . Con người thì không được như vậy. Trong khi hầu hết ai trong chúng ta cũng có tiết lộ một chút cảm xúc của bản thân qua điệu bộ, ngữ điệu của lời nói. Hoặc có thể những giao tiếp bằng mắt. Hãy sử dụng điều này để hiểu hơn về những người bạn của mình.