Cho vay bao nhiêu thì xem vay lãi cắt cổ năm 2024

Cho vay nặng lãi là một nghề phát sinh trong đời sống thực tế. Tuy nhiên, nếu cho vay với mức lãi suất quá cao, chính chủ nợ có thể vướng vào vòng lao lý.

Mức lãi suất không được vượt quá 20%/năm

Pháp luật đã có những quy định về mức lãi suất cụ thể để hạn chế tối đa việc các chủ nợ cho vay lãi “cắt cổ”. Khoản 1 quy định, lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá là vi phạm quy định của Bộ luật Dân sự.

Cho vay bao nhiêu thì xem vay lãi cắt cổ năm 2024

Bộ luật Dân sự quy định lãi suất cho vay không quá 20%/năm (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất. Cụ thể, trong trường hợp này, lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 nêu trên tại thời điểm trả nợ.

Người cho vay nặng lãi có thể bị xử lý hình sự

Ngoài việc số tiền lãi không có hiệu lực, chủ nợ còn có thể bị xử lý hình sự nếu mức lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất đã được quy định trong Bộ luật Dân sự.

Điều 201 quy định về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự như sau:

“1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Hai đối tượng cho nhiều người dân vay tiền với lãi suất lên tới 120-180%/năm, đăng bài bôi nhọ lên mạng, gọi điện thoại đe dọa khi người vay chậm trả tiền.

Cho vay bao nhiêu thì xem vay lãi cắt cổ năm 2024

Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Nam đọc lệnh bắt hai đối tượng cho vay lãi nặng - Ảnh: QUỐC HUY

Ngày 18-12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh này vừa thực hiện lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp với đôi nam nữ về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Theo đó, người bị bắt giữ là Nguyễn Thị Luy Na (36 tuổi) và Nguyễn Trọng Duy (45 tuổi), cùng trú phường An Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.

Từ tin báo của người dân và qua quá trình điều tra, Công an tỉnh Quảng Nam xác định từ năm 2021 đến nay, Na và Duy cho nhiều người dân vay tiền với mức lãi suất "cắt cổ".

Cụ thể, công an đã xác định có 76 người dân tại tỉnh Quảng Nam vay tiền cặp đôi này tổng số tiền hơn 9 tỉ đồng, lãi suất vay 120-180%/năm. Bằng thủ đoạn này, hai đối tượng đã thu lợi bất chính hơn 1,5 tỉ đồng.

Trong thời gian cho vay, khi người vay chậm trả tiền, các đối tượng đăng bài bôi nhọ danh dự người vay trên mạng xã hội Facebook. Đồng thời gọi điện thoại đe dọa, gây sức ép để lấy tiền từ nạn nhân.

Hiện Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Nam đã tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Luy Na và Nguyễn Trọng Duy để mở rộng điều tra, xử lý.

VOV.VN - Chỉ cần cung cấp CMND hoặc CCCD, kèm bằng lái xe, ảnh chân dung là khách hàng có thể vay ngay vài chục triệu từ các công ty tài chính. Thế nhưng, lãi suất các khoản vay của các công ty tài chính như thế nào thì không phải ai cũng để ý.

Trong khi một bộ hồ sơ vay vốn thông thường tại các ngân hàng thương mại cần rất nhiều thủ tục giấy tờ như chứng minh nhân dân, chứng minh tài chính, tài sản bảo đảm thì các công ty tài chính được cấp phép kinh doanh phục vụ nhu cầu vay tiêu dùng chỉ yêu cầu khách hàng cung cấp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân kèm bằng lái xe, ảnh chân dung là có thể vay tới hàng chục triệu đồng. Theo đánh giá của nhiều người, nó rất nhanh chóng, rất đơn giản và rất dễ dàng, thuận tiện.

Theo chia sẻ của một người dân thì chị cũng được quảng cáo vay tiêu dùng từ HOME CREDIT và FE CREDIT với số tiền vay đến 50.000.000 đồng mà chỉ cần chứng minh hoặc căn cước công dân với bằng lái xe. Sau vài phút là có thể được xét duyệt. Thực sự theo chị , nếu thủ tục cho vay đúng như vậy thì nhanh và đơn giản hơn Ngân hàng rất nhiều.

Vậy nhưng, điều quan trọng là lãi suất của các khoản vay là bao nhiêu thì ít khi các công ty tài chính nhắc đến trong quảng cáo. Vậy lãi suất của các công ty tài chính được quy định như thế nào? Khi vay tiền từ các công ty này thì khách hàng cần lưu ý những điều gì?

Cho vay bao nhiêu thì xem vay lãi cắt cổ năm 2024

Hình minh họa

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Hưng, Phó Giám đốc Công ty Luật hợp danh The Light thông tin: Theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017, công ty Tài chính, hay có thể hiểu là tổ chức Tín dụng phi ngân hàng, thực hiện một số hoạt động của Ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức Tín dụng, nhưng không bao gồm các hoạt động như: nhận tiền gửi của cá nhân, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Do là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, nên công ty tài chính được thực hiện một số hoạt động ngân hàng. Do đó, hoạt động cho vay tiêu dùng cũng là lĩnh vực mà công ty tài chính được phép kinh doanh

Luật sư Nguyễn Văn Hưng cho biết, hiện nay Ngân hàng Nhà nước quản lý chặt chẽ đối với lãi suất từng khoản vay. Đối với các công ty tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 1730 ngày 30/9/2020 quy định về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Liên quan đến lãi suất mà các công ty tài chính được phép áp dụng, căn cứ vào Khoản 2, Điều 1, Quyết định 1730 quỹ Tín dụng nhân dân và Tổ chức Tài chính vi mô được áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/ 1 năm.

“Theo quy định này, công ty tài chính khi thực hiện một số hoạt động cho vay tiêu dùng, vay cá nhân cũng chỉ được áp dụng mức lãi suất tối đa là 5,5 %/1 năm. Ngoài ra, cũng có thể xem xét mức lãi suất được quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo Điều 468 mức lãi suất mà pháp luật quy định cũng là không được vượt quá 20 % của khoản tiền vay”- luật sư Hưng nói.

Như vậy, nếu lãi suất mà các bên thỏa thuận tại hợp đồng cấp tín dụng vượt quá 20% khoản tiền vay không chỉ vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước mà còn vi phạm cả quy định của Bộ luật Dân sự.

Trên thực tế, nhiều người phản ánh việc công ty tài chính tư vấn lãi suất một đằng nhưng thực hiện một nẻo hoặc là cho vay lãi lên tới 40%/1 năm, luật sư Nguyễn Văn Hưng cho rằng, có thể các công ty tài chính báo cáo không chính xác, hoặc không đầy đủ liên quan đến việc kinh doanh của mình, cũng như lãi suất mà họ áp dụng đối với khách hàng. Đối với những hành vi như thế, có thể đề nghị Tòa án xem xét tuyên bố, hợp đồng đó vô hiệu hóa một phần vì liên quan đến việc gian dối về lãi suất trong quá trình thỏa thuận.

“Rất khó để cho người vay tiền chứng minh được nội dung đó là gian dối, bởi lẽ, nội dung được thỏa thuận bằng văn bản, trên hợp đồng có chữ ký của họ mới là tài liệu pháp lý cao nhất. Còn tư vấn của nhân viên chỉ là một nguồn tham khảo, không phải là ý chí của chủ thể giao kết hợp đồng. Do đó, rất khó, rất bất lợi cho người vay tiền khi muốn chứng minh rằng mình được nhân viên tư vấn một mức lãi suất khác. Điều này đã được các cơ quan truyền thông cũng như dư luận phản ánh rất nhiều về việc các công ty tài chính thường áp dụng một mức lãi suất cắt cổ”- luật sư Nguyễn Văn Hưng nói.

Tuy nhiên, về phần mình, luật sư Hưng cho biết, ông chưa thấy ngân hàng Nhà nước có những động thái, tuýt còi hay có văn bản chỉ đạo, điều hành buộc các công ty tài chính thực hiện đúng quy định của pháp luật liên quan lãi suất.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hưng, về nguyên tắc, bản chất của việc cấp tín dụng hoặc là cho vay tiêu dùng đối với các công ty tài chính cùng với khách hàng của mình cũng là hoạt động vay tài sản. Do đó, quyền của các chủ thể trong giao dịch này, đều được phép đàm phán, thỏa thuận liên quan đến các nội dung trong hợp đồng, cụ thể là lãi suất. Trong trường hợp này Ngân hàng Nhà nước quy định mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5 %/1 năm, các chủ thể gồm có khách hàng và công ty tài chính chính có thể thỏa thuận về mức lãi suất xung quanh mức trần mà Nhà nước quy định.

Theo luật sư Hưng, đối với mức lãi suất theo quy định pháp luật không vượt quá 5,5 % 1 năm theo Quy định 1730 của Ngân hàng Nhà nước. Về nguyên tắc nếu giữa công ty tài chính và khách hàng thỏa thuận một mức lãi suất cao hơn mức lãi suất mà pháp luật quy định, nếu như tranh chấp xảy ra, thì mức lãi suất vượt quá đó không có biện pháp xử lý mà chỉ được tính theo mức lãi suất ngân hàng Nhà nước quy định.

Nếu mức lãi suất các bên thỏa thuận vượt quá 5 lần mức lãi suất cơ bản và thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên thì có thể xem xét hành vi cho vay nặng lãi.

Luật sư Nguyễn Văn Hưng lưu ý, khi khách hàng vay tiền của các công ty tài chính đều được quảng cáo thủ tục rất là nhanh gọn, tiện lợi, chỉ cần 15 phút là có tiền ngay, hay chỉ cần có chứng minh thư là có tiền. Với những quảng cáo hấp dẫn, thời gian giải quyết hồ sơ nhanh như vậy khiến cho rất nhiều khách hàng hay người vay tiền cảm thấy dễ dàng trong việc tiếp cận được khoản vay của các công ty tài chính.

Tuy nhiên, thì đó mới chỉ là bề nổi của vấn đề. Theo vị luật sư này, khi người vay tiền muốn vay được tiền của các công ty tài chính, thường là phải ký vào những văn bản thực hiện những thủ tục mà các công ty tài chính đã chuẩn bị sẵn, ví dụ như hợp đồng với lãi suất...

“Rõ ràng là chúng ta đều hiểu rằng, nếu như chúng ta đi vay tiền của ngân hàng thì phải có tài sản thế chấp và khi vay tiền của công ty tài chính thì thế chấp bằng tín chấp. Có nghĩa là bằng chính thông tin của bản thân mình, bằng chính uy tín của mình, thông tin của người bảo lãnh. Chính những người bảo lãnh này sẽ là những người phải có trách nhiệm khi mà người vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả nợ”- luật sư Hưng nói.

Thực tế thì người bảo lãnh thường là những người bị làm phiền nhất, khi người vay tiền của công ty tài chính trốn tránh hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của mình. Do đó, theo luật sư Hùng người vay tiền công ty tài chính trước khi ký hợp đồng cũng nên tìm hiểu kỹ về các chính sách liên quan đến lãi suất, các chính sách liên quan đến việc thu hồi nợ, đặc biệt là phương án, phương thức các công ty tài chính sẽ thực hiện áp dụng nếu như xảy ra tình trạng khách hàng không trả nợ, hoặc trả nợ không đầy đủ theo cái khoản vay đã được các bên thỏa thuận theo hợp đồng để tránh việc phiền toái không đáng có./.

Lãi suất cho vay nặng lãi là bao nhiêu?

Theo đó, lãi suất tối đa được quy định tại Khoản 1, Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 là không được vượt quá mức lãi suất cho phép là 20%/ năm, tức 1.66% / tháng. Trong trường hợp cho vay với mức lãi suất gấp 05 lần mức này trở lên thì được gọi là cho vay nặng lãi.

Cho vay nặng lãi bao nhiêu phần trăm thì bị khởi tố?

Lãi suất suất cao nhất mà pháp luật quy định trên tháng là: 5 lần x 1,666% = 8,33% (mức lãi suất bạn áp dụng cho vay là 4%/tháng). Như vậy, khi mức lãi suất cao hơn lãi suất cao nhất pháp luật quy định 5 lần trở lên thì cầu thành tội cho vay nặng lãi theo pháp luật hình sự.

Lãi suất cho vay của ngân hàng Agribank là bao nhiêu?

Lãi suất vay thế chấp tại Agribank:.

Vay ngân hàng 100 triệu mỗi tháng trả bao nhiêu?

Nếu người dân vay 100 triệu đồng tại SCB, tổng số tiền gốc và lãi phải trả của khách hàng là 104.808.220 đồng (tức hơn 104 triệu đồng). Trong đó, tổng lãi phải trả là 4.808.220 đồng. Theo công cụ tính toán tham khảo của SCB, số tiền gốc phải trả hàng tháng là 8.333.333 đồng.