Ngày nào cũng ăn cháo có tốt không năm 2024

Cháo là một trong những món ăn sáng được nhiều người thích dùng, nhất là vào những ngày chuyển mùa se lạnh. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn cháo vào buổi sáng hay ăn hàng ngày.

Để giữ gìn sức khỏe trong mùa thu đông, nhiều người thích chọn ăn một bát cháo vào buổi sáng để ấm bụng và ấm cơ thể. Theo quan điểm của không ít người, ăn cháo còn có tác dụng tăng khả năng chống rét, giảm nguy cơ bị cảm lạnh hay nếu cổ họng có khó chịu một chút thì ăn một bát cháo sẽ làm ấm họng. Với những người chán ăn, miệng bị nhạt, ăn một bát cháo loãng nhỏ cũng bổ sung dinh dưỡng và kích thích cảm giác thèm ăn.

Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn cháo buổi sáng hay hàng ngày. Chuyên gia dinh dưỡng Song Xin, Khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh trực thuộc Đại học Y khoa Thủ đô (Trung Quốc) cho biết ăn cháo làm ấm bụng, nhưng một số người không nên ăn trong thời gian dài hay ăn vào bữa sáng.

1. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn cháo điều độ

Ngày nào cũng ăn cháo có tốt không năm 2024

Theo quan điểm của chuyên gia Song Xin, cháo dễ tiêu hóa và hấp thụ là “con dao hai lưỡi”. Cháo rất dễ được cơ thể hấp thụ trong thời gian ngắn, dẫn đến nâng đường huyết càng mạnh, không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết. Hơn nữa, cháo có đặc tính tiêu hóa nhanh nên bệnh nhân tiểu đường thường nhanh đói, dễ khiến người bệnh muốn ăn ngay sau đó.

Tuy nhiên, miễn là các nguyên liệu nấu cháo được kết hợp phù hợp. Khi nấu cháo, bạn có thể thêm một số nguyên liệu có chỉ số đường huyết thấp như yến mạch, lúa mạch, gạo lứt, đậu xanh, đậu lăng khô… không những có thể làm chậm phản ứng đường huyết sau bữa ăn, mà còn bổ sung đủ chất xơ và các chất dinh dưỡng khác để kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

Khuyến cáo những bệnh nhân tiểu đường nên ăn một ít thức ăn chính trước khi ăn cháo, hoặc ăn chung với các món rau, thịt, thức ăn đa dạng phong phú thì chỉ số đường huyết toàn diện sẽ giảm xuống. Ngoài ra, lượng đường trong máu của con người thường cao vào buổi sáng, và có xu hướng ổn định vào buổi trưa và buổi chiều. Do đó, tốt hơn nên ăn cháo vào bữa trưa hoặc bữa tối.

2. Người bệnh dạ dày nên ăn cháo từ từ

Ngày nào cũng ăn cháo có tốt không năm 2024

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh dạ dày cảm thấy bụng ấm, dễ chịu sau khi ăn cháo loãng nên dùng hàng ngày và họ cho rằng rất bổ dưỡng cho cơ thể. Quan điểm này hơi phiến diện, nếu ăn cháo loãng trong thời gian dài mà không chú ý đến chế độ ăn uống sẽ dễ dẫn đến tình trạng không đủ dinh dưỡng.

Hơn nữa, vì cháo không phải nhai chậm nên không thể thúc đẩy quá trình bài tiết của tuyến nước bọt trong miệng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Hơn nữa, sau khi cháo có hàm lượng nước cao đi vào dạ dày sẽ làm loãng axit dịch vị, đẩy nhanh quá trình giãn nở của dạ dày, khiến dạ dày vận động chậm, cũng không có lợi cho tiêu hóa. Vì vậy, bệnh nhân có vấn đề về dạ dày nên lựa chọn chế độ ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ, nhai chậm để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thay vì ăn cháo thường xuyên.

3. Người bệnh gút tránh ăn cháo ninh xương

Một số người sẽ nấu cháo với nước hầm xương để tăng hương vị cho món cháo. Tuy nhiên hàm lượng purin trong canh xương lớn khá cao, nếu bạn có triệu chứng bệnh gút thì món cháo này không phù hợp, không nên ăn quá nhiều dễ làm bệnh thêm trầm trọng.

4. Trẻ em không nên ăn cháo dài ngày

Ngày nào cũng ăn cháo có tốt không năm 2024

Đối với trẻ em đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển quan trọng, cơ thể có nhu cầu cao hơn về chất đạm chất lượng cao. Nếu thường xuyên cho trẻ ăn cháo có thể sẽ làm chậm sự phát triển và tăng trưởng lành mạnh của cơ thể trẻ vì cháo có thành phần dinh dưỡng không cao. Từ góc độ sức khỏe, ít nhất cần đảm bảo cho trẻ ăn các loại protein chất lượng cao như trứng và sữa trong bữa sáng hàng ngày.

Hơn nữa nhiều cha mẹ còn có thói quen ninh xương lợn, xương gà... lấy nước để nấu cháo vì nghĩ rằng sẽ tăng thêm chất và bổ sung canxi cho con. Thực tế, trong nước xương chứa rất ít đạm, chỉ đáp ứng được 1/30 nhu cầu đạm mỗi ngày của trẻ.

Ngoài ra, canxi trong nước xương hầm cũng thấp, chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu canxi của trẻ. Bên cạnh đó, tỷ lệ canxi-phốt pho trong nước xương không cân đối, canxi cao nhưng phốt pho thấp nên nếu trẻ ăn cháo nấu từ nước dùng này sẽ khiến cơ thể phải lấy phốt pho từ xương, dẫn đến việc trẻ dễ bị còi xương thứ phát.

Thói quen ăn cháo vừa tốt cho hệ tiêu hóa lại giúp bạn phòng bệnh và sống thọ hơn. Bạn có biết cách chế biến nhiều món cháo ngon miệng và bổ dưỡng?

Nếu bạn thường xuyên ăn cháo vào buổi sáng sẽ rất tốt cho sức khỏe và vóc dáng. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những lợi ích của cháo và cách nấu món ăn này sao cho ngon nhé.

Lợi ích sức khỏe khi bạn ăn cháo

Một tô cháo nóng không những là bữa sáng ngon miệng mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Ăn cháo giúp cấp nước cho cơ thể

Cháo chứa tới 90% nước vì tỷ lệ gạo và nước khi nấu cháo thường là 1:8, thậm chí tỷ lệ này có thể là 1:13 nếu bạn nấu cháo loãng. Nếu bạn hay quên uống nước trong ngày thì cháo sẽ là một vị cứu tinh giúp bạn không bị thiếu nước đấy.

2. Ăn cháo giúp kiểm soát cân nặng

So với cơm trắng, cháo chứa ít calo hơn vì một chén cơm thường có thể nấu được ít nhất 4 bát cháo. Trong 100g cơm chứa hơn 100 kcal, trong khi đó 100g cháo đặc chỉ chứa 30 kcal. Vậy nên, bạn sẽ có thể giảm cân dễ dàng hơn nếu ăn cháo.

3. Ăn cháo giúp bạn sống thọ hơn

Ngày nào cũng ăn cháo có tốt không năm 2024

Đối với người lớn tuổi, đặc biệt là những ai răng bị yếu hoặc thường bị bệnh vặt, cháo sẽ là món ăn cung cấp dinh dưỡng rất tốt mà lại dễ ăn và dễ tiêu hóa. Một số loại cháo như cháo gà, cháo tôm hay cháo ngũ cốc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ nên có thể giúp người lớn tuổi bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

4. Ăn cháo tốt cho hệ tiêu hóa

Cháo là một món ăn loãng và đã nấu chín nhừ nên được cơ thể tiêu hóa và hấp thu rất nhanh. Vậy nên, cháo rất thích hợp cho những ai đang ốm, mắc bệnh dạ dày hay các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, cháo chứa nhiều nước nên có thể giúp bạn phòng táo bón do ăn thức ăn cay nóng hay uống quá ít nước.

5. Ăn cháo giúp phòng cảm lạnh

Thói quen ăn một tô cháo nóng mỗi sáng sẽ giúp cơ thể ấm hơn và chịu lạnh tốt hơn. Món ăn quen thuộc này sẽ giúp bạn phòng những bệnh vặt như cảm lạnh hay viêm họng một cách tự nhiên.

Bí quyết giúp bạn ăn cháo ngon miệng

Món cháo sẽ rất ngon nếu bạn biết cách kết hợp các nguyên liệu tươi và bổ dưỡng như tôm hay rau mùi tây. Hãy thử các bí quyết nấu cháo sau đây, bạn sẽ đa dạng thực đơn hàng ngày với nhiều món hấp dẫn.

1. Cháo rau

Ngày nào cũng ăn cháo có tốt không năm 2024

Cháo trắng với sốt rau bên trên là món ăn đầy dinh dưỡng và ngon miệng mỗi sáng. Bạn hãy thử công thức sau để nấu hai phần ăn.

Nguyên liệu nấu cháo

  • 100g gạo
  • 5l nước luộc gà
  • 100g gừng tươi
  • 300g dầu ô liu hoặc dầu thực vật
  • 1/2 bó rau mùi
  • 1/2 bó rau mùi tây đã nhặt lấy lá
  • 2 nhánh tỏi băm
  • 20g giấm đen
  • Nước mắm
  • 1 thìa wasabi

Cách nấu cháo rau

Để có món cháo rau, bạn cần chuẩn bị cháo trắng và sốt rau để ăn kèm cháo.

Nấu cháo

– Cho gạo và nước luộc gà vào nồi đun nhỏ lửa cho tới khi gạo nở ra hết thành cháo.

– Bạn khuấy cháo 10 phút một lần để tránh cháo dính nồi. Nếu cháo quá đặc, bạn có thể cho thêm nước.

Nấu sốt rau

– Bạn cạo vỏ và xay nhỏ gừng.

– Cho dầu ăn vào chảo đun sôi, khi dầu sôi cho gừng vào phi thơm. Sau đó, bạn vớt gừng ra, để lại dầu.

– Rửa sạch rau thơm rồi cho vào máy xay cùng số gừng vừa phi. Sau đó, bạn bỏ thêm rau mùi tây, tỏi, giấm, nước mắm và wasabi vào xay cùng.

– Múc cháo ra bát và thêm sốt rau lên trên để thưởng thức.

Bạn có thể làm trước sốt rau và trữ trong tủ lạnh để dùng khi cần.

2. Cháo tôm

Ngày nào cũng ăn cháo có tốt không năm 2024

Tôm ngọt thanh sẽ giúp món cháo thêm hương vị và dinh dưỡng. Công thức nấu cháo tôm sau đây có thể dành cho hai phần ăn.

Nguyên liệu nấu cháo

  • 100g gạo
  • 5l nước luộc gà
  • 250g tôm đã lột vỏ
  • Dầu ăn
  • 2 nhánh tỏi băm
  • Ít bột ớt
  • Muối
  • 1 thìa nước chanh
  • 2 lòng đỏ trứng
  • Khoảng 6g rau mùi tươi cắt nhỏ

Cách nấu cháo tôm

Bạn cần chuẩn bị cháo trắng trước khi làm món tôm ăn kèm.

Nấu cháo

– Cho gạo và nước luộc gà vào nồi đun nhỏ lửa cho tới khi gạo nở ra hết thành cháo.

– Bạn khuấy cháo 10 phút một lần để tránh cháo dính nồi. Nếu cháo quá đặc, bạn có thể cho thêm nước.

Nấu tôm

– Cho tôm vào chảo rán khoảng 20 giây cho đến tôm chuyển màu. Sau đó, bạn thêm tỏi, ớt bột, muối và nước chanh vào chảo.

– Múc cháo ra hai bát, xếp tôm lên trên và bỏ lòng đỏ trứng vào mỗi bát để trứng chín dần.

– Rắc rau mùi lên trên để trang trí và tăng hương vị.

3. Cháo yến mạch

Ngày nào cũng ăn cháo có tốt không năm 2024

Cháo không chỉ được nấu từ gạo mà còn có thể được nấu từ yến mạch. Thật ra, thời gian nấu cháo yến mạch còn nhanh hơn cháo thường nữa đấy.

Nguyên liệu nấu cháo

  • 50g yến mạch
  • 350ml sữa hoặc nước. Bạn có thể kết hợp sữa và nước nếu muốn.
  • Sữa chua Hy Lạp

Cách nấu cháo yến mạch

– Cho 50g yến mạch vào nồi rồi thêm 350ml sữa hoặc nước và một ít muối.

– Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ trong 4 – 5 phút, thỉnh thoảng khuấy để cháo không bị dính vào đáy nồi.

– Nếu không dùng bếp, bạn có thể thử bỏ hỗn hợp vào lò vi sóng với nhiệt độ cao trong 5 phút. Khi lò vi sóng đã chạy được một nửa khoảng thời gian, bạn lấy cháo ra để khuấy. Sau đó, bạn để cháo yến mạch nghỉ trong 2 phút.

– Bạn đổ cháo ra bát rồi thêm ít sữa chua Hy Lạp. Bạn có thể pha loãng sữa chua với một ít sữa và mật ong sao cho vừa miệng.

Thói quen ăn cháo mỗi sáng không những có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa mà còn giúp bạn phòng bệnh và tăng tuổi thọ. Những ngày cảm thấy mệt mỏi, bạn nên ăn cháo để nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhé!