Xe chính chủ là gì

Xe không chính chủ phạt bao nhiêu? Hiểu thế nào về xe không chính chủ? Người tham gia giao thông đi xe không chính chủ sẽ bị phạt trong các trường hợp nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi thấy trên mạng xã hội hiện nay xuất hiện thông tin bắt đầu từ năm 2020 bắt buộc phải đi xe chính chủ, nếu điều khiển xe không chính chủ sẽ bị xử phạt vi phạm. Vậy luật sư cho tôi hỏi hiểu thế nào về lỗi xe không chính chủ?  Người tham gia giao thông đi xe không chính chủ sẽ bị phạt trong các trường hợp nào và bị phạt bao nhiêu?

Luật sư tư vấn:

Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:

Một số vấn đề pháp lý liên quan

Xe không chính chủ là gì?

Luật Giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không quy định thế nào là xe không chính chủ.

Tuy nhiên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với lỗi “Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô; xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô”

Như vậy, lỗi ” Xe không chính chủ” được hiểu là  hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

Mức xử phạt đối với lỗi ” xe không chính chủ”

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe bị xử phạt như sau:

Loại xe

Mức phạt

Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô

[ Căn cứ Điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP]

– Đối với cá nhân: 400.000 – 600.000 đồng

– Đối với tổ chức: 800.000 – 1.200.000 đồng

Đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

[Căn cứ Điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP]

– Đối với cá nhân: 2.000.000 – 4.000.000 đồng

– Đối với tổ chức: 4.000.000 – 8.000.000 đồng

Đối chiếu với câu hỏi của anh/chị

Khoản 10 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định Việc xác minh để phát hiện hành vi không sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.

Như vậy, lỗi “xe không chính chủ” không phải đi xe của người khác thì sẽ bị phạt tiền mà chỉ bị xử phạt nếu được xác minh thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông và qua công tác đăng ký xe.

Trên đây là nội dung Xe không chính chủ phạt bao nhiêu? Hiểu thế nào về xe không chính chủ? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Uống rượu, bia lái xe bị phạt bao nhiêu? theo Nghị định mới nhất 2020

Lái xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu trong năm 2021

[VOH] – Cảnh sát giao thông có được xử phạt khi người tham gia giao thông sử dụng xe không chính chủ hay không? Hãy theo dõi bài viết để tìm câu trả lời.

Xe chính chủ là xe thuộc quyền sở hữu của chủ xe – người đứng tên xe, đăng ký giấy tờ xe và các thủ tục liên quan.  

Theo nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không quy định thế nào là xe không chính chủ. Tuy nhiên có thể hiểu, xe không chính chủ là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

Xem thêm: Các mức xử phạt khi độ xe

2. Bị xử phạt xe không chính chủ khi nào?

Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô chỉ bị xử phạt nếu được xác minh để phát hiện hành vi vi phạm trong 02 trường hợp:

  • Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
  • Qua công tác đăng ký xe.

Theo đó lỗi “xe không chính chủ” [cụ thể là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô] không phải cứ đi xe của người khác đứng tên thì sẽ bị phạt tiền mà chỉ bị xử phạt nếu được xác minh để phát hiện hành vi vi phạm khi thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông và qua công tác đăng ký xe của CSGT.

Hiện nay, có nhiều thông tin cho rằng chỉ người có tên trong giấy đăng ký xe mới được điều khiển phương tiện đó. Tuy nhiên, khi người điều khiển phương tiện có đầy đủ giấy tờ theo quy định thì Cảnh sát giao thông [CSGT] không được quyền hỏi người dân về việc không chính chủ. Việc xử phạt chỉ thực hiện khi phương tiện đó bị tạm giữ, vi phạm hình sự.

3. Mức phạt đối với trường hợp sử dụng xe không chính chủ

Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 - 1.200.000 đồng đối với tổ chức: Là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

Phạt tiền từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 - 8.000.000 đồng đối với tổ chức: Là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Mức phạt mới nhất với lỗi sử dụng xe không chính chủ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã tăng gấp đôi so với trước kia. Theo Nghị định 46/2016 quy định mức phạt cao nhất chỉ là 400.000 đồng đối với chủ sở hữu xe máy và 4.000.000 đồng đối với chủ sở hữu ô tô không sang tên đổi chủ theo tên của mình theo quy định. 

Nhiều trường hợp sử dụng xe không chính chủ khi xảy ra tai nạn, vi phạm, tội phạm cần xác định chủ phương tiện để xử lý trách nhiệm sẽ khó khăn, phức tạp cho cả hai bên và cơ quan nhà nước. Việc không sang tên khi mua xe cũ, được tặng, điều chuyển, thừa kế các phương tiện xe cơ giới sẽ có những trách nhiệm liên đới tới chủ sở hữu phương tiện khi giao cho người khác điều khiển gây tai nạn giao thông. 

Xe không chính chủ là gì? Mức phạt bao nhiêu khi đi xe không chính chủ là những câu hỏi mà nhiều người vẫn còn mông lung chưa rõ. Chúng ta mua xe cũ vì giá rẻ nên thường ngại đến cơ quan có thẩm quyền làm sang tên, phần vì ngại các thủ tục phức tạp và các khoản phí phải nộp. Đây cũng chính là những nguyên nhân khi bị phát hiện thì đã quá muộn. Bài viết dưới đây Vietjet.net sẽ cho bạn biết thế nào là xe không chính chủ và khi nào sẽ bị xử phạt lỗi này.

Xe không chính chủ là gì?

Xe không chính chủ là xe mua lại của người khác, được cho hay được tặng mà không đến cơ quan có thẩm quyền của nhà nước để làm thủ tục sang tên chính chủ. Nguyên nhân thì có nhiều, đa phần chúng ta tin tưởng vào những tờ giấy viết tay “không có giá trị pháp lý” mà người bán ký cho bạn. Chúng ta lưu ý, những giấy tờ mua bán mà không có các cơ quan nhà nước xác nhận giữa các bên thì đều vô nghĩa. Việc không đăng ký xe chính chủ còn do các thủ tục rườm rà và phí phải nộp cao nhưng giá trị xe lại quá thấp, người dân không coi trọng nó cho đến khi bị xử phạt.

Xe không chính chủ và những lỗi khác

Như vậy, hành vi mua bán xe hay được cho, được tặng,.. mà không đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đổi tên trong Giấy đăng ký xe là một hành vi vi phạm. Nhà nước sẽ không giải quyết cho bạn khi có tranh chấp giữa các bên mua và bán.

Bạn sẽ bị xử phạt lỗi đi xe không chính chủ trong các trường hợp sau:

  • Xác minh, phát hiện hành vi vi phạm thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
  • Xác minh, phát hiện hành vi vi phạm thông qua công tác đăng ký xe.

Mượn xe của người khác đi có bị phạt không?

Mượn xe của người khác đi ra đường mà có hành vi vi phạm pháp luật đơn thuần thì không bị phạt lỗi xe không chính chủ. Chúng ta cần hiểu rõ khái niệm xe không chính chủ và mượn xe của người khác. Xe không chính chủ là đi xe của bạn nhưng Giấy đăng ký xe lại là của người khác. Còn nếu mượn xe và tuân thủ luật giao thông thì chúng ta không sao cả nhé.

Mượn xe của người khác đi không bị phạt lỗi không chính chủ

Tuy nhiên mọi chuyện sẽ khác đi nếu bạn mượn xe của người khác nhưng gây tai nạn giao thông. Thông qua điều tra, cơ quan có thẩm quyền xác định bạn chưa làm thủ tục đăng ký sang tên chính chủ thì sẽ bị xử phạt. Tương tự, khi bạn thực hiện thủ tục đăng ký xe mà không làm thủ tục đăng ký sang tên cũng bị xử phạt vì lỗi này.

Mức phạt lỗi xe không chính chủ là bao nhiêu?

Mức phạt lỗi đi xe không chính chủ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe có mức phạt khác nhau tùy vào loại xe không đăng ký. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số nếu không sẽ bị xử phạt như sau:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy

  • Đối với Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
  • Đối với Tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.2 triệu đồng.

Không làm thủ tục đăng ký sang tên ô tô

  • Đối với Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt từ 02 – 04 triệu đồng.
  • Đối với tổ chức vi phạm sẽ bị phạt từ 04 – 08 triệu đồng.

Cụ thể, quy định về mức phạt đối với người đi xe máy, ô tô bao gồm cá nhân và tổ chức không đăng ký sang tên chính chủ như sau:

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô khi: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe; [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng; được phân bổ, được điều chuyển; được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo; xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô khi: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;

Như vậy chúng ta có thể khẳng định, khi bạn mượn xe máy, ô tô của người thân một cách hợp pháp và được bên cho mượn đồng ý thì sẽ không bị phạt lỗi đi xe không chính chủ. Chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm khi mượn xe của người thân khi ra đường, miễn là bạn tuân thủ luật giao thông và có các giấy tờ như bằng lái xe là được.

Vietjet khuyến mãi – Tổng đài vé máy bay 247

65/28 Giải phóng, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM

Video liên quan

Chủ Đề