Chuẩn đầu ra nghệ công nghệ ô to

CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ÔTÔ

[Ban hành kèm theo Quyết định số:         /QĐ-CĐCNCP  ngày 31 tháng 12  năm  2010  của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Cẩm Phả]

1.  Tên ngành đào tạo: Công nghệ Kỹ thuật ô tô

Tiếng Anh: AUTOMOTIVE ENGINEERING TECHNOLOGY

2. Trình độ đào tạo: Cao đẳng

3. Yêu cầu về kiến thức:

      - Kiến thức chung: Người học có kiến thức giáo dục đại cương theo chuẩn chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô [Ban hành kèm theo quyết định số 64/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo] gồm: Các kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chớ Minh, kiến thức cơ bản trong lĩnh vực giáo dục thể chất, an ninh Quốc phòng. Kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên [Toán, lý, hóa, ngoại ngữ], tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.

      - Kiến thức cơ sở ngành: Kết hợp kiến thức nền tảng về ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô: Hình họa và vẽ kỹ thuật, công nghệ vật liệu, cơ học ứng dụng, nguyên lý máy, chi tiết máy, kỹ thuật điện – điện tử, dung sai - kỹ thuật đo, auto CAD, thuỷ lực đại cương.

      - Kiến thức chuyên ngành: Vận dụng được kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô: Động cơ đốt trong, lý thuyết ô tô, công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ôt ô, tổ chức hoạt động sản xuất và kinh doanh, an toàn và môi trường công nghiệp.

4. Yêu cầu về kỹ năng:

* Kỹ năng cứng:

      + Lập được các quy trình công nghệ bảo dưỡng sửa chữa tổng thành động cơ ôtô,  điện ôtô, gầm bệ ôtô và xe máy.

      + Khai thác, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa được các thiết bị Nâng hạ, thiết bị kiểm định và thiết bị thí nghiệm ôtô xe máy trong ngành công nghệ kỹ thuật ôtô.

      + Lắp ráp được các trạm bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa ôtô xe máy.

      + Xây dựng được kế hoạch, lập dự án phát triển sản xuất và tham gia tổ chức, điều hành và chỉ đạo sản xuất các trang thiết bị công nghệ ôtô và một số các hoạt động kỹ thuật liên quan.

      + Tính toán, thiết kế, chế tạo, lắp ráp được 1 số các sản phẩm cơ khí ô tô.

      + Tiếp nhận và thực hiện chuyển giao công nghệ về cơ khí sửa chữa ôtô.

      + Sinh viên có khả năng thu thập xử lý thông tin, phân tích các yêu cầu giới hạn mục tiêu thiết kế qua các điều kiện ràng buộc. Cung cấp kỹ năng phân tích, mô tả công việc thiết kế, chế tạo hay giải quyết một nhiệm vụ kỹ thuật cụ thể dựa trên các tài liệu, bản vẽ hoặc mô hình thực tế.

      + Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn liên quan đến ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô.

* Kỹ năng mềm:

      - Trình bày, diễn đạt, giải quyết được các vấn đề thông qua các báo cáo kỹ thuật theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp như: Đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp.

      - Có tinh thần đoàn kết hợp tác trong học tập, trong các hoạt động, phương pháp làm việc ở những vai trò khác nhau trong một tập thể, phương pháp tổ chức quản lý để đạt được hiệu quả từ nhóm sinh viên với những trình độ chuyên môn, sở thích, hoàn cảnh sống khác nhau.

      - Có khả năng sử dụng ngoại ngữ dịch thuật được một số tài liệu kỹ thuật và giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh cơ bản; Ứng dụng được phần mềm tin học văn phòng và khai thác, sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ trong công việc;

5. Yêu cầu về thái độ:

      - Có phẩm chất chính trị tốt, có đủ sức khoẻ để đảm bảo công việc.

      - Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tôn trọng nội quy của cơ quan và doanh nghiệp.

      - Ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập.

      - Có tinh thần sáng tạo, cải tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

6. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

      - Đảm nhận các công việc sửa chữa vận hành, bảo trì bảo dưỡng về các lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật ôtô, xe máy và các thiết bị động lực trong các công ty, nhà máy, các xí nghiệp.

      - Làm việc trong phòng kỹ thuật trong các công ty, nhà máy, các xí nghiệp thuộc chuyên ngành công nghệ ô tô.

      - Đảm nhận vai trò kỹ thuật viên các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm công nghệ ô tô.

      - Giảng dạy các môn học thuộc ngành công nghệ ô tô trong các cơ sở dạy nghề và các trường phổ thông.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

      - Tiếp tục học tập lên trình độ cao hơn [liên thông lên Đại học].

      - Có khả năng tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, tay nghề để hòa nhập vào thực tiễn sản xuất và tiếp cận công nghệ mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

8. Các chương trình, tài liệu tham khảo:

      Tài liệu tham khảo để xây dựng chuẩn đầu ra của ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô:

           - Chương trình đào tạo Cao đẳng ngành công nghệ kỹ thuật Ô tô.

      Tài liệu tham khảo để giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên:

         - Sách, giáo trình về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam; giáo dục thể chất, An ninh- quốc phòng; Tin học, Ngoại ngữ...

          - Sách, giáo trình, bài giảng, các tài liệu về cơ sở ngành và chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô.

HIỆU TRƯỞNG

NĂNG LỰC CẦN ĐẠT CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP, MỤC TIÊU VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP MONG ĐỢI CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  • Các năng lực cần đạt của sinh viên tốt nghiệp [Graduate Attributes – GAs]

GA1: Năng lực chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận, hệ thống và máy móc liên quan đến ô tô;

GA2: Năng lực thiết kế và lắp ráp các chi tiết, hệ thống, thành phần và máy móc liên quan đến ô tô và các ngành nghề liên quan;

GA3: Năng lực quản trị kỹ thuật ô tô;

GA4: Khả năng tư duy, xác định và giải quyết vấn đề;

GA5: Khả năng giao tiếp hiệu quả và làm việc nhóm;

GA6: Khả năng học tập suốt đời và tinh thần khởi nghiệp;

GA7: Chuẩn mực về đạo đức, thái độ nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội.

  • Mục tiêu đào tạo của chương trình [Programe Educational Objectives – PEOs]

PEO1: Trở thành các kỹ sư lành nghề và chuyên gia có năng lực chuyên môn để giải quyết các công việc liên quan đến bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị, thiết kế các giải pháp ứng dụng và cải tiến kỹ thuật, và quản trị kỹ thuật trong các hoạt động liên quan đến ngành công nghệ kỹ thuật ô tô;

PEO2: Phát triển tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng lãnh đạo để làm việc trong môi trường đa ngành, đa lĩnh vực;

PEO3: Trở thành các công dân tích cực có phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp chuẩn mực, thực hiện trách nhiệm nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc đóng góp vào các lĩnh vực liên quan đến công nghiệp ô tô và hoạt động khởi nghiệp, tiếp tục học tập suốt đời để phát triển bản thân thích ứng tốt với sự thay đổi của công nghệ, nhu cầu xã hội và xu hướng toàn cầu hoá.

  • Kết quả học tập mong đợi /Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo [Program Learning Outcomes – PLOs] 

  Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô có khả năng:

Kiến thức:

PLO1 [K1]:    Áp dụng kiến thức khoa học xã hội, chính trị, pháp luật, và sự hiểu biết về các vấn đề đương đại vào ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô.

PLO2 [K2]:     Giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp bao gồm xác định, nhận dạng, phân tích và đề xuất các giải pháp khắc phục các hư hỏng, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng của các chi tiết, hệ thống và máy móc liên quan đến lĩnh vực ô tô.

PLO3a [K3a]: Cải tiến các giải pháp kỹ thuật dựa trên sự áp dụng kỹ thuật thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và thay đổi công nghệ với việc xem xét các yếu tố về sức khỏe cộng đồng, an toàn và phúc lợi, cũng như các yếu tố toàn cầu, văn hóa, xã hội, môi trường và kinh tế.

PLO3b [K3b]: Phát triển các hoạt động bảo dưỡng sửa chữa ô tô dựa trên việc phối hợp kiến thức công nghệ kỹ thuật ô tô, quản trị kỹ thuật ô tô và sự hiểu biết về các xu hướng đương đại của ngành.

Kỹ năng

PLO4 [S1]:     Phối hợp tư duy phản biện, tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả trong các bối cảnh của ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô.

PLO5 [S2]:      Phối hợp các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, văn bản, đa phương tiện, CNTT với các bên liên quan trong môi trường kỹ thuật và xã hội; đạt chuẩn tiếng Anh theo qui định của Bộ GD&ĐT.

PLO6 [S3]:     Làm việc một cách hiệu quả với những nhóm đa chức năng trong vai trò lãnh đạo hay thành viên.

PLO7 [S4]:    Thực hiện các khảo cứu và các nghiên cứu khoa học về các vấn đề phức tạp của ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô.

PLO8 [S5]:     Sử dụng hiệu quả nguồn dữ liệu, công cụ và công nghệ hiện đại phục vụ các hoạt động của ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô.

Thái độ

PLO9 [A1]:    Tuân thủ các quy tắc an toàn và kỷ luật lao động, tuân thủ pháp luật, thể hiện sự tôn trọng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội.

PLO10 [A2]:  Sẵn sàng học tập suốt đời để phát triển nghề nghiệp trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của công nghệ.

Video liên quan

Chủ Đề