Chức sắc trong tôn giáo là gì

Quan tâm và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta kể từ ngày lập nước đến nay. Tính đến tháng 8-2019, Nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo với hơn 200.000 chức sắc, chức việc, hơn 26 triệu tín đồ, chiếm 1/3 dân số cả nước.

[Ảnh minh họa: qdnd.vn]

Những năm qua, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tổ chức tôn giáo trên toàn quốc đã cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo, nêu cao tinh thần yêu nước, bằng tinh thần phục vụ các tôn giáo có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực của xã hội, tích cực tham gia xây dựng chính quyền, xây dựng đoàn thể và tổ chức nhiều hoạt động từ thiện, bảo trợ xã hội, y tế, giáo dục và phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo trong đời sống xã hội.

Chức sắc, chức việc trong các tổ chức tôn giáo đã thể hiện vai trò quan trọng trong kết nối, vận động tín đồ chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước,hoạt động tôn giáo đúng theo đúng hiến pháp, pháp luật và tinh thần “tốt đời đẹp đạo” và sống phúc âm trong lòng dân tộc, không ngừngnêu cao cảnh giác trước âm mưu, luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch, góp phần bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, lợi dụng một số vấn đề nhạy cảm trong đời sống, xã hội, một số đối tượng đã lan truyền những thông tin tiêu cực, mang màu sắc mê tín dị đoan, trái với tín ngưỡng truyền thống.

Một số chức sắc tôn giáo cực đoan đã tuyên truyền đạo trái phép, tập hợp tín đồ, xuyên tạc, kích động, gây phức tạp về an ninh trật tự ở một số địa phương.

Các hoạt động này nhằm vào chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, làm giảm niềm tin của nhân dân với cấp ủy đảng, chính quyền, ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.

Chính vì vậy, việc bổ sung thông tin, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với các chức sắc, chức việc tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là rất quan trọng và cần thiết.

Thực tế cho thấy, chức sắc, chức việc là người đứng đầu, có uy tín trong đồng bào có đạo, nên cả việc “đạo”, việc “đời” của họ đều ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm và hành động đối với đồng bào có đạo. Vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh [KTQPAN] cho các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đứng đầu các tổ chức tôn giáo, nhằm tạo sự lan tỏa, giúp đồng bào có đạo hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ công dân, nắm và vận dụng vào thực tế, nhất là thực hiện các quy định về lễ hội, xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự, tham gia bảo vệ các công trình quốc phòng, thực hiện nghĩa vụ quân sự, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Đây cũng là yếu tố để góp phần giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở, xây dựng đoàn kết tôn giáo, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ thực tiễn trên, cấp ủy, chính quyền mỗi địa phương phải luôn nắm chắc tình hình, đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng thường xuyên trao đổi với các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và người đứng đầu các tổ chức tôn giáo, đồng thời chỉ đạo hội đồng giáo dục QPAN các cấp, tổ chức các lớp bồi dưỡng KTQPAN cho các chức sắc bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Bên cạnh đó, mỗi chức sắc, chức việc các tôn giáo cũng cần nhận thức rõ tham gia lớp bồi dưỡng KTQPAN là nghĩa vụ và trách nhiệm của người đứng đầu một bộ phận tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

Lê Duy Hồng [qdnd.vn]

Điều 34. Đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

1. Tổ chức tôn giáo trước khi bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc sau đây có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương;

a] Thành viên ban lãnh đạo tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động trong nhiều tỉnh;

b] Người đứng đầu tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động trong nhiều tỉnh;

c] Người đứng đầu cơ sở đào tạo tôn giáo.

2. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi thực hiện việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi chức việc cư trú và hoạt động tôn giáo.

3. Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo trước khi thực hiện việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này.

4. Hồ sơ đăng ký gồm;

a] Văn bản đăng ký nêu rõ họ và tên người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; phẩm vị, chức vụ, địa bàn phụ trách trước và sau khi được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;

b] Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;

c] Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do.

6. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

7. Đối với người dự kiến lãnh đạo tổ chức quy định tại các điều 19, 22, 29 và 38 của Luật này sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chỉ thực hiện thông báo kết quả về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo quy định tại khoản 6 Điều này.

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh

Hoạt động của UBDT

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Khóa XI Khóa XII

Các Dân tộc Việt Nam

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

19/06/2009
Phát huy vai trò của các vị chức sắc tôn giáo và người tiêu biểu trong tuyên truyền đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước


Cán bộ và chức sắc tôn giáo Chăm tham quan di tích lịch sử văn hóa.

Trong công tác vận động quần chúng, việc phát hiện, bồi dưỡng và phát huy vai trò của chức sắc tôn giáo và người tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác tuyên truyền đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước trong vùng đồng bào tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu số có ý nghĩa hết sức quan trọng, thậm chí nó có vai trò quyết định sự thành công của quá trình vận động. Phát huy vai trò của chức sắc tôn giáo và những người tiêu biểu trong các dân tộc thiểu số chính là sự triển khai trên thực tế đường lối dân vận và chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta và đã được khẳng định trong nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng [Khoá IX] về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; về công tác dân tộc và công tác tôn giáo trong tình hình mới.

Nước ta là quốc gia đa tôn giáo với khoảng hơn 20 triệu tín đồ theo các tôn giáo khác nhau và có khoảng hơn 60 nghìn chức sắc, nhà tu hành của 6 tôn giáo chính [Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi giáo]. Chức sắc trong các tôn giáo là những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp, có trình độ, được đào tạo hệ thống cơ bản về giáo lý, giáo luật, có kinh nghiệm thực tiễn được Giáo hội công nhận theo quy định của các Giáo hội. Hàng ngũ chức sắc là đội ngũ nòng cốt và xương sống của Giáo hội các tôn giáo, họ vừa có vị trí, vai trò lãnh đạo, vừa có trình độ giáo lý, giáo luật, có uy tín lớn trong quần chúng tín đồ, là cầu nối giữa Giáo hội các tôn giáo với tín đồ nên có tác động to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến quần chúng tín đồ. Do đó, vận động chức sắc các tôn giáo có ý nghĩa rất quan trọng, thông qua các vị chức sắc, quần chúng yên tâm tu hành theo luật pháp và giáo luật, thực hiện tốt đường lối chính sách của đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời chống lại âm mưu của những kẻ đội lốt tôn giáo chống phá cách mạng làm ảnh hưởng đến giáo lý tôn giáo. Cùng với đội ngũ các chức sắc tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số đều có những con người mà uy tín, trí tuệ và sức ảnh hưởng của họ đã vượt ra ngoài khuôn khổ của một gia đình, một dòng họ và lan toả mạnh mẽ đến toàn thể cộng đồng, xã hội.

Tiếng nói và hành động của họ, trong nhiều trường hợp đóng vai trò như là người đại diện, có tác dụng dẫn dắt, định hướng cho văn hoá ứng xử của cả cộng đồng nơi họ sống đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Những người này là các già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ... Riêng đối với đồng bào dân tộc Chăm, đồng bào Khmer Nam Bộ, người có uy tín cao, được cộng đồng kính phục là những vị chức sắc tôn giáo, các nhà tu hành. Tiếng nói của họ có ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng. Họ đóng vai trò như là người “nhạc trưởng” trong dàn nhạc giao hưởng, thực hiện mối giao tiếp hữu hình giữa con người với con người trong cộng đồng. Đây cũng là những người có khả năng vận dụng những phong tục tập quán để giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh trong đời sống cộng đồng.

Thực tiễn cho thấy nếu vận động tốt được các chức sắc tôn giáo tham gia thì sẽ được đông đảo các tín đồ hưởng ứng. ở vùng đồng bào có đạo, thực hiện chính sách tôn giáo trước sau như một của Đảng, Nhà nước ta “Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng tôn giáo”, các địa phương đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ các tổ chức tôn giáo, coi trọng công tác phổ biến, học tập đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước cho đội ngũ chức sắc tôn giáo, động viên đồng bào có đạo thực hiện các phong trào thi đua yêu nước theo phương châm “Tốt đời đẹp đạo” phù hợp nguyện vọng của đông đảo đồng bào theo đạo, phù hợp với hiến chương và đường hướng hành đạo của các tổ chức tôn giáo như: tinh thần “Từ bi hỉ xả” của đạo Phật; sự “hy sinh”, “vâng phục” của Thiên Chúa giáo, hay nguyện sống cuộc đời “tận hiến” của các giáo đoàn tu sĩ đã phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào các tôn giáo hoà nhập vào cộng đồng dân tộc thông qua điểm tương đồng giữa đạo đức tôn giáo với quan điểm nhân sinh của con người mới xã hội chủ nghĩa, vì “đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”, từ đó vận động đồng bào các tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hoá mới ở các khu dân cư, tạo điều kiện để các tôn giáo phát huy tinh thần “nhập thế”, xây dựng và lồng ghép thực hiện nội dung cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước phù hợp với từng tôn giáo, từng địa phương, với đặc điểm từng tôn giáo.

Chúng ta biết rằng, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống phần lớn là những vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, các phong tục tập quán lại rất phong phú và đa dạng. Hơn nữa, địa bàn cư trú của các dân tộc này lại rất phân tán, cư dân thưa thớt. Điều này là một trong những rào cản làm hạn chế khả năng tuyên truyền, vận động việc thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào. Chính vì vậy, việc phát huy vai trò của “lực lượng tại chỗ”, thông qua những người tiêu biểu trong cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số, đem “ánh sáng văn hoá” của Đảng đến với đồng bào, vận động bà con phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình, kết hợp hài hoà giữa luật tục và pháp luật, giữa truyền thống và hiện đại, “thực hiện tốt các hoạt động tự quản tại cơ sở là một hướng đi rất có triển vọng và có ý nghĩa vô cùng quan trọng tại các vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay.

Rõ ràng, việc sử dụng và phát huy vai trò của chức sắc tôn giáo và những người tiêu biểu trong cộng đồng các dân tộc thiểu số là một hướng đi đúng đắn. Trong những năm qua, nhằm phát huy vai trò của người tiêu biểu trong các tôn giáo và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, ở các địa phương đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cho họ có kiến thức để tuyên truyền đến cộng đồng; định kỳ mời họ nghe các cuộc nói chuyện về thời sự, chính sách. Đối với các cụ cao tuổi, sức yếu thì cử cán bộ lãnh đạo có uy tín đến thăm hỏi và giới thiệu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của cấp uỷ, chính quyền địa phương; có chương trình sử dụng họ đi tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện các chương trình mục tiêu ở địa phương tuỳ theo điều kiện, khả năng của từng người, phạm vi rộng hẹp khác nhau. Tổ chức họ đi tham quan những di tích lịch sử, những điển hình tiên tiến các mặt để họ mở rộng hiểu biết và vận động quần chúng làm theo. Tạo điều kiện giúp họ xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc, nêu tấm gương tốt cho nhân dân, ưu tiên đào tạo con cháu họ thành cán bộ của Đảng và Nhà nước. Tuỳ theo vị trí vai trò và hoàn cảnh của từng người có chính sách trợ giúp kinh phí để họ tiếp dân. Với những việc làm trên đã tạo cho người tiêu biểu có uy tín phát huy được vai trò của mình đối với cộng đồng.

Để tiếp tục phát huy ảnh hưởng, uy tín của người tiêu biểu trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chúng ta cần có chính sách cụ thể như :

1. Tăng cường xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ người tiêu biểu trong các tôn giáo và dân tộc về chính trị , tư tưởng, chính sách, pháp luật, về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch và các phần tử xấu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo hòng chống phá cách mạng để họ nắm bắt, tuyên truyền, giải thích cho quần chúng hiểu và thực hiện.

2. Định kỳ chính quyền cấp các cấp mời những người tiêu biểu, có uy tín trong tôn giáo, dân tộc đến họp để thống nhất những nội dung cụ thể nhằm vận động quần chúng thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội, tham gia công tác giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương, chống âm mưu lôi kéo, chia rẽ của các thế lực thù địch và phần tử xấu.

3. Căn cứ vào yêu cầu quản lý và hoạt động thực tế của chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản... cần có chính sách cụ thể nhằm động viên họ như: Kịp thời động viên, khen thưởng; tổ chức cho họ đi thăm quan các di tích lịch sử, văn hoá, các công trình lớn của đất nước, để từ đây phát huy vai trò tích cực của họ trong công tác tuyên truyền về sự phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đến cộng đồng ở địa bàn dân cư sau những chuyến thăm quan. Thường xuyên thăm hỏi, tặng quà người tiêu biểu, có uy tín nhân ngày lễ tết, ốm đau, cứu trợ khi gặp khó khăn, khen thưởng về vật chất và tinh thần người tiêu biểu có thành tích trong dịp tổng kết cuối năm hoặc sơ, tổng kết các phong trào thi đua, kinh phí thực hiện chế độ đối với đội ngũ này được cân đối vào ngân sách địa phương đảm bảo cho công tác xây dựng, sử dụng đội ngũ đặc thù này.

Nguyễn Mạnh Quang

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc [Xem nội dung chi tiết tại đây]

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ
Danh sách cán bộ UB
Thư viện điện tử
CD 60 năm công tác DT
CEMA trên đĩa CDROM
CD đào tạo CNTT - CT135
CEMA trên UNDP
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Người online:
Khách:
Thành viên:
Tổng số: 0
Số người truy cập: 65,222,012

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

Video liên quan

Chủ Đề