Vật liệu địa phương là gì

Vật liệu là yếu tố chiếm 70% giá thành công trình. Công nghệ và vật liệu thay thế là xu hướng phù hợp cho sự phát triển ngành Xây dựng trong tiến trình phát triển bền vững. Với những cái mới, sự đánh giá rõ ràng chi tiết về tiềm năng, ứng dụng… phải phụ thuộc vào từng đối tượng và quan điểm xác định giá trị. Xác định hướng sử dụng vật liệu và công nghệ xây dựng mới gắn với phát triển bền vững trên cơ sở ứng dụng công nghệ xanh, sạch, tái tạo, các loại vật liệu thay thế vật liệu địa phương sẽ là hướng đi tốt cho thời điểm hiện nay.

Một loại vật liệu có giá thành cao gấp rưỡi bình thường nhưng vòng đời lại tăng gấp hai thì đương nhiên nó sẽ rẻ hơn. Cần nhớ rằng, xu hướng sử dụng vật liệu hướng tới tính bền vững trong giá trị tổng thể công trình theo vòng đời chính là điều mà chúng ta cần hướng đến, đừng để cái trước mắt làm mờ đi những lợi ích lâu dài.

Giá trị cần đánh giá theo vòng đời

Công nghệ cao, vật liệu mới thường đi đôi với giá thành đầu tư ban đầu cao. Rất nhiều người vẫn quan niệm như vậy. Tuy nhiên, cần phải nhận định vấn đề trên tổng thể và giá trị kinh tế, xã hội theo tuổi thọ công trình. Giá trị xây thô một mét vuông chỉ là cách tính để ước chừng trước mắt, tức thời. Từ những năm 90, thế giới tính giá thành theo kiểu đầu – cuối. Sau đó, người ta thấy cách tính đầu – cuối cũng chưa thật chuẩn nên đã chuyển sang cách tính giá trị theo vòng đời của sản phẩm. Một loại vật liệu có giá thành cao gấp rưỡi bình thường, nhưng vòng đời lại tăng gấp hai thì đương nhiên nó sẽ rẻ hơn. Ở đây, giá trị tính toán không chỉ đơn giản là giá thành vật liệu xây dựng mà còn về sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp, thay thế và giải quyết tất cả phế liệu khi dỡ bỏ công trình… Đó phải là một bài toán tổng hợp. Trong phát triển bền vững phải tính theo ba yếu tố: Kinh tế, xã hội và môi trường. Với Việt Nam, phần lớn không tính hết những yếu tố này mà thường chỉ quan tâm tới giá thành xây dựng ban đầu. Có khi tưởng rằng sử dụng vật liệu xanh nhưng thực tế lại không hẳn xanh nếu vòng đời sử dụng ngắn, tạo ra nhiều phế liệu xây dựng, gây sức ép đến môi trường. Cũng cần những nghiên cứu và lưu ý cụ thể khi sử dụng những loại vật liệu đó hàng ngày có gây nên các tác động tiêu cực cho sức khỏe của con người hay không? Giá trị cuối cùng phải là phát triển bền vững.

Sử dụng vật liệu địa phương và phế thải

Vật liệu là yếu tố chiếm khoảng 70% giá thành công trình. Như vậy, nếu sử dụng hợp lý vật liệu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tài nguyên thiên nhiên trong đó có các nguồn VLXD tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt, việc khai thác quá mức phục vụ nhu cầu xây dựng của thị trường đã dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống. Xu hướng phát triển các loại vật liệu thay thế có ý nghĩa vô cùng lớn trong bối cảnh hiện nay, làm giảm tác động đến tài nguyên và môi trường sống, giảm giá thành của sản phẩm một cách tối đa đồng thời có tính năng, chất lượng sử dụng tương đương, thậm chí nhiều sản phẩm còn mang nhiều tính ưu việt hơn sản phẩm tự nhiên truyền thống. Đã có một số các công nghệ mới như vậy được sử dụng tại Việt Nam như công nghệ sản xuất gạch nhẹ, gạch không nung từ phế thải công nghiệp [tro bay nhiệt điện, xỉ than…] thay thế cho gạch nung truyền thống hay các loại gỗ nhân tạo sản xuất từ rơm rạ, trấu, vụn gỗ… để thay thế tốt cho các loại gỗ tự nhiên. Gỗ nhân tạo về nhiều điểm có tính năng tốt hơn một số loại gỗ tự nhiên phổ thông như ít cong vênh, chịu nước, chịu mài mòn trong khi độ cảm quan và tính năng sử dụng tương đương. Như vậy, phế thải nếu biết cách sử dụng sẽ tạo nên các loại vật liệu có chất lượng cao, tiết kiệm được tài nguyên, giải quyết vấn đề môi trường. Ở đây, một bài toán xuyên suốt như một vòng tròn khép kín và không có phế thải, không có vật liệu bỏ đi.

Một hướng đi nữa cho việc sử dụng CNVL xây dựng mới thân thiện với môi trường còn là tái sử dụng lại chính các sản phẩm xây dựng thải ra. Tại CHLB Đức và các nước châu Âu ưu tiên phát triển các loại gạch xây, cốt liệu cho bê tông từ chính phế thải xây dựng cho các tòa nhà, giảm 70% phế thải xây dựng thải ra môi trường, giảm 30 – 50% giá thành cho công tác bê tông. Đây cũng có thể là hướng đi rất tốt cho Việt Nam thời gian tới.

Bên cạnh đó là việc sử dụng vật liệu địa phương. Đây cũng là một loại vật liệu thay thế mà trước nay không nhiều người nghiên cứu, chỉ được dùng theo thói quen. Tuy nhiên, vật liệu địa phương lại chính là xu hướng mà thế giới đã khuyến khích áp dụng từ lâu, vừa đem lại nét bản sắc vùng miền, vừa thân thiện và giảm giá thành xây dựng. Ví dụ như cát đen sông Hồng, nếu sử dụng hợp lý là biện pháp khai thông dòng chảy, vừa làm vật liệu xây dựng. Đã có công nghệ chế tạo bê tông sử dụng cát đen tại đây, thậm chí bê tông mác đến 500#, thay thế xi măng truyền thống. Loại bê tông mác cao thích hợp với các công trình hiện đại như cầu nhịp lớn, nhà cao tầng vốn không phù hợp khi sử dụng bê tông truyền thống. Có được bê tông mác cao sử dụng vật liệu địa phương cho các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà ở cao tầng sẽ có thể giảm kích thước các cấu kiện, giảm đáng kể được giá thành xây dựng. Bên cạnh đó, các loại vật liệu như tre, nứa tại các vùng nguyên liệu trồng tái sinh cũng là những vật liệu địa phương nhiều ưu việt, cho hiệu quả thẩm mỹ cao và có thể ứng dụng tốt trong điều kiện Việt Nam. Nếu được xử lý bằng công nghệ mới có thể kéo dài tuổi thọ lên 20 năm và được sử dụng cho rất nhiều chức năng trong công trình như khung, vật liệu ốp tường, lát sàn, trang trí…

Có thể nhận thấy, việc sử dụng các loại vật liệu mới, công nghệ mới đang đặt trước mắt chúng ta nhiều chướng ngại. Bài toán kinh tế với số tiền đầu tư ban đầu, bài toán quan điểm, thói quen, bài toán cơ chế chính sách và sự “an toàn” đang là rào cản vô cùng khó khăn. Chỉ khi nào có thể gỡ bỏ một cách đồng bộ những yếu tố này, chúng ta mới có cơ hội phát triển bền vững. Cần nhớ rằng, xu hướng sử dụng vật liệu hướng tới tính bền vững trong giá trị tổng thể công trình theo vòng đời chính là điều mà chúng ta cần hướng đến, đừng để cái trước mắt làm mờ đi những lợi ích lâu dài.

PGS.TS Phạm Hữu Hanh
Trưởng khoa Vật liệu xây dựng, Trường Đại học Xây dựng

Nguồn ảnh: Internet
Theo Tạp Chí Kiến Trúc Việt Nam số 10/2012

Kiến trúc bản địa thường liên hệ sâu sắc với môi trường xung quanh, từ vật liệu đến các kỹ thuật xây dựng tại địa phương với mục đích đáp ứng tốt nhất các giá trị cho cộng đồng và cho thiên nhiên. Amazon cũng không ngoại lệ, có các bộ lạc định cư trong rừng, có bộ lạc định cư ven sông đã phát triển nhiều kỹ thuật xây dựng độc đáo, thu hút rất nhiều KTS đến tìm hiểu, nghiên cứu; kết quả là tạo ra sự trao đổi kiến ​​thức, kết hợp các nền văn hóa bản địa và Kiến ​​trúc đương đại.

Kiến trúc bản địa thường liên hệ sâu sắc với môi trường xung quanh

“Chúng ta hãy cố gắng thay đổi mọi thứ một chút và cố gắng loại bỏ những giải pháp không phù hợp trong xây dựng và thiết kế tại các địa phương nhất định. Sử dụng sức sáng tạo, tính an toàn, lòng dũng cảm và các chiến lược khác phù hợp hơn với vùng Amazon của chúng tôi, vì lợi ích của những người sống ở đây, của những ngôi nhà và thiên nhiên nơi đây” –  Đây là những phát biểu tại lễ bế mạc của KTS Severiano Porto trong Hội thảo “Artes Visuais na Amazônia” [Nghệ thuật thị giác ở Amazon] vào năm 1984.

Severiano Porto được xem là một trong những KTS nổi tiếng nhất ở Brazil. Bằng cách thừa nhận kỹ thuật xây dựng bản địa phong phú ở Amazon, ông cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng các kỹ thuật và tài nguyên địa phương để đạt được mục tiêu về bảo vệ môi trường. Ông đã học hỏi từ những người dân bản địa lành nghề, để có thể tạo ra các công trình đương đại phù hợp với bối cảnh của Amazon.

Khi phải đối mặt với vấn đề xây dựng công trình ở vùng sâu vùng xa, đồng thời vẫn phải tìm kiếm các giải pháp thân thiện với môi trường, giải pháp tốt nhất là sử dụng vật liệu và kỹ thuật địa phương để tạo ra một kết nối thực sự với bối cảnh, thay vì đưa ngôn ngữ kiến ​​trúc nước ngoài vào cảnh quan Amazon. Dưới đây là 3 dự án đã áp dụng thành công các giải pháp này

Viện Môi trường và Xã hội – ISA | Brazil Architecture 

Viện Môi trường và Xã hội – ISA

“Chúng tôi đã sử dụng kỹ thuật xây dựng địa phương cùng với gỗ, rơm rạ và dây leo để xây dựng kết cấu bao che cho công trình, phần nhô ra 1,5m giúp tránh các yếu tố nắng, mưa ảnh hưởng đến độ bền vật liệu. Công trình được lưu thông gió theo chiều dọc và ngang, thông qua hiên, hành lang, ban công và cầu thang. Bằng cách này, tòa nhà có mối quan hệ mật thiết đến môi trường xung quanh, nương tựa vào thiên nhiên” – Nhóm KTS cho biết.

Nhóm thiết kế sử dụng kỹ thuật xây dựng địa phương cùng với gỗ, rơm rạ và dây leo để xây dựng kết cấu bao che cho công trình

Trung tâm cộng đồng Cacao | Taller Con Lo Que Hay 4 + ENSUSITIO Arquitectura

Trung tâm cộng đồng Cacao

Công trình này được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của văn phòng là “Con Lo Que Hay” [tạm dịch: sử dụng những gì có sẵn]. Công trình sử dụng các vật liệu, kỹ thuật xây dựng địa phương và một số công nghệ mới để phù hợp trong bối cảnh đương đại. Tất cả các cấu trúc đều được xây dựng trên những tảng đá khổng lồ có sẵn tại địa điểm, kết cấu tre đan bằng mây và mái rơm, tạo ra một cấu trúc độc đáo và đặc trưng.

Dự án ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan và tạo ra nguồn thu nhập cho người dân. Thật vui khi thấy cách cộng đồng sử dụng cơ sở hạ tầng để làm du lịch nhưng không ảnh hưởng xấu lên môi trường tự nhiên.

Tất cả các cấu trúc đều được xây dựng trên những tảng đá khổng lồ có sẵn

Khu nghỉ dưỡng Mirante do Gavião | Atelier O’Reilly

Khu nghỉ dưỡng Mirante do Gavião

Dự án dựa trên cách tiếp cận bền vững, tận dụng lợi thế của khí hậu, vật liệu và kỹ thuật xây dựng địa phương. Các cộng đồng ven sông đã đóng các con thuyền gỗ trong nhiều năm và cha truyền con nối trong nhiều thế hệ. Khu nghỉ dưỡng này được thiết kế như một chiếc thuyền bị úp ngược, xây dựng theo kiểu nhà sàn, cho phép thông gió từ bên dưới, giúp vi khí hậu cho công trình.

Công trình được thiết kế như một chiếc thuyền úp ngược, xây dựng theo kiểu nhà sàn

Dịch: Hoàng Anh | Archdaily

XEM THÊM

Video liên quan

Chủ Đề