Chuột rút ở bắp chân là bệnh gì năm 2024

Chuột rút bắp chân là triệu chứng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy không nguy hiểm nhưng nguyên nhân bị chuột rút thường xuyên chính là điềm báo về vấn đề sức khỏe, gây nhiều cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu rõ hơn, sau đây sẽ là một số đáp án chính xác nhất về biểu hiện chuột rút bắp chân do KingSport chia sẻ với bạn!

Chuột rút ở bắp chân là bệnh gì năm 2024

Chuột rút bắp chân gây đau đớn kéo dài

1. Nguyên nhân bị chuột rút thường xuyên

Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng co thắt cơ đột ngột, gây đau đớn và khiến vùng cơ bị ảnh hưởng không thể cử động trong vài giây hoặc vài phút. Cơn co thắt này có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là chuột rút bàn chân và bắp chân.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị chuột rút bắp chân mỗi đêm. Sau đây sẽ là một số lý do hay bị chuột rút điển hình mà bạn có thể tham khảo qua:

1.1. Thiếu nước

Khi cơ bắp thiếu nước, hoạt động của chúng sẽ kém linh hoạt do bị căng cứng cơ, dẫn đến các vấn đề chuột rút ở bắp chân. Điều này thường xảy ra khi cơ bắp không nhận được đủ lượng nước và khoáng chất cần thiết để hoạt động một cách đúng cách.

Chính vì thế, việc uống đủ hai lít nước một ngày luôn được giới chuyên môn dinh dưỡng khuyến khích mọi người nên thực hiện đều đặn. Việc làm này còn giúp cơ thể trở nên khỏe khoắn, đẩy các tạp chất độc hại ra khỏi cơ thể.

1.2. Sai tư thế

Nằm hoặc ngồi sai tư thế cũng có thể khiến bạn bị căng cứng cơ và chuột rút bắp chân. Lúc này, mạch máu sẽ bị tắc nghẽn và không đưa máu kịp thời đến các cơ quan nên gây tê nhức, cảm thấy khó chịu khi chuyển động. Hoặc khi bạn làm những động tác thể thao bất ngờ, các cơ trong cơ thể sẽ đột ngột co thắt và khiến tình trạng chuột rút diễn ra ngay trong lúc đang vận động.

Chuột rút ở bắp chân là bệnh gì năm 2024

Thực hiện sai tư thế gây ra chuột rút bắp chân

1.3. Hụt canxi

Lý do hay bị chuột rút mà giới y khoa phát hiện ra đó là người bệnh bị thiếu hụt canxi, đây cũng là đáp án chính xác nhất cho câu hỏi “Bị chuột rút thiếu chất gì?”. Điều này dễ gặp ở những đối tượng bị còi xương, phụ nữ mang thai hoặc hệ đề kháng suy giảm.

Để biết chắc chắn nguyên nhân bị chuột rút thường xuyên, bạn cần thăm khám bác sĩ nếu như tình trạng này kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn, gây ra một số hệ lụy khác về sức khỏe.

1.4. Thiếu máu

Thiếu máu có thể xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng máu hoặc khi máu không được lưu thông đúng cách trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu máu, cung cấp oxy và dưỡng chất đến các cơ bắp có thể bị giảm, gây ra các vấn đề như chuột rút.

Các triệu chứng của chuột rút bắp chân do thiếu máu có thể bao gồm cảm giác đau nhức, co cơ, hoặc cảm giác khó chịu trong các bắp cơ. Điều này có thể xảy ra đặc biệt khi các bắp cơ đang làm việc mạnh mẽ hoặc trong các hoạt động vận động nặng.

Chuột rút ở bắp chân là bệnh gì năm 2024

Thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi và căng cứng cơ

1.5. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu và thuốc statin, có thể gây ra chuột rút như một tác dụng phụ khác cho cơ thể. Vậy nên khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị bệnh, bạn cần hỏi rõ về những tác dụng phụ mà thuốc gây ra hoặc trình bày về những bệnh lý nền để bác sĩ kê toa thuốc khác.

2. Hay bị chuột rút bàn chân là bệnh gì?

Tuy không được xem là một căn bệnh cụ thể nhưng chuột rút bắp chân thường là biểu hiện sớm của một số loại bệnh nguy hiểm mà người bệnh cần quan tâm. Nếu tần suất chuột rút gia tăng và xuất hiện trong mọi thời điểm thì hãy tìm đến địa điểm khám chữa bệnh uy tín để biết được nguyên nhân gây ra tình trạng này.

  • Thiếu máu: Bệnh thiếu máu sẽ khiến lượng oxy cung cấp cho các cơ bắp suy giảm, từ đó có thể dẫn đến sự đau mỏi cơ bắp, co thắt và chuột rút bàn chân.
  • Rối loạn thần kinh: Theo một số nghiên cứu, một số triệu chứng rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh Lou Gehrig (ALS) và hội chứng chân không yên có thể gây ra chuột rút ở bắp chân.
  • Bệnh tiểu đường: Những đối tượng mắc bệnh tiểu đường thường dễ bị chuột rút bắp chân bởi vì sự xuất hiện của những tổn thương trong thần kinh và mạch máu.
  • Bệnh gan và thận: Một số triệu chứng khác của bệnh gan và thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự cân bằng điện giải trong cơ thể, dẫn đến chuột rút thường xuyên.
  • Chấn thương hoặc sự căng thẳng: Hoạt động vận động quá sức sẽ gây căng cứng cơ, dẫn đến chuột rút bàn chân của người trẻ tuổi hoặc vận động viên.
  • Chuột rút tự phát: Ít vận động và gây ra hiện tượng teo cơ (cơ bắp bị thu nhỏ) sẽ khiến bạn dễ bị chuột rút và khó di chuyển.

Đừng bỏ qua những dấu hiệu bất thường của cơ thể bởi chính chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ những thay đổi nhỏ bên trong cơ thể, kịp thời tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Chuột rút ở bắp chân là bệnh gì năm 2024

Chuột rút bắp chân là do bệnh gì gây ra

3. Mẹo chữa chuột rút tức thì bạn nên biết

Nếu đã xác định được nguyên nhân của vấn đề chuột rút bắp chân là do những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng thì tiếp sau đây chính là những mẹo đơn giản giúp tình trạng đau nhức thuyên giảm, thoát khỏi sự khó chịu ngay tức thì.

  • Kéo giãn cơ bị chuột rút: Kéo giãn cơ đang bị co rút một cách nhẹ nhàng trong vài phút có thể giúp giảm đau và thư giãn cơ bắp. Giữ cơ ở tư thế kéo giãn trong 30 giây, sau đó thả lỏng từ từ để cảm nhận.
  • Massage toàn cơ thể: Việc massage toàn cơ thể giúp máu lưu thông tốt, ngăn chặn tình trạng co rút cơ và giúp cơ bắp được nghỉ ngơi hiệu quả.
  • Chườm nóng hoặc lạnh: Một số trường bị căng cơ quá mức có thể gây sưng viêm nên việc chườm nóng hoặc lạnh tại vị trí bị viêm sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và giảm sưng.
  • Uống thuốc giảm đau: Những loại thuốc không kê đơn sẽ giúp bạn dễ chịu hơn khi bị chuột rút tại bắp chân. Tuy nhiên hành động này không được khuyến khích sử dụng thường xuyên bởi rất hại gan và thận.
  • Ăn uống đủ chất: Thiếu chất chính là nguyên nhân bị chuột rút thường xuyên. Vậy nên ăn uống với chế độ khoa học và đủ chất sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe hiệu quả.
  • Bổ sung kali và magie: Kali và magie là những khoáng chất quan trọng giúp điều chỉnh chức năng cơ bắp. Bạn có thể bổ sung thành phần này thông qua bữa ăn hoặc cũng có thể bổ sung chúng dưới dạng thực phẩm chức năng.

Hoặc để an toàn hơn, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ để cải thiện thể chất và ngăn ngừa sự tái phát chuột rút khi sinh hoạt hàng ngày đấy nhé.

Chuột rút ở bắp chân là bệnh gì năm 2024

Mẹo chữa chuột rút bắp chân nhanh chóng

4. Làm sao để ngừa chuột rút bàn chân

Chuột rút có thể ngăn ngừa được nếu như chúng ta có lối sống sinh hoạt lành mạnh và rèn luyện thể chất đều đặn. Chỉ khi máu trong cơ thể được lưu thông tốt, các vấn đề về co thắt hoặc căng cứng cơ mới không xuất hiện khi chúng ta vận động.

Đặc biệt, bạn đừng quên dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân trong những ngày căng thẳng để cơ bắp được thư giãn, hạn chế vấn đề đau nhức gây mệt mỏi, thiếu đi sự tập trung trong công việc.

Tại KingSport, chúng tôi sẵn sàng trở thành người bạn đồng hành của mọi gia đình Việt khi đang cung cấp đầy đủ các thiết bị săn sóc sức khỏe như máy chạy bộ đa năng, xe đạp tập, giàn tạ,... đặc biệt cần kể đến chính là ghế massage toàn thân.

Chuột rút ở bắp chân là bệnh gì năm 2024

Thư giãn trên ghế massage toàn thân KingSport

Việc sắm sửa cho bản thân và gia đình những thiết bị thông minh này trong nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian tập luyện, nâng cao ý chí gìn giữ sức khỏe của mọi người và thư giãn nhanh chóng sau những lúc mệt mỏi. Vậy nên hãy nhanh tay liên hệ đến số hotline 1800 6852 để được KingSport chia sẻ chi tiết hơn về những sản phẩm chính hãng và chất lượng này bạn nhé!

Mong rằng thông tin về vấn đề chuột rút bắp chân do KingSport cung cấp đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới và tìm ra giải pháp tốt nhất cho bản thân. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và nuôi dưỡng ý chiến binh bảo vệ bản thân một cách hiệu quả nhất!

Chuột rút bắp chân bao lâu?

Một cơn đau chuột rút bắp chân thường kéo dài vài phút. Mức độ nghiêm trọng của các cơn đau khác nhau, trong một số trường hợp, có thể chỉ kéo dài vài giây, nhưng trong một số trường hợp, cơn đau kéo dài đến 10 phút.

Hay bị chuột rút bàn chân là bệnh gì?

Chuột rút ngón chân là gì? Chuột rút còn được gọi là vọp bẻ, là các cơ co lại nhưng lại không thể giãn ra, khiến người bị chuột rút không thể cử động. Trong trường hợp bị Chuột rút ngón chân, các cơ ngón chân và cơ bàn chân của người bị chuột rút co lại, không thể duỗi ra tự nhiên và không thể di chuyển được.

Tại sao bà bầu bị chuột rút ở bắp chân?

Hầu hết các mẹ khi mang thai, thể tích máu tăng khiến cho quá trình tuần hoàn chậm lại. Điều này xuất phát từ sự thay đổi các hormone trong cơ thể khi mang thai nên các bà bầu không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, quá trình lưu thông máu chậm sẽ gây ra tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân.

Chân bị chuột rút nên ăn gì?

Ăn bơ thường xuyên làm giảm nguy cơ bị chuột rút. ... .

Dưa hấu chứa nhiều khoáng chất làm giảm nguy cơ chuột rút. ... .

Nước dừa giúp hỗ trợ phòng tránh chuột rút rất hiệu quả ... .

Khoai lang rất giàu khoáng chất ngăn ngừa chuột rút. ... .

Nước hầm xương giúp hồi phục và phát triển cơ bắp. ... .

Đu đủ chứa hàm lượng magie cao giúp ngăn ngừa chuột rút..