Có bao nhiêu loại tế bào trong cơ thể người

Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt với khả năng tự đổi mới và biệt hóa thành các loại tế bào có các chức năng khác nhau trong cơ thể. Các loại tế bào gốc có thể giúp bổ sung, thay thế, sửa chữa những tế bào già yếu hoặc bị tổn thương, với nhiều loại tế bào gốc khác nhau.

Có bao nhiêu loại tế bào trong cơ thể người

Có nhiều cách phân loại tế bào gốc. Trong đó, hai cách phân loại phổ biến nhất là phân loại các loại tế bào gốc theo nguồn gốc và phân loại tế bào gốc theo tiềm năng biệt hóa.

Tầm quan trọng của tế bào gốc

Có thể nói, việc phát hiện ra các loại tế bào gốc là một thành tựu mới, đáng kinh ngạc của y học trong vòng một thế kỷ qua, là chìa khóa kỳ diệu mở ra tương lai mới cho y học hiện đại, y học tái tạo. Tế bào gốc có ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y dược như khám phá thuốc mới, sàng lọc độc tính của thuốc, đánh giá hiệu quả thuốc, mô hình bệnh lý cho nghiên cứu, tìm hiểu cơ chế bệnh sinh, và quan trọng nhất là ứng dụng trong điều trị bệnh. Tế bào gốc giúp ứng dụng điều trị thành công nhiều bệnh lý nguy hiểm, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Ngoài ra, tế bào gốc còn có thể được sử dụng để thay thế các tế bào bị mất hoặc bị hư hỏng mà cơ thể chúng ta không thể thay thế một cách tự nhiên. Nhờ đó, các loại tế bào gốc có thể điều trị các vết thương và các loại bệnh tật như ung thư máu, suy tim, đột quỵ, viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, bệnh Alzheimer, Parkinson, bại não, tự kỷ, chấn thương tủy sống, …

Có bao nhiêu loại tế bào trong cơ thể người
Các loại tế bào gốc có thể được ứng dụng để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường

Các loại tế bào gốc theo nguồn gốc

Tế bào gốc phôi

Tế bào gốc phôi là tế bào gốc được hình thành sau khi trứng được thụ tinh cho đến giai đoạn nguyên bào phôi (Blastomere), khi hợp tử phân chia thành 4 đến 8 tế bào. Tế bào gốc phôi có khả năng sản sinh vô hạn, chưa tiếp xúc với mầm bệnh hoặc các yếu tố gây hại. Chúng có khả năng trở thành mọi tế bào trong cơ thể, kể cả tế bào nhau thai.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu và sử dụng loại tế bào này bị hạn chế vì lý do đạo đức (do việc phá hỏng phôi để lấy tế bào gốc sẽ giết chết phôi vốn có thể phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh).

Các tế bào gốc phôi sử dụng trong nghiên cứu là các tế bào gốc được lấy từ phôi được thụ tinh trong ống nghiệm và được người hiến tặng đồng ý hiến cho mục đích nghiên cứu. ()

Tế bào gốc nhũ nhi

Tính đến thời điểm hiện tại, trong các loại tế bào gốc thì tế bào gốc nhũ nhi là loại tế bào gốc được thu thập và lưu trữ phổ biến nhất. Tế bào gốc nhũ nhi sẽ được lấy từ nhau thai, dây rốn, máu dây rốn,…

Tế bào gốc nhũ nhi được đánh giá cao vì là loại tế bào gốc rất non trẻ (0 tuổi), có khả năng tăng sinh và biệt hoá tốt.

Có bao nhiêu loại tế bào trong cơ thể người
Tế bào gốc nhũ nhi có thể lấy từ dây rốn của trẻ sơ sinh

Tế bào gốc trưởng thành

Tế bào gốc trưởng thành là tế bào gốc được tìm thấy trong các mô và cơ quan của người trưởng thành, chẳng hạn như tủy xương, máu ngoại vi, mạch máu, mô mỡ, tủy răng sữa, ruột, tinh hoàn,… Các loại tế bào gốc trưởng thành được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất hiện nay là tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô.

Tế bào gốc đa năng cảm ứng

Ngoài tế bào gốc phôi, tế bào gốc nhũ nhi và tế bào gốc trưởng thành, còn một loại tế bào gốc khác được tạo ra một cách nhân tạo, đó là tế bào gốc đa năng cảm ứng. Đây là một loại tế bào gốc vô cùng đặc biệt được tạo thành bằng cách tái lập trình từ nguyên bào sợi hoặc một số loại tế bào sinh dưỡng tạo thành các tế bào có các đặc tính giống như tế bào gốc. Giải Nobel 2012 trong lĩnh vực y sinh được dành tặng cho các nhà khoa học đã tạo ra loại tế bào này.

Tế bào gốc đa năng cảm ứng có cách hoạt động gần tương tự với tế bào gốc phôi và được tạo ra từ chính bệnh nhân, được sử dụng đồng loài và hoàn toàn không có tranh cãi về mặt đạo đức. Các nhà khoa học hy vọng trong tương lai có thể có đầy đủ các nghiên cứu về phát triển tế bào gốc đa năng cảm ứng cũng như có thể ứng dụng loại tế bào gốc này trong điều trị bệnh một cách cá thể hóa cho từng bệnh nhân. (2)

Có bao nhiêu loại tế bào trong cơ thể người
Tế bào gốc đa năng cảm ứng có cách hoạt động gần tương tự với tế bào gốc phôi

Các loại tế bào gốc theo tiềm năng biệt hóa

Tế bào gốc toàn năng

Nếu phân loại các loại tế bào gốc dựa trên tiềm năng biệt hóa thì đầu tiên phải kể đến tế bào gốc toàn năng (totipotent stem cells). Đây chính là loại tế bào gốc linh hoạt nhất, có thể biệt hóa thành tất cả mọi tế bào trong cơ thể, hình thành cơ thể con người hoàn chỉnh.

Tế bào gốc toàn năng được lấy từ những lần phân chia đầu tiên trong sự phát triển phôi (giai đoạn 1-8 tế bào). Các tế bào gốc toàn năng này chỉ có thể tìm thấy ở gốc phôi, không được tìm thấy trong cơ thể.

Tế bào gốc vạn năng

Khi phôi hình thành các túi phôi, các tế bào được tách ra từ nút phôi và được gọi là tế bào gốc vạn năng (pluripotent stem cells). Loại tế bào gốc này cũng có khả năng biệt hóa thành bất cứ loại tế bào nào của cơ thể. Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa tế bào gốc vạn năng và tế bào gốc toàn năng chính là tế bào gốc vạn năng không thể hình thành cơ thể hoàn chỉnh.

Có bao nhiêu loại tế bào trong cơ thể người
Tế bào gốc đa năng có khả năng biệt hóa thành bất cứ loại tế bào nào của cơ thể

Tế bào gốc đa năng

Một loại tế bào gốc có tiềm năng biệt hóa thấp hơn so với tế bào gốc toàn năng và vạn năng, đó chính là tế bào gốc đa năng (multipotent stem cells).

Ví dụ về tế bào gốc đa năng bao gồm tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic Stem Cells – HSCs) và tế bào gốc trung mô (Mesenchymal Stem Cells – MSCs). Loại tế bào gốc này không có khả năng biệt hóa thành mọi loại tế bào trong cơ thể, mà chỉ biệt hóa thành một nhóm tế bào có liên quan chặt chẽ. Chẳng hạn như tế bào gốc trung mô biệt hóa thành tế bào xương, tế bào sụn hay tế bào mỡ còn tế bào gốc tạo máu được biệt hóa thành tế bào máu hay tế bào miễn dịch.

Tế bào gốc đa năng giới hạn

Tế bào gốc đa năng giới hạn (oligopotent stem cells) có khả năng biệt hóa thấp hơn so với các loại tế bào gốc khác, chỉ có thể biệt hóa thành một số giới hạn các loại tế bào. Ví dụ các tế bào gốc máu dòng lympho có thể biệt hóa trở thành tế bào bạch cầu lympho B, bạch cầu lympho T. Tiềm năng thấp nhất là tế bào gốc đơn năng (unipotent stem cells), tức loại tế bào gốc chỉ có khả năng biệt hóa được thành một loại tế bào duy nhất. Loại tế bào này thường là các tế bào tiền thân, chỉ tạo ra một loại tế bào chức năng.

Tế bào gốc đa năng giới hạn hoặc tế bào đơn năng có khả năng biệt hóa thấp nên ít được quan tâm nghiên cứu. Hiện nay, thường chỉ ứng dụng nguyên bào sợi trong điều trị vết thương và thẩm mỹ.

Các loại tế bào gốc có khả năng biệt hóa càng lớn thì càng có thể hình thành nhiều loại tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, điểm khó khăn chính là khó duy trì tính gốc cũng như sự định hướng biệt hóa. Do đó, khi muốn ứng dụng tế bào gốc, cần cân nhắc giữa khả năng phát triển và khả năng biệt hóa để có thể tìm được loại tế bào gốc phù hợp nhất.

Lưu trữ tế bào gốc ở đâu?

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ trong lĩnh vực y sinh, tiềm năng ứng dụng của tế bào gốc ngày càng mở rộng. Xu hướng lưu trữ tế bào gốc ngày càng phát triển trên thế giới. Tế bào gốc máu dây rốn đã được sử dụng để điều trị thành công nhiều bệnh có liên quan đến hệ tạo máu và hệ miễn dịch. Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn có thể xem như lưu trữ một hệ thống miễn dịch dự phòng cho em bé. Tế bào gốc trung mô hiện đã có hàng ngàn thử nghiệm lâm sàng với kết quả rất khả quan. Cơ chế tác dụng của tế bào gốc trung mô cũng ngày càng được làm sáng tỏ. Nhờ đó các ứng dụng của loại tế bào này ngày càng phát triển.

Em bé và những người thân như anh em ruột, cha mẹ, thậm chí họ hàng đều sẽ sống an toàn hơn, bởi bất cứ khi nào có nhu cầu về tế bào gốc từ máu, mô dây rốn thì nguồn lưu trữ tế bào gốc của chính em bé đã sẵn sàng. Mẫu tế bào gốc tạo máu của bé cũng sẽ thích ứng với cơ thể người thân cao hơn so với nguồn tế bào gốc từ những người không cùng huyết thống. Các đơn vị tế bào gốc từ máu và mô dây rốn có thể bảo quản được lâu dài, dễ dàng vận chuyển và là luôn sẵn sàng sử dụng, đặc biệt đối với những trường hợp bệnh nhân trong tình trạng bệnh không ổn định, không thể chờ đợi để tìm người hiến tặng tế bào gốc tủy xương hoặc máu ngoại vi có kháng nguyên bạch cầu (HLA) phù hợp.

Do đó, khi trẻ chào đời, bố mẹ không nên bỏ qua cơ hội duy nhất trong đời để lưu trữ nguồn nguyên liệu quý giá và kỳ diệu này.

Hiện nay, Ngân hàng Tế bào gốc, Trung tâm Tế bào gốc, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép lưu trữ tế bào gốc. Các ưu thế vượt trội khi lưu trữ tế bào gốc tại Ngân hàng Tế bào gốc, Bệnh viện Tâm Anh gồm có:

  • Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam cung cấp cùng lúc cả hai dịch vụ lưu tế bào gốc máu dây rốn và tế bào gốc mô dây rốn từ thạch Wharton.
  • Quy trình tách và tăng sinh tế bào được thực hiện trong phòng Labo hiện đại hàng đầu thế giới.
  • Quy trình đánh giá chất lượng tế bào gốc trung mô từ mô dây rốn thực hiện nghiêm ngặt, theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Quốc tế về liệu pháp gen và tế bào (ISCT International Society Cell & Gene Therapy).
  • Quá trình xử lý và lưu trữ tế bào gốc tạo máu từ máu dây rốn theo hướng dẫn của Hiệp hội vì sự tiến bộ của y học truyền máu & liệu pháp sinh học (AABB Association for the Advancement of Blood & Biotherapies).
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng các kỹ thuật mới nhất trong y sinh để đánh giá chất lượng tế bào. Hệ thống phân lập tế bào gốc tạo máu SEPAX 2 với quy trình khép kín và đạt hiệu quả thu hồi tế bào cao. Hệ thống phân tích tế bào BD FACS-Canto II được thiết kế với 3 đèn laser 8 kênh màu huỳnh quang của BD Bio-sciences, đạt chứng chỉ IVD trên lâm sàng.
  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về liệu pháp tế bào, trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
  • Chu trình khép kín tuyệt vời: Dịch vụ sản khoa – thu thập – phân tách – tăng sinh – lưu trữ – ứng dụng điều trị. Ngân hàng được đặt trong Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh nơi có nhiều chuyên khoa có thể ứng dụng trị liệu. Với ưu thế là một bệnh viện đa khoa chất lượng cao, Tâm Anh có các dịch vụ chăm sóc toàn diện từ thời kỳ thai sản, thu thập – lưu trữ – nghiên cứu, ứng dụng Tế bào gốc. Đặc biệt, Tâm Anh có đầy đủ mọi điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật cao và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực, có thể để thực hiện các ca ghép Tế bào gốc trong trường hợp khách hàng cần sử dụng ngay tại chỗ, giảm thiểu thời gian và chi phí trung chuyển từ ngân hàng đến cơ sở y tế khác để thực hiện cấy ghép.
  • Nhiều mức phí linh hoạt, thuận tiện chi trả cho khách hàng.
    Có bao nhiêu loại tế bào trong cơ thể người
    Hệ thống BVĐK Tâm Anh là nơi lưu trữ các loại tế bào gốc được tin tưởng hàng đầu

Khách hàng có thể đặt hẹn trực tiếp hoặc liên hệ 024 3872 3872 – 024 7106 6858 (Hà Nội) hoặc 093 180 6858 – 028 7102 6789 (TP.HCM) để được tư vấn về dịch vụ lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Việc phân loại các loại tế bào gốc giúp nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị các bệnh lý được dễ dàng và thuận tiện hơn. Các nhà khoa học đang tiếp tục thực hiện các nghiên cứu để có thể tối ưu hóa hiệu quả của việc ứng dụng

Có bao nhiêu tế bào trong cơ thể?

Cơ thể con người được tạo thành từ hàng nghìn tỷ tế bào, mỗi tế bào có cấu trúc và chức năng riêng. Các nhà khoa học đã tiến một bước dài trong việc ước tính số lượng tế bào trong cơ thể người trung bình. Hầu hết các ước tính gần đây đưa ra số lượng tế bào vào khoảng 30 nghìn tỷ.

Mỗi ngày cơ thể có bao nhiêu tế bào chết đi?

Theo hai nhà sinh học Ron Sender và Ron Milo đến từ Viện Khoa học Weizmann ở Israel, mỗi ngày, cơ thể bạn đều tạo ra khoảng 330 tỷ tế bào mới để thay thế cho số lượng tế bào tương đương đã chết đi. Và để đảm bảo tốc độ đó, cứ mỗi giây bạn sẽ phải sinh ra hơn 3,8 triệu tế bào.

Có bao nhiêu loại tế bào?

Trong cơ thể con người có đến 220 loại tế bào và mô khác nhau. Nếu xét về cấu trúc nội bào, các tế bào có thể chỉ làm 2 dạng chính.

Tế bào trong cơ thể là gì?

Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi sinh vật. Trong cơ thể con người có tới hàng nghìn tỷ tế bào khác nhau. Các tế bào trong cơ thể con người cung cấp cấu trúc cho cơ thể, tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ thức ăn, chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành các dạng năng lượng và thực hiện các chức năng chuyên biệt.