Có nên cho phép người đang chấp hành hình phạt tù được thực hiện quyền bầu cử

Quyền bầu cử là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định tại Điều 16, Hiến pháp năm 2013. Cụ thể là: “2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội".

Khoản 1, Điều 31 Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũng nêu: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”

Do đó, người bị tạm giam, tạm giữ vốn là những người bị tình nghi và đang bị các cơ quan điều tra tạm giam, tạm giữ nhằm phục vụ cho công tác tố tụng. Trên thực tế, những người này vẫn có đầy đủ những quyền công dân, quyền con người cho tới khi họ bị kết tội bằng một bản án có hiệu lực của tòa án.

Điểm b, khoản 1, Điều 9. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, trong đó người bị tạm giữ, tạm giam có quyền sau: “Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân”;

  Theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân 2015 quy định về việc thực hiện bầu cử của người đang bị tạm giam, tạm giữ như sau: Cử tri là người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Khoản 4 Điều 69: Đối với cử tri là người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

   Như vậy, những người đang bị tạm giam, tạm giữ sẽ được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giữ, tạm giam. Đồng thời, trại tạm giam, nhà tạm giữ phối hợp với Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ để họ thực hiện việc bầu cử.

Đàm Thanh Tuấn.

Chế định “Tha tù trước thời hạn có điều kiện” là chế định mới lần đầu tiên được áp dụng kể từ ngày 01/01/2018, chế định này được quy định tại Điều 66 Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của BLHS về tha tù trước thời hạn có điều kiện như sau: “Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp được Tòa án áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù khi có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự, xét thấy không cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ”.

Do đây là chế định mới nên chưa có hướng dẫn cụ thể của cấp có thẩm quyền về quyền của người được tha tù trước thời hạn có được bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp hay không, do vậy trong quá trình thực hiện vẫn có những quan điểm khác nhau. 

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không có quyền bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp. Vì căn cứ theo quy tại khoản 1 Điều 30 Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp quy định: “1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.”. Đồng thời, theo quy định tại Điều 66, Điều 106 của Bộ luật hình sự và Điều 1 Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP thì người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vẫn đang trong thời gian thử thách, nếu trong thời gian thử thách mà người được tha tù vi phạm các nghĩa vụ, vi phạm pháp luật hành chính 02 lần trở lên thì quyết định tha tù trước thời hạn bị hủy bỏ, người đó phải chấp hành phần hình phạt còn lại chưa chấp hành trong trại giam. Như vậy, về bản chất pháp lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vẫn là người đang chấp hành án phạt tù, họ chỉ được thay thế hình thức từ chấp hành án trong Trại giam sang chấp hành tại cộng đồng xã hội; dovậy, đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện sẽ không có quyền được bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, vẫn có quyền được ghi tên vào danh sách cử tri, tức là có quyền tham gia bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp. Vì mặc dù theo quy định tại khoản 1 Điều 30 nêu trên, không liệt kê đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện. Tuy nhiên, quy định ở khoản 1 Điều 30 thì đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không thuộc các trường hợp trên, cụ thể: 1) Trường hợp, người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; 2) người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án; 3) người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo; 4) người mất năng lực hành vi dân sự. Thì không được ghi tên vào danh sách cử tri. Chính vì vậy, căn cứ vào ý 3 khoản 1 Điều 30 tức là vận dụng áp dụng đối với người tha tù trước thời hạn có điều kiện như trường hợp đối với người được hưởng án treo “người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo” nên họ vẫn có quyền được ghi tên vào danh sách cử tri, có quyền bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp.

Theo quan điểm của cá nhân tôi, tôi nhất trí với quan điểm thứ hai, vì chế định tha tù trước thời hạn có điều kiện và chế định án treo đều có điểm chung là không buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù; cả hai biện pháp này đều do Tòa án áp dụng, án treo là biện pháp áp dụng miễn hình phạt tù có điều kiện được Tòa án áp dụng ở giai đoạn xét xử; còn tha tù trước thời hạn có điều kiện được Tòa án áp dụng ở giai đoạn người bị kết án đang chấp hành án. Cả hai biện pháp trên thì người bị kết án, phạm nhân đều chịu sự quản lý giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Tức là, cả hai trường hợp họ đều được tái hòa nhập, cộng đồng được hỗ trợ tạo điều kiện trong lao động, học tập, công tác và họ có nghĩa vụ phải chấp hành nghiêm các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định; do vậy người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có quyền bầu cử như người bị phạt tù nhưng được hưởng án treo. Ngoài ra, theo giải đáp của Hội đồng bầu cử quốc gia tại cuốn Hỏi đáp về bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (Câu 92) thì “…những người bị kết án phạt tù nhưng được hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì không được tính là đang trong thời hạn chấp hành hình phạt tù và vẫn được ghi tên vào danh sách cử tri để thực hiện quyền bầu cử”. Vì vậy, theo quan điểm của tôi thì người được tha tù trước thời hạn có quyền bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp thì mới đảm bảo quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp.

Rất mong nhận được ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp./.

Ngô Văn Tuấn- VKSND huyện Tân Yên

Trả lời: Khoản 1 Điều 30 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: “Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri”.

Như vậy, những người bị kết án phạt tù nhưng được hoãn chấp hành hình phạt tù hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù thì không được tính là đang trong thời hạn chấp hành hình phạt tù và vẫn được ghi tên vào danh sách cử tri để thực hiện quyền bầu cử.

Căn cứ Điều 30 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 Những trường hợp không được ghi tên, xóa tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri như sau:

1. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.

2. Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri theo quy định tại Điều 29 của Luật này.

3. Trong thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, những người thay đổi nơi thường trú ra ngoài đơn vị hành chính cấp xã nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi thường trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; những người chuyển đến tạm trú ở nơi khác với đơn vị hành chính cấp xã mà mình đã được ghi tên vào danh sách cử tri và có nguyện vọng tham gia bầu cử ở nơi tạm trú mới thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi cư trú cũ và bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi tạm trú mới để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Cử tri được quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này, nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do hoặc đã hết thời gian giáo dục bắt buộc, cai nghiện bắt buộc thì được xóa tên trong danh sách cử tri ở nơi có trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, được bổ sung vào danh sách cử tri tại nơi đăng ký thường trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoặc được bổ sung vào danh sách, cử tri tại nơi đăng ký tạm trú để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

5. Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Ủy ban nhân dân cấp xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì người đang chấp hành hình phạt tù sẽ không được ghi tên vào danh sách cử tri. Trường hợp đã có tên trong danh sách cử tri nhưng thời điểm bỏ phiếu chấp hành hình phạt tù sẽ bị UBND cấp xã xóa ten khỏi danh sách cử tri.

Nguyên tắc lập danh sách cử tri

Căn cứ Điều 29 Luật này quy định về nguyên tắc lập danh sách cử tri như sau:

1. Mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này.

2. Mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri ở nơi mình thường trú hoặc tạm trú.

3. Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng quân.

4. Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình Hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú) hoặc bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (nêu xuất trình tại nơi đăng ký tạm trú).

5. Cử tri là người đang bị tạm giam, tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Trân trọng!