Cơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân không

Pháp nhân là gì?

Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp hoặc được pháp luật thừa nhận khi đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định, pháp nhân là một loại chủ thể thường xuyên và cơ bản của tư pháp quốc tế, các pháp nhân tham gia quan hệ tư pháp quốc tế có thể là pháp nhân Việt Nam và cả pháp nhân nước ngoài.

Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân mang quốc tịch nước ngoài. Việc xác định quốc tịch của pháp nhân có một ý nghĩa quan trọng bởi hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân là một trong những hệ thuộc luật cơ bản của tư pháp quốc tế, thường được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến việc thành lập, giải thể, nguyên tắc tổ chức hoạt động của pháp nhân… Nếu không xác định được quốc tịch của pháp nhân sẽ khó có cơ sở để xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ nêu trên. Vì vậy vấn đề xác định quốc tịch của pháp nhân là rất quan trọng.

Tuy nhiên, trong BLDS năm 2005 không có một quy phạm xung đột nào quy định về việc xác định pháp luật áp dụng đối với quốc tịch của pháp nhân, điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác thực tiễn. Nay khoản 1 Điều 676 BLDS năm 2015 quy định “Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập”.

Với quy định này, pháp luật Việt Nam dựa vào dấu hiệu nơi thành lập pháp nhân để xác định quốc tịch của pháp nhân. Pháp nhân thành lập ở đâu thì pháp luật được đó sẽ là căn cứ để xác định quốc tịch của pháp nhân. Ví dụ Viettel là một doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông, thành lập ở Việt Nam nên Viettel mang quốc tịch nước nào sẽ phải do pháp luật Việt Nam quy định.

Pháp luật Việt Nam cụ thể là BLDS năm 2015 tại Điều 80 quy định: “Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là Pháp nhân Việt Nam”. Như vậy, Viettel thành lập ở Việt Nam sẽ là pháp nhân Việt Nam, hay Viettel có quốc tịch Việt Nam. Khi Viettel mở rộng phạm vi hoạt động của mình không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn ở nước ngoài, ví dụ, Viettel thành lân 2 doanh nghiệp X 100% vốn của mình tại Lào, khi xem xét vấn đề quốc tịch của doanh nghiệp sẽ do quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ căn cứ vào Điều 676 BLDS năm 2015 của nước CHXHCN Việt Nam

Doanh nghiệp X có quốc tịch nước nào phải do pháp luật của nước nơi doanh nghiệp X được thành lập quy định, hay doanh nghiệp quốc tịch nào phải căn cứ vào pháp luật của Lào.

– Pháp nhân là một chủ thể thường xuyên của tư pháp quốc tế, nên năng lực chủ thế của pháp nhân là một vấn đề cần làm rõ. Theo lý luận chung, năng lực chủ thể gom hai loại đó là năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Tương tự như trong phân năng lực chủ thể của cá nhân đã trình bày ở phần trên, năng lực pháp luật là khả năng có được các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định, còn năng lực hành vi là khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó.

Song, đôi với pháp nhân, do là một tổ chức nên pháp nhân không giống cá nhân, không có quá trình sinh trưởng sinh học nên năng lực hành vi đương nhiên có và nó xuất hiện đông thời với năng lực pháp luật của pháp nhân, pháp nhân thực hiện năng lực hành vi của mình thông qua người đại diện của mình. Vì vậy, pháp luật không quy định về năng lực hành vi của pháp nhân mà chỉ quy định năng lực pháp luật của pháp nhân mà thôi. – Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân, tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Như vậy pháp nhân mang quốc tịch nước nào các vấn đề liệt kê trên sẽ phải xác định theo pháp luật nước đó. Ví dụ, theo pháp luật Việt Nam đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể có nhiều người nhưng theo pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch thì đại diện theo pháp luật của pháp nhân chỉ có một người. Trường hợp này phải áp dụng pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch tức là chỉ có 1 người là đại diện theo pháp luật của pháp nhân mà thôi.

– Khoản 3, cũng giống như cá nhân Trường hợp pháp nhân nước ngoài các lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo pháp luật Việt Nam. Quy định này đảm bảo mọi hoạt động giao dịch của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam phải phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Ví dụ: Văn phòng đại diện của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam có khả năng kinh doanh hay không do pháp luật Việt Nam quy định, và pháp luật Việt Nam không quy định văn phòng đại diện có chức năng kinh doanh nên nêu một văn phòng đại diện của một pháp nhân nước ngoài mà xác lập một hợp đồng mua bán với một pháp nhân Việt Nam tại Việt Nam sẽ là không hợp pháp.

Khái niệm về pháp nhân

Một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân [legal entity] được quy định tại điều 74 Bộ luật dân sự 2015 và phải đáp ứng được đầy đủ 4 điều kiện để có tư cách pháp nhân dưới đây

Điều 74. Pháp nhân
1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a] Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b] Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c] Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d] Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Như vậy có thể thấy để thỏa mãn được có tư cách pháp nhân phải đáp ứng đủ 4 yếu tố theo quy định của điều 74 Bộ luật dân sự 2015

Pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định?

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định mới nhất. Một số quy định liên quan tới pháp nhân mà chúng ta nên biết.

Tin cùng chuyên mục

  • Hướng dẫn thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh khác quận
  • Có được rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi đang nộp?
  • Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư thực hiện như thế nào?
  • Môi giới bất động sản: Phân biệt “cò đất” và môi giới chuyên nghiệp
  • Quy định cần biết khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Video liên quan

Chủ Đề