Trước cách mạng nông nghiệp phát triển đúng hay sai

Tình hình nông nghiệp Pháp trước cách mạng

– Nền nông nghiệp Pháp trước cách mạng là nền nông nghiệp lạc hậu, biểu hiện như sau:

+ Công cụ lao động còn thô sơ [người nông dân chỉ có cuốc đã mòn vẹt để sử dụng trong nền kinh tế nông nghiệp], phương thức canh tác lạc hậu do đó năng suất lao động được tạo ra rất thấp.

+ Người nông dân là lao động chính trong ngành nông nghiệp lại phải chịu rất tô thuế, nghĩa vụ phong kiến rất là nặng nề.

+ Nạn đói thường xuyên xảy ra rất nhiều ở trong thời kỳ này vì nông dân đã bị bóc lột hết công sức lao động vào tô thuế và nghĩa vụ phong kiến cho tằng lớp tăng lữ và quý tộc.

Mục lục

  • 1 Điều kiện ra đời
    • 1.1 Nguyên nhân
    • 1.2 Những phong trào tri thức tại Châu Âu
    • 1.3 Những cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỉ 15–16
    • 1.4 Tác dụng của những cuộc phát kiến địa lý
    • 1.5 Thắng lợi của phong trào cách mạng tư sản [thế kỷ 16–18]
  • 2 Khởi đầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
    • 2.1 Điều kiện ra đời Cách mạng công nghiệp ở Anh
    • 2.2 Thành tựu của Cách mạng công nghiệp
    • 2.3 Những hệ quả của Cách mạng công nghiệp
  • 3 Các cuộc cách mạng công nghiệp
    • 3.1 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
    • 3.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ 2
    • 3.3 Cách mạng công nghiệp lần thứ 3
    • 3.4 Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
  • 4 Phát minh khoa học kỹ thuật
  • 5 Phát minh học thuyết chính trị
  • 6 Thành tựu văn học nghệ thuật
    • 6.1 Văn học
    • 6.2 Nghệ thuật
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Điều kiện ra đờiSửa đổi

Nguyên nhânSửa đổi

Sau thời kỳ Thập tự chinh, những chiến binh trở về mang theo những vật phẩm quý giá và mới lạ với xã hội châu Âu thời bấy giờ như nước hoa, các loại gia vị mới, các sản phẩm bằng thép,... Việc này thúc đẩy việc trao đổi mua bán của các thương nhân châu Âu.[4] Vào thế kỷ 15, kinh tế hàng hóa ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông.

Tại Tây Âu, tầng lớp quý tộc cũng tăng lên, do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm [dâu tằm tơ], ngà voi,... đã tăng vọt.

Trong khi đó, Con đường tơ lụa mà người phương Tây đã biết từ thời cổ đại lúc đó lại đang bị Đế quốc Ottoman theo đạo Hồi chiếm giữ khiến cho hoạt động giao thương của phương Tây không thể qua đây được, vì vậy chỉ có cách tìm một con đường đi mới trên biển.

Lúc đó người Tây Âu đã có nhiều người tin vào giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ cũng đã đóng được những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, có khả năng vượt đại dương, mỗi tàu lại đều có la bàn và thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm cho những thủy thủ dũng cảm.[4]

Những phong trào tri thức tại Châu ÂuSửa đổi

Những phong trào tri thức tại Châu Âu đã tạo ra nền tảng kiến thức cho các cuộc cách mạng công nghiệp ở châu lục này.

Những cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỉ 15–16Sửa đổi

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong phong trào phát kiến địa lý. Năm 1415 một trường hàng hải do Hoàng tử Henrique sáng lập và bảo trợ. Từ đó, hàng năm người Bồ Đào Nha tổ chức những cuộc thám hiểm men theo bờ biển phía tây châu Phi.[5]

Năm 1486, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do Bartolomeu Dias chỉ huy đã tới được cực nam châu Phi, họ đặt tên mũi đất này là mũi Hảo Vọng.[5][6]

Năm 1497, Vasco da Gama đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha tới được Ấn Độ. Ông được phong làm Phó vương Ấn Độ[7]

Người Tây Ban Nha lại đi tìm Ấn Độ theo hướng Mặt Trời lặn. Năm 1492, một đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo chỉ huy đã tới được quần đảo miền trung châu Mĩ, nhưng ông lại tưởng là đã tới được Ấn Độ.[4] Ông gọi những người thổ dân ở đây là Indians. Sau này, một nhà hàng hải người Ý là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra Ấn Độ của Colombo không phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với người châu Âu. Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. Vùng đất mới đó sau này mang tên America.[4]

Năm 1519–1522, Ferdinand Magellan đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Một hạm đội gồm 5 tàu với 265 người đã vượt Đại Tây Dương tới bờ biển phía đông của Nam Mỹ. Họ đã đi theo một eo biển hẹp gần cực nam châu Mỹ và sang được một đại dương mênh mông ở phía bên kia. Suốt quá trình vượt đại dương mênh mông đó, đoàn tàu buồm của Magellan hầu như không gặp một cơn bão đáng kể nào. Ông đặt tên cho đại dương mới đó là Thái Bình Dương. Magellan đã thiệt mạng ở Philippines do trúng tên độc của thổ dân. Đoàn thám hiểm của ông cũng chỉ có 18 người sống sót trở về được tới quê hương. 247 người thiệt mạng trên tất cả các vùng biển và các hòn đảo trên thế giới vì những nguyên nhân khác nhau. Những thành công lớn nhất mà chuyến đi đạt được là lần đầu tiên con người đã đi vòng quanh thế giới.

Tác dụng của những cuộc phát kiến địa lýSửa đổi

Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lý, thiên văn, hàng hải, sinh vật học,...

Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa trên thế giới diễn ra do các cá nhân có nguồn gốc văn hóa khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân...[8]

Một làn sóng di cư lớn trên thế giới trong thế kỉ 16–18 với những dòng người châu Âu di chuyển sang châu Mĩ, châu Úc.[8] Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang châu Mĩ.[9][10]

Hoạt động buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ty buôn bán tầm cỡ quốc tế được thành lập.

Những cuộc phát kiến địa lý này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân.[11]

Thắng lợi của phong trào cách mạng tư sản [thế kỷ 16–18]Sửa đổi

Sự phát triển của thị trường trên quy mô toàn thế giới đã tác động tới sự phát triển của nhiều quốc gia, trước hết là các nước bên bờ Đại Tây Dương, sự thay đổi về mặt chế độ xã hội sẽ diễn ra là điều tất yếu. Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh về mặt kinh tế nhưng họ chưa có địa vị chính trị tương xứng, chế độ chính trị đương thời ngày càng cản trở cách làm ăn của họ. Thế kỉ 16-18 đã diễn ra nhiều cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

Bước chuyển đó đã được thực hiện qua hàng loạt những cuộc cách mạng tư sản như: Cách mạng tư sản Hà Lan [1566-1572], Cách mạng tư sản Anh [1640-1689], Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ [1775–1783], Cách mạng tư sản Pháp [1789–1799],...

Các cuộc biến động xã hội đó tuy cách xa nhau về không gian, thời gian cũng cách xa nhau hàng thế kỉ nhưng đều có những nét giống nhau là nhằm lật đổ chế độ lạc hậu đương thời, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển. Với sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời của các quốc gia tư bản, công nghiệp thương nghiệp đã có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Lịch sử nhân loại đang bước sang một giai đoạn văn minh mới.

Mục lục

  • 1 Nguyên nhân
    • 1.1 Tình hình kinh tế
    • 1.2 Tình hình chính trị xã hội
  • 2 Hội nghị đại diện các Đẳng cấp năm 1789
  • 3 Quốc hội
  • 4 Quốc hội lập hiến
    • 4.1 Đột chiếm ngục Bastille
    • 4.2 Bãi bỏ chế độ phong kiến
    • 4.3 Loại bỏ ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo Roma
    • 4.4 Sự hình thành các đảng phái
    • 4.5 Đến một hiến pháp
    • 4.6 Tiến đến Bộ luật dân sự cho giới tu sĩ
    • 4.7 Từ sự kiện kỷ niệm ngày phá ngục Bastille đến cái chết của Mirabeau
    • 4.8 Cuộc đào tẩu Varennes
    • 4.9 Những ngày cuối cùng của Quốc hội lập hiến
  • 5 Quốc hội lập pháp và sự sụp đổ của nền Quân chủ
    • 5.1 Quốc hội
    • 5.2 Chiến tranh
    • 5.3 Nền lập hiến bị khủng hoảng
  • 6 Quốc ước
    • 6.1 Sự thống trị của phái Girondin
    • 6.2 Phái Jacobin nắm quyền
  • 7 Chế độ Đốc chính
  • 8 Ảnh hưởng
    • 8.1 Đối với nước Pháp
    • 8.2 Đối với thế giới
  • 9 Chú thích
  • 10 Tham khảo
  • 11 Xem thêm

Nguyên nhânSửa đổi

Bài chi tiết: Nguyên nhân của cuộc Cách mạng Pháp

Tình hình kinh tếSửa đổi

Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, ruộng đất bỏ hoang nhiều, năng suất thu hoạch rất thấp. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông. Nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải phục vụ, nộp địa tô cao cho các lãnh chúa. Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra.

Công thương nghiệp phát triển, máy móc được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt trong công nghiệp dệt, khai khoáng, luyện kim với những xí nghiệp tập trung hàng nghìn công nhân. Ngoại thương cũng có những bước tiến mới, các công ty thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu Âu và phương Đông. Công thương nghiệp Pháp thời kì này đã phát triển, tập trung ở các vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương. Nhưng chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của công, thương nghiệp: thuế má nặng, không có đơn vị tiền tệ đo lường thống nhất, sức mua của dân nghèo rất hạn chế.

Tình hình chính trị xã hộiSửa đổi

1 ecu bạc của Pháp, mặt trước là chân dung vua Louis XVI, đúc năm 1784

Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế [đứng đầu là vua Louis XVI]. Xã hội chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc và giữ những chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Do vậy, họ muốn duy trì quyền lực của phong kiến và không muốn thay đổi chế độ chính trị. Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ phải chịu mọi thứ thuế và nghĩa vụ, song không có quyền lợi chính trị và bị lệ thuộc vào những đẳng cấp có đặc quyền. Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc, báo hiệu một cuộc cách mạng đang đến gần.

Sau cuộc Chiến tranh Bảy năm [1756–1763], nền quân chủ Pháp suy thoái nghiêm trọng, trong khi những liệt cường phía Đông là Nga, Phổ và Áo lại phát triển lớn mạnh, trong khi Anh đã vươn lên trở thành đối thủ khó ưa của Pháp.[4][5] Nhiều yếu tố dẫn tới cuộc cách mạng; về một số mặt chế độ cũ không còn chống đỡ nổi tính cứng nhắc của chính nó đối diện với một thế giới đang thay đổi; một số mặt khác, nó rơi vào những tham vọng của một tầng lớp trưởng giả đang nổi lên, cộng với sự lo lắng của những người nông dân, người làm công ăn lương, và các cá nhân ở mọi tầng lớp đang chịu ảnh hưởng từ những tư tưởng của thời đại Khai sáng. Khi cách mạng diễn ra và khi quyền lực được trao từ tay triều đình cho các thể chế luật pháp, những xung đột quyền lợi của các nhóm liên minh ban đầu đó đã trở thành nguồn gốc của xung đột và đổ máu.

Chắc chắn, các nguyên nhân của cách mạng phải bao gồm tất cả những điều sau:

  • Sự oán giận đối với chế độ quân chủ chuyên chế đương thời.
  • Sự oán giận đối với hệ thống lãnh chúa từ phía những người nông dân, làm công ăn lương, và ở một mặt rộng hơn cả của tầng lớp trưởng giả.
  • Sự nổi lên của các tư tưởng của thời đại ánh sáng.
  • Nợ quốc gia không thể kiểm soát nổi, có nguyên nhân từ việc tăng thêm gánh nặng của một hệ thống thuế rất lớn.
  • Sự thiếu thốn thức ăn vào những tháng ngay trước khi cách mạng nổ ra.[6]
  • Sự oán giận đối với tầng lớp quý tộc đặc quyền và sự thống trị đối với cuộc sống công cộng từ phía những tầng lớp chuyên nghiệp đầy tham vọng.
  • Ảnh hưởng của Cách mạng Hoa Kỳ.

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.

Hoạt động tiền cách mạng đã bắt đầu khi vua Louis XVI của Pháp [trị vì từ 1774–1792] đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính hoàng gia. Nhà vua Pháp, về mặt tài chính cũng là quốc gia Pháp, có những món nợ rất lớn. Trong thời vua Louis XV [trị vì từ 1715–1774] và Louis XVI nhiều bộ trưởng, gồm cả Nam tước Turgot [Bộ trưởng Tài chính 1774–1776] và Jacques Necker [Bộ trưởng Tài chính 1777–1781], đều không thành công trong việc đưa ra cải cách nhằm biến hệ thống thuế của Pháp trở nên đồng đều hơn. Các biện pháp đó luôn bị phản đối từ phía "hội đồng nhà vua" [tòa án], dân "quý tộc", vốn tự coi mình là những người bảo vệ quốc gia chống lại chế độ chuyên quyền, cũng như khỏi các bè phái của triều đình và cả các bộ trưởng mất chức. Charles Alexandre de Calonne, người đã trở thành Bộ trưởng Tài chính năm 1783, theo đuổi một chiến lược chi tiêu minh bạch, coi đó là phương tiện để thuyết phục những ông chủ nợ tiềm tàng về sự đáng tin cậy và ổn định của nền tài chính Pháp.

Tuy nhiên, Calonne, từ lâu đã theo dõi tình hình tài chính của Pháp, đã quyết định rằng nó vẫn có thể cứu vãn được và đưa ra một loại thuế đất đai thống nhất coi đó là phương tiện để đưa tài chính Pháp vào khuôn khổ về dài hạn. Trước mắt, ông hy vọng rằng một sự biểu thị ủng hộ từ phía Hội đồng quý tộc được chọn lọc kỹ lưỡng sẽ lấy lại được lòng tin vào tài chính Pháp, cho phép vay mượn thêm cho tới khi thuế đất đai mang lại hiệu quả và bắt đầu trả nợ.

Mặc dù Calonne đã thuyết phục nhà vua về sự cần thiết của những cải cách của ông, Hội đồng quý tộc đã từ chối tán thành các biện pháp của ông, đòi hỏi rằng chỉ một chỉ một cơ cấu đại diện thực sự; tốt nhất là États Généraux [Hội nghị các Đẳng cấp] của vương quốc, mới có thể thông qua luật thuế mới. Nhà vua, thấy rằng chính Calonne là một trở ngại đã cách chức ông và thay bằng Étienne Charles de Loménie de Brienne, vị Tổng giám mục Toulouse, người sau này là lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội. Brienne lúc ấy đã có được vị trí mở rộng để tiến hành cải cách, trao cho dân chúng nhiều quyền dân sự [gồm cả tự do tôn giáo với phái Tin lành], và hứa hẹn triệu tập hội nghị đại diện các đẳng cấp trong năm năm, nhưng trong lúc ấy ông cũng cố gắng thúc đẩy các kế hoạch của Calonne. Khi các biện pháp này được đưa ra trước "Hội đồng Nhà vua" tại Paris [một phần cũng phải nhờ đến sự không lịch thiệp của nhà vua], Brienne phản đối, gắn sức giải tán toàn bộ Hội đồng và thu thêm các loại thuế mà không cần quan tâm tới họ. Điều này đã dẫn tới một sự phản ứng rộng lớn từ nhiều nơi trong đất Pháp, gồm cả "Ngày của những viên ngói" nổi tiếng ở Grenoble. Thậm chí quan trọng hơn, sự hỗn loạn khắp đất nước đã làm các nhà cho vay ngắn hạn, mà ngân khố Pháp phải phụ thuộc vào và từng ngày một phải thuyết phục họ ngừng rút các khoản nợ, đưa lại một tình trạng gần như phá sản buộc Louis và Brienne phải đầu hàng.

Ngày 8 tháng 8 năm 1788, nhà vua đồng ý triệu tập hội nghị bất thường États Généraux vào tháng 5 năm 1789 – lần đầu tiên kể từ 1614. Brienne từ chức vào ngày 25 tháng 8 năm 1788, Necker một lần nữa lại gánh vác trọng trách tài chính quốc gia. Ông đã sử dụng vị trí của mình để đề xuất các cải cách mới, nhưng chỉ để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ của các đại diện quốc gia.

Hội nghị đại diện các Đẳng cấp năm 1789Sửa đổi

Bài chi tiết: Hội nghị các đẳng cấp năm 1789

Việc kêu gọi triệu tập Hội nghị các Đẳng cấp dẫn tới sự gia tăng lo ngại từ phía đối lập rằng chính phủ sẽ cố gắng triệu tập một hội nghị với thành phần có lợi cho họ. Nhằm tránh tình trạng này, "Hội đồng Nhà vua" của Paris, vốn đã trở về vai trò quyền lực tại thành phố trong thắng lợi, tuyên bố rằng Hội nghị phải được triệu tập theo những cách thức đã được tiến hành như ở lần Hội nghị trước. Mặc dầu có vẻ rằng các thành viên Hội đồng Paris không nhận thức đầy đủ về "những cách thức năm 1614" khi họ đưa ra quyết định này, nhưng nó đã gây nên một sự xáo động. Hội nghị năm 1614 bao gồm số lượng đại biểu ngang nhau từ mỗi đẳng cấp, và trật tự là, Đẳng cấp thứ nhất [tăng lữ], Đẳng cấp thứ hai [quý tộc], và Đẳng cấp thứ ba [bao gồm tầng lớp Đại tư sản, tư sản công thương, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân nghèo] và mỗi đẳng cấp [toàn thể tất cả các đại biểu thuộc đẳng cấp đó] được bầu một phiếu. Hầu như ngay lập tức "Ủy ban Ba mươi", một tổ chức những người Paris tự do, đa số là quý tộc, bắt đầu kích động chống lại nó, đòi phải tăng gấp đôi Đẳng cấp thứ ba và bầu theo đầu phiếu [như đã từng được thực hiện ở nhiều hội đồng địa phương]. Hội đồng Nhà vua tại Paris nhanh chóng phản công lại, tuyên bố rằng chỉ các quy trình bầu cử; những người được ủy quyền được bầu cử bởi những "Quan án quản hạt" và "hội đồng nhà vua" tại các địa phương chứ không phải bởi các tỉnh; mới cần được quyết định bởi kiểu năm 1614. Necker, thay mặt cho chính phủ, cuối cùng đi đến kết luận là Đẳng cấp thứ ba cần phải được tăng lên gấp đôi, nhưng vấn đề bầu theo đầu phiếu vẫn phải để lại cho Hội nghị tự giải quyết. Nhưng những sự oán giận từ cuộc tranh cãi đó vẫn còn rất lớn, và những cuốn sách mỏng, như của Abbé Sieyès Đẳng cấp thứ ba là gì, tuyên truyền rằng các đẳng cấp được ưu tiên là những kẻ ăn bám và rằng chính các đại biểu của Đẳng cấp thứ ba mới là đại diện quốc gia, làm cho những sự oán giận đó vẫn tồn tại.

Khi Hội nghị được triệu tập ở Versailles vào ngày 5 tháng 5 năm 1789, những bài phát biểu dài của Necker và Lamoignon, người giữ các con dấu, không hướng dẫn được gì nhiều cho các đại biểu, họ lại phải quay lại các cuộc họp nhóm để ủy nhiệm cho các thành viên của mình. Vấn đề bầu cử theo đầu phiếu hay theo đẳng cấp không được đặt ra, nhưng các đại biểu Đẳng cấp thứ ba lúc ấy yêu cầu lá phiếu của một đẳng cấp chỉ có giá trị khi đại diện cho toàn thể các đại biểu của đẳng cấp đó tại Hội nghị. Tuy nhiên, những cuộc thương lượng giữa các đại biểu tại Hội nghị của các đẳng cấp thứ nhất và thứ hai để hoàn thành việc này không mang lại kết quả, vì chỉ có một đa số không đáng kể tăng lữ và đa số lớn hơn các quý tộc tiếp tục ủng hộ việc bầu cử theo đẳng cấp.

Video liên quan

Chủ Đề