Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng là cơ quan nào

Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng được quy định chi tiết tại Điều 34 Luật xây dựng 2014, cụ thể như sau:

THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ VÀ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG

Kiến thức của bạn:

Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng theo quy định pháp luật

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung kiến thức:

Khoản 30 Điều 3 Luật xây dựng 2014 quy định:

30. Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

     Căn cứ quy định tại Điều 34 Luật xây dựng 2014, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng là Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Cụ thể như sau:

     “1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau:

     a] Quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng chức năng đặc thù và quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh; quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật vùng liên tỉnh;

     b] Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch chung xây dựng khu công nghệ cao;

    c] Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch, khu sinh thái, khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng, khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể dục thể thao, khu chức năng đặc thù khác cấp quốc gia;

    d] Quy hoạch xây dựng khác do Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ xây dựng tổ chức lập.

     2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng sau:

     a] Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện

    b] Quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù, trừ các quy hoạch quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

    c] Quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù.

     3. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu; quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch xây dựng nông thôn trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

     Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

     Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn chi tiết Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn đất đai 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

1. Các nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng 

Điều 45, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 [sau đây gọi tắt là Luật Xây dựng năm 2014] quy định về 02 nguyên tắc trong việc quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng đó là: 

- Việc quản lý đầu tư xây dựng phải căn cứ vào quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Việc đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Các quy định về giới thiệu địa điểm xây dựng

Căn cứ tại Điều 46, Luật Xây dựng năm 2014, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư khi có yêu cầu. Địa điểm được giới thiệu để đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy mô, tính chất đầu tư, tiết kiệm diện tích đất xây dựng; không làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của vùng, khu chức năng và khu vực nông thôn.

3. Tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng 

3.1. Các quy định chung về việc tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng 

Căn cứ tại Khoản 1, Khoản 3, Điều 48, Luật Xây dựng năm 2014, việc tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng được quy định như sau: 

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, nông thôn, khu chức năng  thuộc địa bàn mình quản lý theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

- Kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng phải xác định thời gian thực hiện quy hoạch đối với từng khu vực cụ thể trên cơ sở phù hợp với mục tiêu quy hoạch xây dựng và nguồn lực thực hiện quy hoạch xây dựng.

3.2. Các quy định chi tiết về việc tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng 

Để làm rõ hơn về việc tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng, Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ [sau đây gọi tắt là Nghị định 44/2015/NĐ-CP] quy định chi tiết hơn về việc quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng như sau: 

a. Trách nhiệm lập kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng 

Điều 28, Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm lập kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng như sau: 

+ Các đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được lập kế hoạch để thực hiện quy hoạch.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng đối với các đồ án thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong ranh giới hành chính do mình quản lý.

+ Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lập và phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng đối với các đồ án thuộc thẩm quyền của mình phê duyệt.

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối nguồn vốn cho các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cấp vùng phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước.

b. Nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng 

Căn cứ quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được phê duyệt, nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch bao gồm các nội dung quy định Điều 29, Nghị định 44/2015/NĐ-CP, cụ thể: 

+ Danh mục, trình tự triển khai lập các quy hoạch xây dựng từng cấp độ theo kế hoạch 10 năm, 5 năm và hàng năm; danh mục và thứ tự đầu tư các dự án hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trên cơ sở các giai đoạn quy hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm.

+ Dự kiến nhu cầu vốn cho công tác thực hiện quy hoạch xây dựng hàng năm.

+ Đề xuất các cơ chế chính sách xác định nguồn lực theo kế hoạch và khả năng huy động nguồn lực để thực hiện theo kế hoạch hàng năm thuộc giai đoạn ngắn hạn.

+ Đề xuất mô hình quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch.

+ Các nội dung khác có liên quan.

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

Bài viết dưới đây sẽ trình bày về cơ quan có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị.

Căn cứ tại Khoản 30, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014, quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh.

Quy hoạch đô thị là một phần của quy hoạch xây dựng. Theo đó, căn cứ tại Khoản 4, Điều 3, Luật quy hoạch đô thị năm 2009, Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. 

Điều 19, Luật quy hoạch đô thị năm 2009 quy định về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị như sau: 

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới hành chính của hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương với đô thị loại III trở lên và quy hoạch khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung đô thị mới, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu vực có phạm vi liên quan đến địa giới hành chính của hai quận, huyện trở lên, khu vực trong đô thị mới và khu vực có ý nghĩa quan trọng. 

- Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã tổ chức lập quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch chi tiết khu vực được giao cho chủ đầu tư. 

- Ủy ban nhân dân quận tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch chi tiết khu vực được giao cho chủ đầu tư. 

- Ủy ban nhân dân huyện thuộc thành phố trực thuộc trung ương tổ chức lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết thị trấn, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch chi tiết khu vực được giao cho chủ đầu tư. 

- Ủy ban nhân dân huyện thuộc tỉnh tổ chức lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết thị trấn, trừ quy hoạch đô thị thuộc trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch chi tiết khu vực được giao cho chủ đầu tư. 

Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư.

Trong đó, theo quy định tại Khoản 9, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. 

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Quy hoạch đô thị

Luật Hoàng Anh 

Video liên quan

Chủ Đề