Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Đoan Ngọ 2022

Tết Đoan ngọ thực chất là một phong tục lễ Tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm, được cúng lễ vào ngày 5/5 Âm lịch. Như vậy Tết Đoan ngọ 2022 rơi vào thứ 6 ngày 3/6 Dương lịch.

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

Nguồn gốc Tết Đoan ngọ

Truyền thuyết về ngày Tết Đoan ngọ ở các quốc gia cũng khác nhau. Ở Việt Nam có truyền thuyết rằng vào một ngày sau vụ mùa, nông dân đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. 

Người dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh tro, trái cây. Sau đó, mọi người ra trước nhà mình vận động thể dục.

Người dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ bay đi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ nhưng ông lão đã đi đâu mất.

Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Từ đó, dân gian thường cúng ngày Tết Đoan ngọ bằng một số món ăn và hoa quả phổ biến theo mùa như: rượu nếp, nếp cẩm, bánh tro, mận, vải…

Trong ngày này, người ta thường sum họp ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan ngọ người ta ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thường lệ người ta ăn rượu nếp ngay sau khi họ ngủ dậy.

Món ăn giết sâu bọ trong Tết Đoan ngọ

Người dân thường cúng rượu nếp và hoa quả ngày Tết Đoan ngọ.

  • Bánh gio [bánh tro, bánh ú tro]: Vào ngày nóng bức của tháng 5 âm lịch, những chiếc bánh ú tro có tác dụng giải nhiệt, dễ ăn và dễ tiêu hóa. Bánh mềm dẻo, vị nhạt, tính mát, thường ăn với mật mía. Bánh được làm từ gạo nếp ngâm trong nước tro đốt từ các loại cây khô. Bánh gio có hình dạng khác nhau ở các địa phương, có nơi gói thuôn dài, có nơi gói thành hình chóp tam giác.
  • Cơm rượu nếp: Theo quan niệm dân gian, cơm rượu nếp có thể tiêu diệt ký sinh trùng, mầm bệnh trong cơ thể.
  • Trái cây theo mùa: Món ăn giết sâu bọ phổ biến nhất, nhà nào cũng dễ dàng chuẩn bị chính là các loại trái cây đang mùa thu hoạch như vải thiều, mận ở miền Bắc hay chôm chôm ở miền Nam.
  • Xôi, chè các loại: Thường người miền Bắc ăn chè đậu xanh, chè mật gạo nếp, người miền Trung ăn chè kê, chè hạt sen, người miền Nam ăn chè trôi nước.
  • Thịt vịt: Món ăn này tính mát, thường được ưa chuộng trong những ngày nóng bức nên cũng được sử dụng phổ biến trong dịp Tết Đoan ngọ để cân bằng âm dương, làm mát cơ thể. Mặt khác, tháng 5 âm lịch cũng là thời điểm vịt béo, thịt ngon và không có mùi hôi.
  • Bánh khúc: Khác với người Kinh có cơm rượu nếp, bánh tro, thịt vịt, đặc sản Tết Đoan Ngọ của người Nùng [Mường Khương, Lào Cai] là món bánh khúc. Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp ngon, rau khúc, đậu xanh, hạt vừng đen. Bánh khúc có hình thù và cách làm gần giống bành dày.

Tuy nhiên, bắt kể là lựa chọn món ăn gì, thì ý nghĩa của ngày Tết Đoan ngọ vẫn không thay đổi. Đối với người Việt Nam từ bao đời nay, sinh sống và làm việc với chủ yếu bằng canh tác đất nông nghiệp thì việc thời thiết thuận hòa, mùa màng phát triển là một điều quan trọng hơn tất thảy.

Hạ Vy [Tổng hợp]

Trang chủ / Dịch vụ / Ngày lễ Việt Nam / Lịch tuần trăng / Còn bao nhiêu ngày nữa là đến Lễ hội Thuyền Rồng? – Đếm đến ngày 5/5 âm lịch.

[Responsive] Mã tự động điều chỉnh các thông số theo kích thước trang web của bạn.

HÔM NAY: Chủ nhật 11 tháng 9 năm 2022 [Lịch] | 16/8/2022 [âm lịch]

Sắp diễn ra NĂM MỚI 2023 đã sẵn sàng! Chỉ…


Ngày tổ chức sự kiện: [Chủ nhật] | 5/5/2023 [Biểu đồ mặt trăng]

Rất mong nhận được sự phản hồi của các bạn trong phần góp ý để ứng dụng đếm tết âm lịch 2023 được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Tết Nguyên Đán Nó còn được gọi là Tết Giữa Năm [Tết Giữa Năm] diễn ra vào ngày 5 của tháng 5 hàng năm. Thưởng thức Lễ hội Thuyền Rồng vào buổi trưa từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều. Trong những ngày Tết giữa năm, mọi người dù ở đâu cũng cố gắng trở về nhà để được đoàn tụ với gia đình.

Bánh ú lá tre thường được làm vào dịp Tết mùng 5 tháng 5.
  • Ngày: Ngày 5 tháng 5 [Biểu đồ tuần trăng]
  • Tên chính thức: Lễ hội thuyền rồng
  • Có ý nghĩaTết Đoan Ngọ là ngày tưởng nhớ tổ tiên.

Quý khách cần xem lịch 2023 hoặc bất kỳ năm nào vui lòng bấm vào Lịch thông thường để tùy chọn xem năm bạn muốn.

Tháng 9 năm 2022

  • Đầu tiên

    6/8

  • 2

    7

  • 3

    số 8

  • 4

    9

  • 5

    mười

  • 6

    11

  • 7

    thứ mười hai

  • số 8

    13

  • 9

    14

  • mười

    15

  • 11

    16

  • thứ mười hai

    17

  • 13

    18

  • 14

    19

  • 15

    20

  • 16

    21

  • 17

    22

  • 18

    23

  • 19

    24

  • 20

    25

  • 21

    26

  • 22

    27

  • 23

    28

  • 24

    29

  • 25

    30

  • 26

    1/9

  • 27

    2

  • 28

    3

  • 29

    4

  • 30

    5

Tháng 9 năm 2022 dương lịch tổng cộng có 30 ngày, tương đương với 4 tuần còn 2 ngày. Bạn cần nó thay đổi ngày từ tích cực sang tiêu cực?

Ngày lễ tháng 9 năm 2022

  • [Dương lịch] Ngày 2 tháng 9 năm 2022: Quốc khánh
  • [Dương lịch] Ngày 10 tháng 9 năm 2022: Thành lập Cuộc nổi dậy của Tổ quốc Việt Nam
  • [Lịch Seolar] Ngày 10 tháng 9 năm 2022: Tết Trung thu – [Âm lịch] ngày 15 tháng 8 năm 2022

Bao nhiêu ngày còn lại…?

CÚP THẾ GIỚI

Giải vô địch bóng đá thế giới

Các kỳ nghỉ trong năm theo lịch

Tết của người Khmer

Lễ hội Chol Chnam Thmay

14/4 đến 16/4 [dương lịch]

lễ Phục sinh

lễ Phục sinh

Chủ nhật Trăng tròn từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 25 tháng 4 [dương lịch]

Ngày 30 tháng 4 và sự kiện ngày 1 tháng 5

Ngày tự do và ngày quốc tế lao động

30/04 – 01/05 [dương lịch]

Ngày của Mẹ

Ngày của Mẹ

Chủ nhật [thứ hai] tháng 5 [dương lịch]

Ngày của cha

Ngày của cha

Chủ nhật [thứ ba] tháng sáu [dương lịch]

Halloween

Tất cả các vị thánh trong đêm giao thừa

31 tháng 10 [dương lịch]

Cảm ơn bạn vì ngày hôm nay

ngày lễ Tạ Ơn

Thứ 5 cuối tháng 11 [dương lịch]

Thứ sáu đen tối

Thứ sáu đen tối

Thứ sáu sau Lễ tạ ơn

Các ngày lễ trong năm theo Âm lịch

Ngày rằm trong năm

Rằm tháng Hai

Ngày Phật nhập Niết bàn

15 tháng 2 [âm lịch]

Rằm tháng Tư

Ngày lễ Phật đản [Lễ Phật đản]

15 tháng 4 [âm lịch]

Rằm tháng Chạp

Một ngày cúng trong tháng mười hai

15 tháng 12 [âm lịch]

Trong tâm thức người Việt, Tết Đoan Ngọ được quen gọi với là Tết diệt sâu bọ. Với những trẻ em ở vùng biển ngày trước thường được người lớn đưa đi tắm biển vào đúng giờ Ngọ hay sáng ngủ dậy ăn một vài quả vải, quả mận, chén cơm rượu.

Còn với người dân TP.HCM, Tết Đoan Ngọ không chỉ có bánh ú nước tro, mà dọc đường phố còn bán thêm nhiều nắm lá để tắm, để xông hay để treo trước nhà. Ngoài ra, tại các tuyến phố nhiều người gốc Hoa sinh sống thì còn có thêm bánh bá trạng được bày bán.

Tết Đoan Ngọ ở TP.HCM: Gia đình người Hoa nấu bánh bá trạng xuyên đêm

Tết Đoan Ngọ là gì?

Theo TS Trần Long, Trưởng bộ môn Văn hóa Việt Nam, Khoa Văn hóa học, Trường ĐHKHXH&NV [ĐH Quốc gia TP.HCM], người Việt xưa ăn tết vào tháng 11 âm lịch. Do đó, tháng 5 là thời điểm giữa năm, cùng lúc với việc kết thúc vụ Chiêm bước vào vụ Mùa.

Bánh ú nước tro là món được bán khắp các tuyến đường ở TP.HCM dịp Tết Đoan Ngọ

Vào thời điểm này, người dân có truyền thống làm nông thường tổ chức lễ cúng tạ ơn trời đất, tổ tiên, ăn mừng vụ mùa,… nên còn gọi là Tết nửa năm. Như vậy, ngày này là ngày đặc trưng của nền văn hóa lúa nước.

TS Trần Long cho hay, "Đoan” có nghĩa là bắt đầu, “Ngọ” chỉ giờ ngọ, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày [từ 11 giờ đến 13 giờ chiều]. Đoan Ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”. Chính nghề trồng lúa nước đã buộc người nông dân phải quan sát, để ý đến thời tiết. Do vậy, phong tục Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam hình thành.

Ngoài quan điểm trên, về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ hiện vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ cái chết của Khuất Nguyên – một vị quan nước Sở.

Ngoài mua bánh ú, người Sài Gòn còn mua trái cây, hoa về cúng

Do chán chường vì khuyên can vua Sở không nên tin vào nước Tần không thành và bị đày đi xa xứ, ông đã ôm đá nhảy xuống sông Mịch La tự vẫn vào ngày mùng 5.5 âm lịch. Đời vua sau tiếc thương nên làm đồ cúng tế, mang ra sông thả xuống.

Ông hiện về báo mộng đồ cúng tế bị cá ăn hết nên nhà vua đã cho gói bánh, cột chỉ nhiều màu thả xuống ông cho cá sợ không ăn. Từ đó dần thành ra tập tục, bao gồm cả lễ hội đua thuyền rồng của Trung Quốc vào ngày này hằng năm.

Người Việt làm gì ngày Tết Đoan Ngọ?

TS Trần Long chia sẻ thêm, ngày Tết Đoan Ngọ hiện nay, người miền Nam thường mua bánh ú nước tro, có thể kèm lá xông và trái cây về cúng. Người miền Trung có nơi mua vịt quay, có nơi rủ nhau đi tắm biển hoặc tắm nước múc lên từ giếng vào lúc đúng 12 giờ trưa. Người miền Bắc thì thường ăn cơm rượu, quả vải, có mận,… cho trẻ con ăn ngay khi ngủ dậy.

Những nắm lá được bán để về xông hoặc treo trước cửa nhà

Trong đó, bánh ú nước tro thường có hình chóp, to bằng nắm tay được bán khắp các chợ và dọc đường vào ngày Tết Đoan Ngọ. Ngày trước, người ta dùng lá tre để gói bánh, nhưng ngày nay một số nơi đã thay lá tre bằng lá chuối. Bánh thường dùng để cúng hoặc làm quà cho người quen trong dịp này.

Ở một số vùng quê, đến ngày nay vẫn còn lưu truyền tục hái lá thuốc vào giờ Ngọ của ngày mùng 5.5 vì tin rằng đây là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm. Người ta thường hái bất kỳ các loại lá gì có sẵn trong vườn, có thể phơi khô, để dành trị bệnh.

Ngày trước, Tết Đoan Ngọ người ta còn nhuộm móng tay cho trẻ con. Mang áo trẻ lên chùa để xin con dấu, vẽ bùa vì cho rằng trẻ mặc các áo này sẽ không bị tà ma quấy nhiễu. Trong cuốn Việt Nam phong tục toàn biên của Vũ Ngọc Khánh còn nói thêm, chuyện dân gian kể rằng vào ngày này, những loại rắn, thằn lằn đều trốn đi đâu mất cả, cho nên mới có câu thành ngữ: “Len lén như rắn mùng Năm”.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề