Cơn đau răng kéo dài bao lâu

Đau răng sâu kéo dài trong bao lâu? là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng đau nhức, ê buốt do sâu răng gây ra không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của răng mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề nếu không được kiểm soát tốt.

Sâu răng là một trong những bệnh nha khoa phổ biến ở trẻ nhỏ và người trưởng thành. Bệnh lý là một dạng nhiễm khuẩn của răng, điển hình bởi hiện tượng khử khoáng gây mất mô cứng của men và ngà răng. Sâu răng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó luôn có sự tham gia của hại khuẩn và carbohydrate trong thực phẩm và thức uống.

Theo các chuyên gia đầu ngành, mức độ cũng như thời gian đau răng sâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Các triệu chứng bệnh lý thường tiến triển chậm và âm thầm. Lúc đầu, bệnh chỉ gây chuyển đổi màu, xuất hiện những lỗ sâu nhỏ ở kẽ răng, rãnh nhai, mặt trong và mặt ngoài của răng. Tuy nhiên nếu không được kiểm soát sớm, sâu răng sẽ tấn công vào ngà răng và những cơ quan xa. Sâu răng không chỉ gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt, làm giảm chức năng nhai, nghiền thức ăn mà còn gây ra các biến chứng nặng nề.

Nhiều người bệnh thắc mắc “Đau răng sâu kéo dài bao lâu?” Theo các chuyên gia đầu ngành, mức độ cũng như thời gian đau răng sâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Theo đó, lỗ sâu nếu không được kiểm soát tốt sẽ phát triển và khiến tình trạng đau nhức diễn tiến nặng nề, thời gian dài hơn.

Như đã đề cập, các biểu hiện sâu răng thường phát triển chậm, ở một số trường hợp sâu răng có thể kéo dài liên tiếp trong vài năm. Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện của bệnh lý không quá điển hình. Vì vậy, nhiều người bệnh chủ quan để bệnh lý tiến triển nặng nề, vi khuẩn tấn công vào ngà và tủy răng. Lúc này, người bệnh có cảm giác đau nhức, ê buốt dữ dội. Trong nhiều trường hợp bị sâu răng không thể ăn uống.

Sâu răng tiến triển nặng không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng, ảnh hưởng nặng nề như áp xe răng, viêm quanh chân răng, sâu răng lan sang các cơ quan kế cận,… Vì vậy, trường hợp bị sâu răng, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện/ phòng khám để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Có thể nhận thấy, đau răng sâu kéo dài bao lâu còn tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển và tình trạng răng miệng. Để kiểm soát cơn đau cũng như các ảnh hưởng do bệnh lý gây ra nhanh chóng. Bạn cần chủ động trong việc thăm khám và điều trị. Các phương pháp điều trị sâu răng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Trám răng thường được chỉ định trong điều trị sâu răng

Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong điều trị sâu răng:

  • Liệu pháp florua: Phương pháp điều trị này thường áp dụng trong trường hợp bị sâu răng nhẹ. Mục tiêu của liệu pháp florua giúp khôi phục men răng, đồng thời đảo ngược trong giai đoạn sớm. Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị fluoride như là dùng kem đánh răng, dùng nước máy hoặc nước súc miệng cũng mang lại hiệu quả.
  • Trám răng: Trám răng thường được chỉ định trong điều trị sâu răng. Phương pháp này không chỉ giúp phục hồi hình dáng, đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn tái tạo chức năng nhai, nghiền nát thức ăn cũng như ngăn ngừa sâu răng tái phát. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh phương pháp trám răng phù hợp. Hiện nay, có nhiều kỹ thuật trám răng như trám bằng vật liệu sứ, trám răng bằng Composite,…
  • Bọc răng sứ: Trường hợp sâu răng ở mức độ nặng, răng yếu hoặc răng thật ít, bác sĩ có thể cân nhắc bọc răng sứ để kiểm soát tình trạng sâu răng cũng như bảo tồn răng thật. Khi đó, bọc sứ được đánh giá mang lại hiệu quả cao hơn so với hàn răng. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có tính thẩm mỹ, duy trì độ bền lâu hơn.
  • Nhổ răng: Trường hợp răng bị sâu ở mức độ nặng, tổn thương đến tủy và không có khả năng phục hồi. Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc nhổ bỏ răng để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý, đồng thời ngăn ngừa biến chứng. Sau khi nhổ bỏ răng, bạn cần phục hồi răng thông qua các biện pháp như cấy ghép Implant, cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp để đảm bảo chức năng sinh lý của răng cũng như tính thẩm mỹ.

Thực tế, tình trạng sâu răng có thể ngăn ngừa thông qua các biện pháp chăm sóc răng miệng. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng đúng cách và đều đặn còn mang lại hiệu quả trong phòng ngừa một số vấn đề răng miệng khác.

Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để làm sạch răng miệng, hạn chế hình thành mảng bám

Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả:

  • Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để làm sạch răng miệng, hạn chế hình thành mảng bám.
  • Cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sát khuẩn để tăng tác dụng làm sạch.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho răng miệng. Đồng thời, hạn chế các loại thực phẩm, thức uống chứa nhiều đường và tinh bột.
  • Thăm khám sức khỏe răng miệng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần để ngăn ngừa sâu răng tái phát cũng như phòng ngừa các vấn đề nha khoa khác

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Đau răng sâu kéo dài bao lâu?” và một số vấn đề liên quan. Theo đó, mức độ và thời gian đau răng sâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để kiểm soát tình trạng này hoàn toàn, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, thường gặp nhất hiện nay, dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa. Trong nhiều trường hợp răng bị vi khuẩn tấn công, rất khó phát hiện, chỉ đến khi răng bị ăn mòn, dấu hiệu sâu răng có nguy cơ biến chứng nguy hiểm thì nhiều người mới phát hiện ra mình bị sâu răng.

Bệnh sâu răng vẫn ngày càng tăng

Theo bác sĩ Lê Bích Vân - Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Quân y 175 [TP.HCM], tuy y học đã phát triển, vệ sinh răng miệng đã được phổ biến và thực hiện rộng rãi, nhưng bệnh sâu răng vẫn ngày càng tăng. Tại VN, theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001 của Viện Răng Hàm Mặt, tỷ lệ sâu răng của trẻ 12 tuổi là 57,3%, tỷ lệ này là 72,3% ở nhóm tuổi từ 35 - 44 tuổi, 47,3% mất răng toàn bộ. Riêng ở TP.HCM, tỷ lệ sâu răng trẻ 12 tuổi là 79,9%.

Thông thường, biểu hiện của răng sâu giai đoạn đầu là răng ngả màu sẫm, xuất hiện những đốm trắng đục. Đây là dấu hiệu sâu răng mà hầu hết mọi người có thể nhìn thấy nhưng đều bỏ qua. Thực tế chứng minh, quá trình sâu răng bắt đầu với việc các vi khuẩn làm mất các khoáng chất, đặc biệt là can xi trong men răng nên mới dẫn đến sự xuất hiện của những đốm trắng đục. Lúc này, bình thường không hề có cảm giác đau nhức, nhưng khi ăn đồ ngọt sẽ cảm thấy hơi nhức một chút rồi lại hết.

Sâu răng ở giai đoạn 2 với biểu hiện là xuất hiện lỗ sâu trên răng. Bệnh sâu răng có tốc độ phát triển khá chậm, cần phải mất khoảng từ 2 - 4 năm, bề mặt lớp men răng đến lớp ngà răng mới bị ăn sâu vào, và khoảng từ 6 tháng cho đến 1 năm [hoặc có khi 2 năm] thì hình thành nên những lỗ sâu màu đen ở trên mặt nhai và thân răng. Lúc này, tình trạng sâu răng đã trở nên rất nghiêm trọng. Đây chính là biểu hiện của răng sâu dễ nhận biết nhất khi quan sát. Thậm chí, khi sâu răng ăn dần đến tủy và chân răng, bắt đầu hình thành mủ thì nguy cơ mất răng rất cao.

Đau nhức dữ dội là biểu hiện cuối cùng của răng sâu. Ban đầu sâu răng không gây đau nhức, khi hình thành nên lỗ sâu thì có thể xuất hiện các cơn đau dữ dội hơn, đau nhiều lần hơn và cơn đau liên tục không dứt, kéo dài trong khoảng thời gian dài, có khi gây khó ngủ. Đặc biệt là khi sâu răng tiến vào tủy có thể gây nên những cơn đau nhức buốt nhói đến tận óc rất khó chịu.

Cách đơn giản để giảm đau răng tại nhà

Đau răng khiến chúng ta cảm thấy rất khó chịu. Dưới đây là một số cách đơn giản để bạn có thể giảm cơn đau tại nhà trước khi đến gặp nha sĩ, theo boldsky.


Sâu răng đâu phải do... con sâu

Bệnh sâu răng phát sinh do quá trình vệ sinh răng miệng không tốt, thêm vào đó là thói quen ăn đồ ngọt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn sẽ sản sinh ra a xít làm tổn hại đến mô răng gây bệnh sâu răng chứ không có... con sâu như nhiều người tưởng.

Theo bác sĩ Lê Bích Vân, sâu răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây sâu răng là tổng hợp của nhiều yếu tố. Đầu tiên có thể kể tới vai trò của vi khuẩn trong các mảng bám, thức ăn còn lưu lại trên răng, nhất là các chất bột, đường. Vi khuẩn lên men carbohydrate, sinh axít hòa tan muối khoáng của men răng làm mất khoáng của men răng tạo lỗ sâu. Vệ sinh răng miệng kém, răng mọc chen chúc tăng nguy cơ lưu thức ăn sau khi ăn làm dễ bị sâu răng. Ngoài ra, những người bị khô miệng do cắt bỏ tuyến nước bọt cũng dễ bị sâu răng, vì nước bọt có tính chất diệt khuẩn và làm sạch răng, lưu lượng nước bọt càng nhiều thì khả năng làm sạch càng tốt, làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng, do đó ít bị sâu răng. Không chỉ vậy, sâu răng cũng còn phụ thuộc vào độ cứng của men, ngà răng, mà chất lượng men, ngà phụ thuộc tính chất di truyền, chế độ dinh dưỡng.

Tẩy cao răng hiệu quả, an toàn

Cao răng hay vôi răng nếu không được loại bỏ kịp thời có thể dẫn đến viêm lợi, viêm nha chu, gây lung lay và rụng răng. 


Ngừa sâu răng không khó

Khi bị sâu răng, người bệnh sẽ có cảm giác ê buốt khi ăn nóng, lạnh, chua, ngọt nhưng hết đau khi hết kích thích. Giắt thức ăn vào lỗ sâu khi ăn, khi thức ăn lọt vào hay chọc tăm vào lỗ sâu thì có cảm giác đau, buốt. Khi sâu răng tiến triển thành lỗ sâu gần sát tủy thì triệu chứng ê buốt nhiều hơn, khi lỗ sâu nằm sát nướu có thể gây viêm nướu. Những cơn đau hay ê buốt bất ngờ khi nhai đồ cứng, uống nước lạnh hoặc nóng là một trong những biểu hiện của sâu răng nhưng khi hết kích thích sẽ hết đau.

Để giảm số lượng vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng, cần vệ sinh răng miệng, giảm mảng bám vi khuẩn quanh răng. Chải răng sau khi ăn là biện pháp hữu hiệu làm giảm mảng bám. Cần duy trì việc đánh răng thường xuyên. Nên thay bàn chải 3 - 4 tháng một lần, hoặc khi lông bàn chải tòe, mòn để có tác dụng làm sạch thức ăn, dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Người bình thường cũng cần lấy cao răng định kỳ 6 - 12 tháng/lần.

Cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, không nên ăn vặt, nhất là thức ăn có đường, tăng cường ăn thức ăn có nhiều chất xơ nhằm gia tăng cọ xát, chải rửa tự nhiên khi ăn nhai. Nhiều trẻ em được cha mẹ cho ăn quá nhiều kẹo, nhất là vào buổi tối, lại không đánh răng sau khi ăn, hậu quả là hàm răng bị sâu “đục khoét” gây biến dạng, vừa mất thẩm mỹ, vừa gây ra đau đớn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Sâu răng nếu phát hiện kịp thời và được điều trị sớm sẽ tốt cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe toàn thân nói chung. Bệnh sâu răng nếu không được chữa trị sẽ gây những biến chứng tại chỗ và toàn thân như viêm tủy răng, viêm quanh chóp chân răng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, ngủ cũng không yên giấc vì bị những cơn đau hành hạ. Hơn nữa, sâu răng còn gây biến chứng viêm mô lỏng lẻo, viêm hạch, viêm tủy xương, đôi khi viêm lan rộng hoặc gây nhiễm trùng huyết hoặc làm nặng thêm các bệnh toàn thân sẵn có.

5 cách chăm sóc răng miệng thú vị ít người biết

Vi khuẩn, chất nhầy, vụn thức ăn tích tụ trong nướu sẽ gây viêm và nhiễm trùng. Sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Mới đây, các chuyên gia ở Anh đã tiết lộ 5 cách giúp bảo vệ răng nướu hiệu quả.


Chuyên gia chỉ mẹo đánh bay cơn đau nướu, nhức răng

Đau nướu, nhức răng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, làm giảm năng suất lao động. Các chuyên gia gợi ý một số cách giúp triệt tiêu cơn đau nhức răng cũng như ngừa viêm nướu, sâu răng.


Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề