Số lượng mẫu ít nhất cần phải được thu thập và ghi chép cho biểu đồ kiểm soát là bao nhiêu

Biểu đồ kiểm soát [Control Chart] 1. Khái niệm Biểu đồ kiểm soát được W.A. Sherwhart- cán bộ của hãng Bell Telephone Laboratories nêu ra lần đầu tiên năm 1924, được sử dụng nhằm phân biệt những biến động do các nguyên nhân đặc biệt cần được nhận biết, điều tra và kiểm soát gây ra với những biến động ngẫu nhiên vốn có của quá trình. Ví dụ: BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT2. Tác dụng- Cho thấy sự biến động của các hoạt động và quá trình trong một khoảng thời gian nhất định.Do đó, nó được sử dụng để dự đoán, đánh giá sự ổn định của quá trình; kiểm soát, xác định khi nào cần điều chỉnh quá trình và để xác định sự cải tiến của một quá trình.3. Phân loạiCó hai loại biểu đồ kiểm soát:- Biểu đồ kiểm soát dạng biến số [ dùng cho các giá trị liên tục]- Biểu đồ kiểm soát dạng thuộc tính [ dùng cho các giá trị rời rạc ] 4. Các bước cơ bản để thiết lập biểu đồ kiểm soátBước 1: Xác định đặc tính để áp dụng biểu đồ kiểm soátBước 2: Lựa chọn loại biểu đồ kiểm soát thích hợpBước 3: Quyết định cỡ mẫu và tần số lấy mẫuBước 4: Thu thập và ghi chép dữ liệu [nên ít nhất là 20 mẫu] hoặc sử dụng các dữ liệu lưu trữ trước đây.Bước 5: Tính các giá trị thống kê đặc trưng cho mỗi mẫu.Bước 6: Tính giá trị đường tâm, các đường giới hạn kiểm soát dự trên các giá trị thống kê tính từ các mẫu.Bước 7: Thiết lập biểu đồ và đánh dấu trên biểu đồ các giá trị thống kê mẫu.Bước 8: Kiểm tra trên biểu đồ đối với các điểm [ giá trị mẫu đo] ở ngoài giới hạn kiểm soát và đối với các dấu hiệu bất thường vượt khỏi tầm kiểm soát.Bước 9: Ra quyết định.Cụ thể:- Nếu tất cả các điểm đều nằm trong giới hạn kiểm soát và không có dấu hiệu đặc biệt nào vượt quá tầm kiểm soát nghĩa là quá trình ổn định, biều đồ kiểm soát với đường trung tâm và các đường kiểm soát đã thiết lập sẽ trở thành chuẩn để kiểm soát quá trình tương lai.- Nếu một hoặc một vài điểm vượt ngoài vùng kiểm soát, ta cần phải tìm ra nguyên nhân đặc biệt gây ra tình trạng này đối với từng điểm. Khi nguyên nhân đặc biệt được tìm thấy, điểm nằm ngoài giới hạn kiểm soát do nguyên nhân đặc biệt đó gây ra sẽ được loại bỏ. sau đó, cần tính lại giá trị đường trung tâm, giới hạn trên và giới hạn dưới từ những điểm nằm trong giới hạn kiểm soát, vẽ biểu đồ mới. Thực hiện lại bước 8,9 cho đến khi xây dựng được biểu đồ chuẩn. Lưu ý rằng các điểm nằm trong vùng kiểm soát ban đầu bây giờ có thể vượt ra ngoài giới hạn kiểm soát. Bởi vì, vùng kiểm soát mới thường thu hẹp lại so với vùng kiểm soát cũ. Trong một số trường hợp, có thể chúng ta không xác định được nguyên nhân gây ra sự bất thường. Khiđó, có hai cách xử lý.Một là, loại bỏ điểm nằm ngoài giới hạn kiểm soát giống như trường hợp đã tìm được nguyên nhân đặc biệt mà không cần phân tích, chứng minh cho hành động này.Hai là, giữ lại điểm hoặc những điểm nằm ngoài giới hạn kiểm soát. dĩ nhiên nếu những điểm này thật sựđại diện cho điều kiện nằm ngoài sự kiểm soát, kết quả khoảng cách giữ hai đường kiểm soát sẽ quá rộng. Tuy nhiên, nếu chỉ có một hoặc hai điểm như vậy, điều này sẽ không làm sai lệch ý nghĩa của biểu đồ kiểm soát. Nếu giá trị của những mẫu đo trong tương lai vẫn còn nằm trong vùng kiểm soát, khi đó nhưng điểm không thể diễn giải có thể giữ lại một cách an toàn. 5. Cách đọc biểu đồ kiểm soátĐiều quan trọng nhất trong kiểm soát quá trình là nhìn vào biểu đồ kiểm soát ta có thể đọc được sự biến động của quá trình một cách chính xác và có hành động khắc phục kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu bất thường vượt khỏi phạm vi kiểm soát.- Quá trình sản xuất ở trạng thái ổn định: khi tất cả các điểm trên biểu đồ đều nằm trong hai đường giới hạn kiểm soát và không xuất hiện các dấu hiệu bất thường vượt khỏi phạm vi kiểm soát.- Quá trình sản xuất ở trạng thái không ổn định: khi rơi vào một trong hai trường hợp sau:+ Có ít nhất một điểm vượt ngoài các đường giới hạn của biểu đồ kiểm soát.+ Các điểm trên biểu đồ có những dấu hiệu bất thường, mặc dù chúng nằm trong vùng kiểm soát. các dấu hiệu bất thường biểu hiện ở trạng thái sau:. Dạng một bên đường tâm: khi trên biểu đồ xuất hiện 7 điểm liên tục [ hoặc hơn] chỉ ở một bên đường tâm.. Dạng xu thế: khi 7 điểm liên tiếp trên biểu đồ có xu hướng tăng hoặc giảm một cách liên tục.. Dạng chu kỳ: khi các điểm trên biểu đồ cho thấy cùng kiểu loại thay đổi qua các khoảng thời gian bằng nhau.. Dạng kề cận với đường giới hạn kiểm soát: Khi có 2 trong số 3 điểm liên tiếp rơi vào vùng A ở cùng một phía của đường tâm. Hơn 1/3 các điểm dữ liệu rơi vào vùng A và rất ít dữ liệu rơi vào vùng C.. Dạng kề cận với đường tâm: có khoảng 2/3 các điểm dữ liệu nằm trong vùng C.. 4 trong số 5 điểm liên tiếp rơi vào vùng B ở cùng một phía của bên đường tâm. Các vùng trong biểu đồ kiểm soát: vùng nằm giữ hai đường giới hạn kiểm soát trên và giới hạn kiểm soát dưới được chia làm 6 vùng bằng nhau, mỗi vùng tương ứng với 1 sigma.Một số quy tắc đối với các dấu hiệu nằm ngoài vùng kiểm soát:- khoanh tròn những điểm nằm ngoài vùng kiểm soát.- Một điểm nằm trên UCL, LCL không được coi là ngoài phạm vi kiểm soát.- Một điểm nằm trên đường trung tâm không được tính nằm trong chuỗi dạng một bên đường tâm.- Hai điểm liên tục bằng nhau được tính thành một điểm trong chuỗi dạng xu thế.- Một điểm nằm trên đường phân vùng A,B,C được xem như nằm trong vùng gần trung tâm hơn.Được đăng bởi Anh Kiệt vào lúc 01:15 Không có nhận xét nào: Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên PinterestNhãn: 7 công cụ thống kê cơ bản, Bảy biểu đồ hữu dụng Thứ Ba, ngày 03 tháng 9 năm 2013Biểu đồ phân tán [Scatter Diagram] 1. Khái niệm Biểu đồ phân tán [biểu đồ tán xạ] là một kỹ thuật đồ thị để nghiên cứu mối quan hệ giữa hai bộ số liệuliên hệ xảy ra theo cặp. Biểu đồ phân tán trình bày các cặp như một đám mây điểm. Mối liên hệ giữa các bộ số liệu liên hệ được suy ra từ hình dạng các đám mây đó.2. Tác dụng Dùng để phát hiện và trình bày các mối quan hệ giữa hai bộ số liệu có liên hệ hoặc để xác nhận/bác bỏ mối quan hệ đoán trước giữa hai bộ phận có liên hệ.3. Các bước cơ bản để thiết lập biểu đồ phân tán. Bước 1: Chọn mẫu, mẫu nên có khoảng 30 quan sát trở lên. Bước 2: Vẽ đồ thị. Bước 3: Kiểm tra hình dạng của đám mây để phát hiện ra loại và mức độ của các mối quan hệ đó.4. Cách đọc biểu đồ. Dưới đây là năm dạng hay xảy ra nhất. bằng việc kiểm tra hình dạng của đám mây người ta có thể xác định mối quan hệ giữa các bộ số liệu này. X tăng thì Y tăng một cách tỉ lệ thuận. Nếu kiểm soát được X tất nhiên kiểm soát được Y. Tăng X thì sẽ làm giảm Y một cách tỉ lệ. Vì vậy, nếu kiểm soát được X thì cũng kiểm soát được Y. X tăng thì Y tăng nhưng hình như Y còn phụ thuộc các nguyên nhân khác. Tăng X sẽ làm giảm Y nhưng hình như Y còn phụ thuộc các nguyên nhân khác. Không có mối quan hệ giữa X và Y.Lưu ý: Trong một số trường hợp, do nhiều nguyên nhân thoạt nhìn ta tưởng hai biến số có dường như cóquan hệ nhưng thực ra chúng không quan hệ gì với nhau và ngược lại. Chính vì thế, cần quan tâm đến nguồn gốc cách thu thập số liệu để tiện cho việc phân vùng cũng như phân tích số liệu sau này.5. ví dụ. Giả sử văn phòng của chúng ta tổ chức làm việc theo thời gian linh động. Quý vị có thể đến sở bất kỳ giờ nào giữa 7h30 và 9h30 sáng và ra về sau đó 8 tiếng rưỡi. Sau một tháng, quý vị rời nhà ở những thời gian khác nhau nằm giữa 7h đến 9h sáng và ghi nhận sẽ mất bao lâu để đến văn phòng. Trên biểu đồ phân tán, hai biến số cho thấy một mối quan hệ rõ rệt. Nhìn biểu đồ ta thấy, rời nhà trước 7h30 hoặc sau 8h30 sẽ đỡ mất thời gian lái xe. Qua đó căn cứ sở thích, ví dụ cần tắm rửa, uống cà phê, chúng ta sẽ đăng ký được giờ làm việc từ 9h30 sáng đến 6h chiều.Nguồn: sưu tầm.Được đăng bởi Anh Kiệt vào lúc 21:03 Không có nhận xét nào: Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên PinterestNhãn: 7 công cụ thống kê cơ bản, Bảy biểu đồ hữu dụng Chủ Nhật, ngày 01 tháng 9 năm 2013Biểu đồ phân bố tần số [Histograms] 1. Khái niệm Biểu đồ phân bố tần số [còn được gọi là biểu đồ phân bố mật độ, biểu đồ cột] dùng để đo tần số xuấthiện của một vấn đề nào đó, cho ta thấy rõ hình ảnh sự thay đổi, biến động của một tập dữ liệu. Biểu đồ này do nhà thống kê người pháp, Andre Michel Guerry giới thiệu trong buổi thuyết trình vàonăm 1833 để mô tả sự phân tích của ông về số liệu tội phạm theo từng tiêu chí giúp người nghe dễ dànghình dung vấn đề. Trong biểu đồ phân bố tần số, trục hoành biểu thị các giá trị đo; trục tung biểu thị số lượng các chi tiếthay số lần xuất hiện; bề rộng của mỗi cột bằng khoảng phân lớp; chiều cao của mỗi cột nói lên số lượngchi tiết [tần số] tương ứng với mỗi phân lớp. Ba đặc trưng quan trọng của biểu đồ phân bố tần số là tâm điểm, độ rộng, độ dốc.2. Tác dụng Cung cấp thông tin trực quan về biến động của quá trình, tạo hình đặc trưng "nhìn thấy được" từnhững con số tưởng chừng vô nghĩa. là công cụ hữu ích khi cần phân tích dữ liệu lớn. Thông qua hình dạng phân bố so sánh được các giá trị tiêu chuẩn với phân bố của biểu đồ, tổ chứccó thể kiểm tra và đánh giá khả năng của các yếu tố đầu vào, kiểm soát quá trình, phát hiện sai sót.3. Các bước cơ bản để thiết lập biểu đồ phân bố. Bước 1: Thu thập giá trị các số liệu. Đếm lượng số liệu [n]. n > 50 mới tốt. Bước 2: Tính toán các đặc trưng thống kê. - Xác định độ rộng của toàn bộ số liệu R=Xmax-Xmin - Xác định số lớp [k] và độ rộng [h] của một lớp. . Số lớp [số khoảng] là một số nguyên, thường được ước lượng bằng nhiều công thức khác nhau dựavào kinh nghiệm và tùy thuộc vào đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu. Theo Douglas C.Montgomery: k =√n . Độ rộng của một lớp [h]: h = R/k để thuận tiện cho việc tính toán, h thường được làm tròn số [theo hướng tăng lên] và khi đó số lớp [k] cũng thay đổitheo. - Xác định biên độ trên [BĐT] và Biên độ dưới [BĐD] của các lớp. . Lớp đầu tiên. BĐD1 = XlowXlow: giá trị thuận tiện nhỏ hơn Xmin một ít. Xlow = Xmin - h/2BĐT1 = BĐD1 + h . Lớp thứ hai.BĐD2 = BĐT1BĐT2 = BĐD2 + h . Tiếp tục như thế cho những lớp tiếp theo cho tới lớp cuối cùng chứa giá trị đo lớn nhất. - Lập bảng tần suất. . Tính giá trị trung tâm của từng lớp. Xoi = [BĐDi + BĐTi]/2 . Đếm số dữ liệu xuất hiện trong mỗi lớp. Bước 3: Vẽ biểu đồ phân bố tần số. Đánh dấu trục hoành theo thang giá trị số liệu, trục tung theo thang tần số [số lần hoặc phần trăm số lần xuất hiện].Vẽ các cột tương ứng với các giới hạn của lớp, chiều cao của cột tương ứng với tần số lớp.4. Cách đọc biểu đồ phân bố tần số. Có 2 phương pháp cơ bản về cách đọc biểu đồ tần số.- Cách thứ nhất: dựa vào dạng phân bốBiểu đồ phân bố thường có dạng phân bố đối xứng, hình chuông. Chính vì thế, hình dạng, "độ trơn" của biểu đồđược dùng để đánh giá khả năng của quá trình nhằm phát hiện ra những nguyên nhân đặc biệt đang tác động đến quátrình từ đó đưa ra các điều chỉnh, cải tiến cụ thể cho quá trình.Dưới đây là một số dạng cơ bản của biểu đồ phân bố. - Cách thứ hai: So sánh các giá trị tiêu chuẩn với phân bố của biểu đồ. Ta đưa ra các so sánh tỉ lệ phế phẩm so với tiêu chuẩn; giá trị trung bình có trùng với đường tâm của hai giới hạn không; hình dạng biểu đồ lệch qua phải hay qua trái từ đó đưa ra quyết định làm giảm sự phân tán hay xét lại tiêu chuẩn. 5. Ví dụ. Chúng ta thu thập dữ liệu của 100 ngày đi làm, thời gian lái xe đến văn phòng như sau: Dữ liệu cho thấy rằng chuyến lâu nhất là 32 phút, chuyến nhanh nhất là 15 phút. Trừ hai chuyến kể trênthì tất cả rơi vào giữa 15 và 25 phút. Từ đó ta xác định được biểu đồ phân bố tần số như sau:Ví dụ: Nhằm xác định chính xác các kích thước của vật liệu kim loại có liên quan tới quá trình công nghệ gia công nhiệt đang sử dụng, bộ phận kỹ thuật tiến hành ghi chép hệ số biến dạng của vật liệu kim loại trong quá trình nhiệt luyện lấy 100 mẫu, thu được các số liệu như sau:Đơn vị: % biến dạng.Yêu cầu: vẽ biểu đồ phân bố tần số và cho nhận xét. Bài làm:Ta có: Xmax = 1.8 Xmin = 0.1R = Xmax - Xmin = 1.7k = 10h = 0.17Khi đó: Như vậy là có 11 lớp > Đếm số dữ liệu trong mỗi lớp.Từ các dữ liệu trên ta vẽ được biểu đồ dưới đây.Nhận xét:Đây là biểu đồ dạng răng cưa. Được đăng bởi Anh Kiệt vào lúc 13:29 Không có nhận xét nào: Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên PinterestNhãn: 7 công cụ thống kê cơ bản, Bảy biểu đồ hữu dụng Thứ Sáu, ngày 23 tháng 8 năm 2013Biểu đồ khuynh hướng [ Run Charts] Chúng ta đã nói đến 3 loại biểu đồ : Biểu đồ nhân quả, Lưu đồ và biểu đồ Pareto. Hôm nay, tôi xinđược chia sẻ với các bạn loại biểu đồ thứ 4 đó là Biểu đồ khuynh hướng. Biểu đồ khuynh hướng là biểu đồ đơn giản nhất trong các công cụ thống kê. Dữ liệu được lập trongbiểu đồ trong suốt một giai đoạn để tìm ra các khuynh hướng. Chẳng hạn, chúng ta có thể lập biểu đồkhuynh hướng cho doanh số hàng bán trong khoảng một năm, tỷ lệ phần trăm hoàn thành kế hoạch năm,số tai nạn lao động trong một năm, Biểu đồ khuynh hướng có thể được dùng để theo dõi số phút phải mất để đến văn phòng. Chúng taphát hiện ra rằng vào ngày thứ Hai, chúng ta bị mất thời gian lâu hơn, và tương ứng chúng ta cho phépdự trữ nhiều thời gian hơn. Dưới đây là một ví dụ về biểu đồ khuynh hướng về việc đến sở đúng giờ.Hình 1. Biểu đồ khuynh hướng thời gian đến văn phòng Một bệnh viên nhận thấy rằng phòng cấp cứu của bệnh viện thường có tình trạng hoặc là đông quáhoặc là vắng quá. Người ta lấy dữ liệu đã có về các ca cấp cứu để vẽ một biểu đồ khuynh hướng. Số lầntiếp nhận ca cấp cứu cao nhất trong tháng 1,7,9 và 12. Người ta có thể cho rằng các ngày nghỉ và thờitiết là yếu tố gây ra. Bệnh viện quyết định cần thêm thông tin, điều tra những năm trước đây để xem xảyra có như vậy không. Người ta có thể dùng biểu đồ khuynh hướng làm tài liệu hướng dẫn để trao đổi vớinhân viên tiếp nhận. Bảng 2. Biểu đồ khuynh hướng nhận bệnh nhân cấp cứu.Được đăng bởi Anh Kiệt vào lúc 08:16 Không có nhận xét nào: Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên PinterestNhãn: 7 công cụ thống kê cơ bản, Bảy biểu đồ hữu dụng Thứ Năm, ngày 15 tháng 8 năm 2013Biểu Đồ Pareto [Pareto charts] 1. Khái Niệm Năm 1906 khi nghiên cứu sự phân bố tài sản, nhà xã hội học người Ý Vilfredo Pareto nhận thấy khoảng 80% tài sản của nước Ý lúc bấy giờ tập trung trong tay khoảng 20% dân số Ý. Lý thuyết tương tựvậy đã được nhà kinh tế Mỹ M.Lorenz thể hiện bằng biểu đồ năm 1907 Trong lĩnh vực chất lượng, Joseph M.Juran là người đầu tiên quan tâm đến khái niệm "một vài yếu tố quan trọng" và " nhiều yếu tố không quan trọng". Juran nhận thấy rằng các vấn đề hoặc nguyên nhân của một vấn đề có tầm quan trọng khác nhau, khoảng 80% thiệt hại do chất lượng kém là do 20% vấn đề hoặc nguyên nhân gây nên. [Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về thuyết 80-20 các bạn có thể đọc cuốn :" Nguyên lý 80 20" Link tải: //cdn02.rada.vn/Data/Soft/2010/02/25/8020.zip ] Biểu đồ Pareto dùng để xác định những thứ ưu tiên. Pareto đôi khi là cách mô tả những thứ được chọn lọc ra" một vài yếu tố quan trọng " từ những thứ tầm thường. Biểu đồ Pareto là một dạng biểu đồ hình cột được sắp xếp từ cao xuốn thấp. Mỗi cột đại diện cho một cá thể, chiều cao của mỗi cột biểu thị mức đóng góp tương đối của mỗi cá thể vào kết quả chung. Đườngtần suất tích lũy được sử dụng để biểu thị sự đóng góp tích lũy của các cá thể.2. Tác dụng Biểu đồ Pareto cho thấy sự đóng góp của mỗi cá thể đến kết quả chung theo thứ tự quan trọng, giúp phát hiện cá thể quan trọng nhất, nhờ đó tổ chức xác định thứ tự ưu tiên cho việc cải tiến. Thu được sự cải tiến lớn nhất với chi phi thấp nhất.3. các bước cơ bản để thiết lập biểu đồ ParetoBước 1: xác định dữ liệu cần thu thập, cách phân loại và cách thu thập dữ liệu.Bước 2: Tiến hành thu thập dữ liệuBước 3: Sắp xếp số liệu thu thập từ lớn nhất[Max] đến nhỏ nhất[Min].Bước 4: Tính tần suất và tần suất tích lũy.Bước 5: Vẽ biểu đồ Pareto Kẻ hai trục tung, một ở bên trai của cột dữ liệu đầu tiên và một ở bên phải của cột dữ liệu cuối cùng. thang đo bên trái được định cỡ theo đơn vị đo, giá trị Max của nó bằng tổng số độ lớn của tất cả các cá thể. Thang đo bên phải có cùng chiều cao và được định cỡ từ 0 - 100%. Trên mỗi cá thể vẽ một cột có chiều cao biểu thị lượng đơn vị đo cho cá thể đó, lập đường tần suất tích lũy.Bước 6: Xác định các cá thể quan trọng nhất để cả tiến[ theo nguyên tắc 80-20 và nguyên tắc điểm gãy].Ví dụ:Từ số liệu của phiếu kiểm tra dạng khuyết tật [bảng 1] chúng ta vẽ được biểu đồ pareto [hình 2]bảng : Phiếu kiểm tra dạng khuyết tậtthời gian từ 01/01/2009 đến 31/05/2009Số sản phẩm kiểm tra: 50.000 cái. Bảng 1: PHIẾU KIỂM TRA DẠNG KHUYẾT TẬT. Hình 2: BIỂU ĐỒ PARETO Nguồn: sưu tầm Được đăng bởi Anh Kiệt vào lúc 03:18 Không có nhận xét nào: Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên PinterestNhãn: 7 công cụ thống kê cơ bản, Bảy biểu đồ hữu dụng Thứ Ba, ngày 06 tháng 8 năm 2013Biểu đồ tiến trình [Lưu đồ- Flow Chart] 1. Khái niệm Biểu đồ tiến trình [còn gọi là lưu đồ ] được Frank Gilbreth thành viên của ASME [ the American Societyof Mechanical Engineers] giới thiệu lần đầu năm 1921. Sau đó, công cụ này được Herman Goldstine và john Von Neumann - đại học Princeton phát triển thêm vào cuối năm 1946. Thời gian đầu, công cụ này được sử dụng phổ biến để mô tả các thuật toán trong công nghệ máy tính, về sau được mở rộng ra cho các lĩnh vực khác. Biều đồ tiến trình là dạng biểu đồ mô tả một quá trình bằng cách sử dụng những hình ảnh hoặc nhữngký hiệu kỹ thuật nhằm mô tả đầy đủ nhất đầu ra và dòng chảy của quá trình, tạo điều kiện cho việc điều tra các cơ hội cải tiến bằng việc hiểu biết chi tiết về quá trình làm việc của nó. Bằng cách xem xét từng bước trong quá trình có liên quan đến các bước khác nhau như thế nào, người ta có thể khám phá ra nguồn gốc tiềm tàng của trục trặc. Biều đồ tiến trình có thể áp dụng cho tất cả các khía cạnh của mọi quá trình, từ tiến trình nhập nguyên vật liệu cho đến các bước trong quá trình bán và cung cấp dịch vụ sau bán cho một sản phẩm.Nhóm 1: Biểu đồ tiến trình dạng tổng quát Biểu đồ tiến trình dạng tổng quát được sử dụng để mô tả quá trình nhằm cung cấp thông tin và hướng dẫn các bước thực hiện quá trình.Các bước quá trình [hình chữ nhật ] và quyết định [ hình thoi] phải được nối liền bằng những mũi tên dẫnđến điểm kết thúc hoặc quay về điểm xuất phát.Ví dụ:Nhóm 2: Dạng biểu đồ chi tiết. Sử dụng những ký hiệu tiêu chuẩn đại diện cho hoạt động hoặc diễn biến khác nhau trong một quá trình dùng phân tích, đánh giá nhằm cải tiến quá trình.2. Tác dụng Biểu đồ tiến trình mô tả quá trình hiện hành, giúp người tham gia hiểu rõ quá trình. qua đó xác định côngviệc cần sửa đổi, cải tiến để hoàn thiện, thiết kế lại quá trình. Còn được sử dụng trong việc thiết kế quá trình mới giúp cải tiến thông tin đối với mọi người tham gia.3. Các bước cơ bản để thiết lập biểu đồ tiến trình. Bước 1: Xác định sự bắt đầu và kết thúc của quá trình. Bước 2: Xác định các bước trong quá trình[ hoạt động, quyết định, đầu vào, đầu ra]. Bước 3: Thiết lập biểu đồ tiến trình. Bước 4: Xem xét lại biểu đồ tiến trình cùng với những người liên quan đến quá trình. Bước 5: Thẩm tra, cải tiến biểu đồ dựa trên sự xem xét lại. Bước 6: Ghi ngày lập biểu đồ tiến trình để tham khảo và sử dụng trong tương lại [ như một hồ sơ về quá trình hoạt động thực sự như thế nào và cũng có thể được sử dụng để xác định cơ hội cho việc cải tiến]. Để việc thiết lập tiến trình đạt hiệu quả cần phải có sự tham gia của những người có liên quan, bao gồm:những người làm các công việc trong quá trình, nhà cung cấp đầu vào cho quá trình, khách hàng của quá trình và người dám sát quá trình.Ví dụ: Biểu đồ tiến trình photo một tài liệu.Được đăng bởi Anh Kiệt vào lúc 23:52 Không có nhận xét nào: Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên PinterestNhãn: 7 công cụ thống kê cơ bản, Bảy biểu đồ hữu dụng Thứ Hai, ngày 05 tháng 8 năm 2013Biểu đồ nhân - Quả [ Cause and Effect] 1. Khái niệm Biểu đồ nhân quả hay còn được gọi là biểu đồ " Xương cá" do hình dạng của nó, hay biểu đồ Ishikawa[ Kaoru Ishikawa người sáng tạo ra năm 1943], thường được sử dụng để khảo sát những nhân tố có thể tác động đến một tình huống cụ thể. "Hệ quả" có thể là một tình trạng, điều kiện hay biến cố mong muốn hoặc không mong muốn, chung được tạo nên từ một hệ thống các "nguyên nhân". Khi giảng dạy công cụnày, người Nhật Bản thường gọi hệ quả này là "một đĩa cơm ngon lành". Người Mỹ gọi nó là "cà phê đắng". Những nguyên nhân nhỏ thương được nhóm cho bốn loại cơ bản: nguyên vật liệu, phương pháp, nhân lực, và thiết bị. còn có thể có những nhóm khác. Biểu đồ nhân quả là một công cụ hữu hiệu giúp liệt kê các nguyên nhân gây lên biến động chất lượng, là một kỹ thuật để công khai nêu ý kiến, phân tích quá trình, có thể dùng trong nhiều tình huống khác nhau. Chúng ta hãy giả sử rằng quý vị thường chậm trễ công việc hơn là quý vị muốn. Chương trình làm việcbuổi sáng của quý vị bắt đầu từ lúc chuông đồng hồ reo, và kết thúc khi bạn ngồi vào bàn làm việc. Nhiềuviệc xảy ra trong thời gian đó. Vợ [hoặc chồng] và con cái của chúng ta có những lịch trình riêng của họ, có thể khác hoàn toàn với chương trình của chúng ta. Đôi khi truyền hình có một chương trình gì đó đángđể xem. chuyện rửa chén bát cũng mất thời gian. rồi có những cú điện thoại do người khác biết rằng đó là lúc thuận tiện để gặp chúng ta. chúng ta không thể luôn luôn khống chế được công việc. Vợ [chồng] của chúng ta có thể cần đến một chiếc xe hơi, hoặc có thê cần đi chợ. chúng ra có thể đi nhờ hàng xóm [phải nói trước], hoặc có thể đón xe bus[ nghĩa là phải mua vé]. Nếu chúng ta lái xe, việc đỗ xe có thể thành vấn đề, và thời tiết cũng vậy.2. Tác dụng- Được dùng để liệt kê và phân tích các mối liên hệ nhân quả.- Định rõ những nguyên nhân cần xử lý trước và thứ tự công việc cần tiến hành nhằm duy trì sự ổn định của quá trình và cải tiến quá trình.- Quá trình xây dựng biểu đồ nhân quả giúp các thành viên trong tổ chức nâng cao sự hiểu biết, tư duy logic và sự gắn bó giữa các thành viên.- Có tác dụng trong việc đào tạo, huấn luyện các cán bộ kỹ thuật và kiểm tra.3. Các bước cơ bản để thiết lập biểu đồ nhân quả.bước 1: xác định rõ và ngắn gọn vấn đề chất lượng [VĐCL] cần phân tích. viết VĐCL đó bên phải và vẽ mũi tên hướng từ trái sang phải.Bước 2: xác định những nguyên nhân chính [cấp 1] Thông thường người ta chia thành 4 nguyên nhân chính [con người, thiết bị, nguyên vật liệu, phương pháp], có thể kể thêm những nguyên nhân sau: đo lường, hệ thống thông tin, môi trường ; cũng có thể chọn các bước chính của một quá trình sản xuất làm các nguyên nhân chính.Biểu diễn những nguyên nhân chính lên biểu đồ.Bước 3: phát triển biểu đồ bằng cách liệt kê những nguyên nhân ở cấp tiếp theo [nguyên nhân phụ] xungquanh một nguyên nhân chính và hiển thị chúng bằng những mũi tên [nhánh con] nối liền với nguyên nhân chính. Tiếp tục thủ tục này cho đến các cấp chi tiết hơn.Bước 4: Sau khi phác thảo xong biểu đồ nhân quả, cần trao đổi với những người có liên quan nhất là những người trực tiếp sản xuất để tìm ra một cách đầy đủ nhất các nguyên nhân gây lên những trục trặc ảnh hưởng tới vấn đề chất lượng cần phân tích.Bước 5: Điều chỉnh các yếu tố và lập biểu đồ nhân quả để xử lý.Bước 6: Lựa chọn và xác định một số lượng nhỏ [3 đến 5] nguyên nhân gốc có thể ảnh hưởng lớn nhất đến VĐCL cần phân tích. Sau đócần có thêm những hoạt động như thu thập số liệu, nỗ lực kiểm soát các nguyên nhân đó. Do có nhiều nguyên nhân tiềm tàng nên chúng ta có thể tiến hành phân tích chúng đồng thời để giảm bớt thời gian thực hiện.Lưu ý:- Một phương pháp khác hỗ trợ cho việc thiết lập biểu đồ nhân quả là tấn công não tìm tất cả các nguyênnhân có thể rồi ghép chúng thành nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ, có thể sử dụng biểu đồ quan hệ.- Trong một số trường hợp, việc coi danh mục các bước chính của một quá trình như là những nguyên nhân chính có thể có lợi. ví dụ: khi một quá trình được xét để cải tiến, lập biểu đồ tiến trình thường có lợi trong trường hợp này.- Khi đã thiết lập xong biểu đồ này có thể trở thành một "công cụ sống" với những chi tiết tinh tế hơn, rõ ràng hơn và được đưa vào như là kiến thức, kinh nghiệm mới đã đạt được. Một biểu đồ thiết lập tốt thường có ba cấp.VD: Nguồn: sưu tầm, Quản lý chất lượng - trường ĐH kinh tế TP.HCM

Video liên quan

Chủ Đề