Công nhân may làm việc bao nhiêu giờ 1 ngày năm 2024

Phó tổng giám đốc Tổng công ty May 10 Bạch Thăng Long cho biết có đến 90% công nhân đồng ý làm thêm giờ tới 60-72 giờ/tháng - Ảnh: Đ.BÌNH

Công nhân may muốn tăng giờ làm thêm lên 60 giờ/tháng. Ông Bạch Thăng Long, phó tổng giám đốc Tổng công ty May 10, cho biết như vậy khi trao đổi cùng báo chí sáng 15-3.

Dệt may rất mong giờ làm thêm được nới thêm

Theo ông Long, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất, tiến độ giao hàng của công ty:

"Các đơn hàng đã được ký từ đầu năm 2021, và không ai lường trước được mức độ dịch lại tăng mạnh như thời gian vừa qua. Toàn công ty có trên 12.000 lao động làm việc tại các công ty, xí nghiệp thành viên ở 8 tỉnh, thành phố.

Trước và đặc biệt từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, công ty chúng tôi bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Số công nhân bị F0 tăng cao, có thời điểm, có đơn vị có đến 70% công nhân bị F0 phải nghỉ việc từ 10-14 ngày.

Tính bình quân cả công ty từ sau Tết đến nay, số người bị F0 chiếm khoảng 40%. Nhiều công nhân bị F0 phải nghỉ cả chục ngày khiến các đơn hàng bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã phải làm việc lại với các đối tác để xin kéo dài thời gian giao hàng…".

Ông Long cho rằng ngành dệt may, hay da giày, chế biến thủy sản là những ngành đặc thù, sản xuất phụ thuộc thời vụ, phụ thuộc vào thời gian giao hàng. Vì đặc thù nên trong Bộ luật lao động đã quy định giờ làm thêm của ngành này cao hơn các ngành khác rất nhiều. Cụ thể, công nhân dệt may có thể làm thêm tối đa đến 40 giờ/tháng, 300 giờ/năm.

"Tuy số giờ làm thêm theo luật đã cao hơn các ngành khác, nhưng do đặc thù nên ngành dệt may rất mong giờ làm thêm được nới thêm. Không chỉ doanh nghiệp, mà hầu hết người lao động cũng có chung mong muốn như vậy", phó tổng giám đốc Tổng công ty May 10 nhấn mạnh.

Công nhân Nguyễn Thị Thương - Xí nghiệp May sơ mi Hà Nội - cho biết bình thường vẫn làm thêm 1 giờ/ngày, nhưng khi có đơn hàng gấp, chị cũng như mọi người đều đồng ý làm thêm 2 giờ/ngày. Nếu chỉ làm 8 tiếng/ngày thì lương 9-10 triệu đồng/người/tháng, nhưng nếu làm thêm, thu nhập tăng lên 12-13 triệu đồng/người/tháng.

Đồng nghiệp của chị Thương, công nhân Phạm Thị Phượng thẳng thắn: "Nhu cầu làm thêm là có, và tôi nghĩ là chính đáng vì có làm thêm thì thu nhập của chúng tôi tăng thêm 2-3 triệu đồng/tháng.

Chúng tôi hoàn toàn tự nguyện, và hầu hết ai cũng có nhu cầu làm thêm. Khi làm thêm thì công ty cũng chăm lo thêm chất lượng bữa ăn, lại có thêm sữa, bánh ăn nhẹ trong khi làm thêm. Sức khỏe chúng tôi đảm bảo và chúng tôi mong muốn cấp trên xem xét cho tăng giờ làm thêm".

Tăng giờ làm thêm chỉ là tạm thời

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Bộ Lao động, thương binh và xã hội cho biết đề xuất tăng thêm giờ làm thêm là xuất phát từ thực tế nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch COVID-19 để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động.

Bộ đã nhận được đề xuất của rất nhiều tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp về nới giờ làm thêm, trong đó hiệp hội dệt may, da giày, thủy sản, điện tử, các doanh nghiệp Nhật Bản… đề xuất tăng giờ làm thêm.

Từ những đề xuất trên, bộ đã trình Chính phủ để xây dựng nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.

Cụ thể, đề xuất nâng số giờ làm thêm trong 1 tháng của người lao động từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ; số giờ làm thêm trong 1 năm của người lao động là không quá 300 giờ và được áp dụng cho tất cả các ngành, nghề, công việc.

"Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, để thực hiện chính sách thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, việc tăng thời giờ làm thêm trong thời điểm hiện nay như một giải pháp hỗ trợ khôi phục sản xuất, khắc phục những tổn thất do dịch COVID-19 gây ra cho người lao động và người sử dụng lao động trong hơn 2 năm vừa qua, góp phần cho quá trình phục hồi kinh tế - xã hội".

"Việc tăng giờ làm thêm cũng chỉ là tạm thời, trong thời gian ngắn và trước mắt là thực hiện trong năm 2022. Bộ đã lấy ý kiến nhiều hiệp hội, doanh nghiệp, người lao động, tất cả đều đồng thuận, trong đó có Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam.

Trong những ngày tới, Bộ Lao động, thương binh và xã hội sẽ cử các đoàn đến các địa phương để tiếp tục khảo sát, lấy ý kiến của địa phương, doanh nghiệp và đặc biệt của người lao động về việc này", một lãnh đạo Cục An toàn lao động - Bộ Lao động, thương binh và xã hội chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.

Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường được sự thỏa thuận, đồng ý giữa NLĐ và NSDLĐ nhằm đảm bảo tiến trình công việc và nhu cầu công việc cấp thiết.

Trong quá trình sản xuất, làm việc kinh doanh, NSDLĐ thường yêu cầu NLĐ theo các trường hợp làm việc thêm giờ trong thực tế, ví dụ như: có đơn hàng vào các dịp Lễ, Tết, mùa cao điểm; có đơn hàng cận ngày giao nhưng vẫn chưa hoàn tất, hoặc yêu cầu giao gấp trong khi thời gian nhận ngắn; có việc phát sinh cần thực hiện ngoài giờ, như kiểm kho, kiểm kê vật tư, cơ sở vật chất định kỳ, ... Bên cạnh đó, NLĐ cũng có thể đề xuất được làm thêm giờ, tăng ca được NLĐ đưa ra để có thêm thu nhập và nhận mức lương cao hơn so với giờ làm việc bình thường theo quy định. Giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong một tuần. Giới hạn thời gian làm thêm giờ 1. Thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động hiện hành và Điều 60 Nghị định 145 năm 2020, thời gian làm thêm giờ tối đa trong ngày được quy định như sau: - Chế độ làm việc theo ngày đối với những ngày làm việc bình thường: Số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày. Trong đó, thời gian làm việc bình thường được quy định là không quá 08 giờ/ngày. Do đó, thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày không được vượt quá 04 giờ/ngày. - Chế độ làm việc theo tuần: Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày. Trong đó, thời giờ làm việc bình thường với chế độ thời gian làm việc theo tuần là không quá 10 giờ/ngày. Nếu thời gian làm việc bình thường là 10 giờ/ngày thì doanh nghiệp chỉ được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 02 giờ/ngày. - Chế độ làm việc không trọn thời gian: Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày. Điều 32 Bộ luật Lao động giải thích, làm việc không trọn thời gian được hiểu là trường hợp NLĐ có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường. VD: Thay vì làm 08 giờ/ngày như những NLĐ bình thường khác, người làm việc không trọn thời gian có thể chỉ làm việc 06 giờ/ngày. Tương ứng với đó, thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày của người này có thể lên đến 06 giờ/ngày. Việc quy định giới hạn thời gian làm thêm giờ nêu trên nhằm bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh của NLĐ được diễn ra thuận lợi, NLĐ được tăng thu nhập do làm thêm, nhưng không làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vì phải làm thêm giờ. Đi làm vào ngày nghỉ lễ, Tết và nghỉ hằng tuần: Thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày là 12 giờ/ngày. 2. Số giờ làm thêm tối đa trong 1 tuần/tháng/năm Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn không ban hành quy định chung về số giờ làm thêm tối đa trong 1 tuần nên các doanh nghiệp chỉ cần cân đối thời gian làm thêm giờ tối đa trong các tuần để đảm bảo không vượt quá số giờ làm thêm tối đa trong 1 tháng. Riêng với NLĐ làm công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH, trong đó hướng dẫn tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần là không quá 72 giờ/tuần. Ngoài ra, Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định số giờ làm thêm tối đa trong 1 tháng là 60 giờ/tháng và thời gian làm thêm giờ tối đa trong năm là 300 giờ/năm. 3. Quy định thời gian làm thêm giờ ban đêm Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định chung về thời gian làm thêm giờ chứ không đề cập cụ thể đến thời gian làm thêm giờ vào ban đêm. Như vậy, có thể hiểu rằng, thời gian làm thêm giờ tối đa vào ban đêm cũng được tính như thời gian làm thêm giờ vào ban ngày. Trong đó, thời gian làm việc vào ban đêm được xác định là từ 22 giờ hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau. Các trường hợp NLĐ không phải làm thêm giờ: - NLĐ dưới 15 tuổi. - NLĐ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, ngoại trừ một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - NLĐ là người khuyết tật nhẹ, suy giảm khả năng lao động từ 51 % trở lên, khuyết tất nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng. - Người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. - Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. - Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. NLĐ không được từ chối làm thêm giờ trong các trường hợp sau: - Thực hiện lệnh động viên, huy động đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của NLĐ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. - NLĐ làm thêm giờ vào các ngày thường hoặc ngày nghỉ hằng tuần, hoặc vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương được NSDLĐ tính trả lương làm thêm giờ theo quy định của luật lao động. Cách tính tiền lương làm thêm giờ Tiền lương làm thêm vào ban ngày, nghỉ Lễ, Tết: Tại Điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định, NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày. Tiền lương làm thêm vào ban đêm: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019, NLĐ làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ Lễ, Tết. VD: Giả sử đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ngày bình thường của NLĐ là A thì: - Đối với lao động hưởng lương tháng, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất sẽ là: 300%A + 30% A + 20% x [300%A] = 390%A - Đối với lao động hưởng lương ngày thì ngoài tiền lương ít nhất bằng 390%A, NLĐ còn được trả tiền lương ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định. Các mức phạt nếu doanh nghiệp bố trí nhân viên làm thêm giờ vượt mức tối đa NSDLĐ được phép huy động NLĐ làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người đó nhưng cũng phải đảm bảo thời gian làm thêm giờ không vượt quá mức quy định. Nếu bố trí nhân sự làm thêm giờ vượt quá mức tối đa, NSDLĐ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 12 năm 2022 như sau:

1 ngày làm tối đa bao nhiêu giờ?

Trong đó, thời gian làm việc bình thường được quy định là không quá 08 giờ/ngày. Do đó, thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày không được vượt quá 04 giờ/ngày. - Chế độ làm việc theo tuần: Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

Một tuần làm bao nhiêu tiếng?

Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần . Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

Luật lao động 1 tháng làm bao nhiêu ngày?

Như vậy, tùy theo tháng có bao nhiêu ngày thì số ngày làm việc tối đa của mỗi tháng không giống nhau, cụ thể: - Đối với tháng có 28 ngày: có 24 ngày làm việc bình thường tối đa. - Đối với tháng có 29 ngày: có 25 ngày làm việc bình thường tối đa.

Người sử dụng lao động thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Lưu ý: Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định nếu người sử dụng lao động là tổ chức thì mức phạt được áp dụng sẽ gấp đôi. Theo đó: - Công ty thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật là sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt là 40 triệu đến 50 triệu đồng.

Chủ Đề