Công thức giao dịch thương mại quốc tế

Bên cạnh các hình giao dịch hàng hóa thông thường, lĩnh vực xuất nhập khẩu còn có các hình thức giao dịch khác. Tuy giao dịch này không quá thông dụng nhưng trong một số trường hợp đặc biệt vẫn được áp dụng. Cùng indochinapost.vn tìm hiểu về các giao dịch đặc biệt trong giao dịch thương mại quốc tế ở bài viết dưới đây nhé!

Giao dịch đặc biệt: Mua bán đối lưu

Mua bán đối lưu [counter trade] là phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa đặc biệt, trong đó người xuất khẩu cũng chính là người nhập khẩu, người bán chính là người mua, hàng hóa trong phương thức này vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của hoạt động trao đổi. Phương thức này có những đặc điểm chính sau đây:

  • Người bán cũng chính là người mua
  • Hàng hóa trao đổi có giá trị tương đường
  • Đồng tiền chủ yếu là thước đo giá trị
  • Tuân thủ yêu cầu cân bằng chặt chẽ

Loại hình giao dịch đặc biệt mua bán đối lưu

Khi mua bán theo phương thức này các bên cần đảm bảo các yêu cầu cân bằng về giá trị của hàng hóa; giá cả; tổng giá trị và các điều kiện giao hàng. Trong thương mại quốc tế có các loại hình mua bán đối lưu:

  • Đổi hàng [Barter]
  • Bù trừ [Compensation]
  • Mua đối lưu [Counter – Purchase]
  • Chuyển nợ [Switch]
  • Giao dịch bồi hoàn [Offset]
  • Mua lại sản phẩm [Buy-backs]

Khi giao dịch buôn bán đối lưu các bên phải hết sức lưu ý các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng sau: Dùng thư tín dụng đối ứng; dùng bên thứ ba khống chế hàng hóa hay chứng từ sở hữu hàng hóa; sử dụng tài khoản đặc biệt tại ngân hàng hoặc phạt bằng ngoại tệ mạnh.

Giao dịch đặc biệt: Giao dịch tái xuất

Kinh doanh tái xuất [ra-export] là việc xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu trước đây mà chưa qua khâu chế biến nào tại nước tái xuất nhằm mục đích thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn chi phí nhập khẩu.

Thực hiện giao dịch này, nhà kinh doanh tái xuất phải thực hiện hai hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu trên cơ sở hai hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong giao dịch này luôn có sự tham gia của ba bên [bên xuất khẩu, người kinh doanh tái xuất và bên nhập khẩu], chính vì vậy giao dịch này còn được gọi là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giá.

Kinh doanh tái xuất có những đặc điểm:

  • Người bán chính là người mua;
  • Mục đích là chênh lệch giá;
  • Thường có 3 bên tham gia vào quá trình giao dịch;
  • Hàng hóa chưa qua bất kỳ khâu chế biến nào
  • Hàng hóa có cung cầu lớn, hoặc thường xuyên biến động.

Kinh doanh tái xuất có thể được thực hiện bằng một trong hai loại hình sau:

1. Tái xuất đúng thực nghĩa

Là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên cùng lãnh thổ được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật nước tái xuất, có làm thủ tục nhập khẩu vào nước tái xuất và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ta khỏi nước tái xuất. Ngược chiều với sự vận động của hàng hóa là sự vân động của đồng tiền, nhà kinh doanh tái xuất vừa là người hưởng lợi đồng thời có nghĩa vụ thanh toán.

2. Chuyển khẩu

Chuyển khẩu hàng hóa là việc nhập khẩu hàng hóa từ một nước vùng lãnh thổ để xuất khẩu sang nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ nước tái xuất mà không làm thủ tục nhập khẩu và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi nước tái xuất.

Có 3 hình thức chuyển khẩu:

  • Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu mà không qua nước tái xuất
  • Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu nước tái xuất nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào và không được làm thủ tục XK ra khỏi nước tái xuất.
  • Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu nước tái xuất và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng nước tái xuất, không làm thủ tục nhập khẩu vào và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi nước tái xuất.

Giao dịch đặc biệt: Gia công quốc tế`

Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt trong đó một bên [được gọi là bên nhận gia công] nhập khẩu nguyên liệu, hay bán thành phẩm và/hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật từ bên khác [gọi là bên đặt gia công] để chế biến ra thành phẩm và giao lại cho bên đặt gia công, nhận thù lao gia công.

Gia công quốc tế có các đặc điểm sau:

  • Là hoạt động mà xuất nhập khẩu gắn với quá trình sản xuất;
  • Tiền thù lao gia công là thu nhập chính của hoạt động này;
  • Đây là hoạt động mà nhiều nước quan tâm

Trong thương mại quốc tế người ta thường gặp các hình thức gia công khác nhau và được phân chia theo nhiều tiêu thức:

1. Xét quyền sở hữu nguyên vật liệu

  • Giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm thu hồi thành phẩm và trả phí gia công;
  • Gia công theo kiểu “Mua đứt bán đoạn”
  • Bên đặt gia công giao tiêu chuẩn kỹ thuật, bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu, tổ chức sản xuất và giao lại sản phẩm cho bên đặt gia công
  • Bên đặt gia công giao nguyên vật liệu, bên nhận gia công thanh toán phần nguyên liệu. Khi giao sản phẩm bên đặt gia công sẽ thanh toán tiền sản phẩm theo đơn giá thành phẩm.

2. Xét về giá gia công 

  • Gia công theo giá khoán
  • Hợp đồng thực chi thực thanh

3. Xét về số bên tham gia trong hoạt động giao dịch gia công

  • Gia công hai bên
  • Gia công nhiều bên [Gia công chuyển tiếp]

4. Xét về tính chất gia công

  • Gia công bị động
  • Gia công chủ động

Giao dịch đặc biệt: Đấu giá quốc tế

Đấu giá quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, được tổ chức ở một nơi nhất định, trong thời gian nhất định nào đó, người ta bán những lô hàng đã được xem trước cho ai trả giá cao nhất.

Trên thế giới có các trung tâm đấu giá len thô ở Sydney; chè ở Calcutta, Colombia; hương liệu ở London, Amsterdam…

Đấu giá quốc tế có các đặc điểm chính:

  • Việc mua bán được thực hiện tại 1 điểm cố định;
  • Theo các điều kiện do người bán quy định sẵn;
  • Ở đây có một người bán, nhiều người mua;
  • Hàng hóa bán trong phương thức đấu giá thường có dấu hiệu đặc thù.

Đấu giá quốc tế có các loại hình:

1. Theo cách tiến hành đấu giá

  • Đấu giá lên: Người mua tự tăng dần giá lên đến khi không còn người trả giá
  • Đấu giá xuống

2. Theo tính chất của đấu giá

  • Đấu giá thương nghiệp
  • Đấu giá phi thương nghiệp

Giao dịch đặc biệt: Đấu thầu quốc tế

Đấu giá quốc tế là một phương thức giao dịch đặc biệt, trong đó một bên được gọi là bên mua hàng [hay còn gọi là bên mời thầu], dựa trên cơ sở cạnh tranh của các nhà bán hàng [bên dự thầu] sẽ lựa chọn người cung cấp có giá và các điều kiện khác thuận lợi nhất.

Trong thương mại quốc tế khi mua những hàng hóa có khối lượng lớn, trị giá cao hay mua máy móc thiết bị, sự dụng tiền công người ta thường sử dụng phương thức đấu thầu và được coi là phương thức mua hàng có hiệu quả nhất đối với người mua.

Đấu thầu quốc tế có các đặc điểm:

  • Được tổ chức tại một địa điểm nhất định
  • Tập trung nhiều người bán, nhưng có một người mua. Những người bán cạnh tranh nhau theo các điều kiện mà người mua quy định sẵn.
  • Hàng hóa có giá trị cao, khối lượng lớn, đa dạng
  • Đấu thầu thường bị ràng buộc chặt chẽ bởi các điều kiện vay và sử dụng vốn

Trong thương mại quốc tế chúng ta có thể gặp các loại hình đấu thầu:

1, Xét theo lượng người tham gia đấu thầu

  • Đấu thầu rộng rãi: là loại hình đấu thầu không hạn chế số lượng người dự thầu
  • Đấu thầu hạn chế: là hình thức đầu thầu mà người tổ chức chỉ mời một số hạn chế những người dự thầu
  • Chỉ định thầu

2. Xét theo hồ sơ dự thầu

  • Đấu thầu một túi hồ sơ: Bên dự thầu dùng cho một túi cho cả hồ sơ về tài chính và kỹ thuật khi tham gia dự thầu.
  • Đấu thầu hai túi hồ sơ: Khi dự thầu, người ta dùng 2 túi riêng biệt, một túi đựng hồ sơ liên quan đến kỹ thuật, một túi đựng hồ sơ liên quan đến tài chính.

3. Xét theo thủ tục thẩm định 

  • Đấu thầu có sơ tuyển: Đấu thầu có quy định điều kiện thẩm định trước dựa trên các tiêu chí mà người tổ chức đấu thầu đưa ra.
  • Đấu thầu không có sơ tuyển không cần sơ tuyển

Giao dịch đặc biệt: Mua bán hàng hóa tại sở giao dịch

Mua bán hàng hóa tại giao dịch là một phương thức giao dịch đặc biệt, thông qua mô giới của sở giao dịch, người ta mua bán các hàng hóa có khối lượng lớn, chất lượng ổn định với giá cả tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm giao hàng nhằm ăn chặn chênh lệch giá.

Hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới đã hình thành các sở giao dịch như: Kim loại màu ở London, Newyork, Kualalumpur; Bông nguyên liệu ở Bom bay, Chicago; Cà phê ở Amsterdam, Rotterdam; London; Lúa mì ở Winipeg, Milano.

Mua bán ở sở giao dịch hàng hóa có các đặc điểm:

  • Mua bán được thực hiện tại thị trường đặc biệt;
  • Chủ yếu mua bán khống;
  • Mục đích là ăn chênh lệch giá;
  • Mua bán phải qua trung gian;
  • Sở giao dịch gắn liền với thị trường hàng hóa thế giới;
  • Mua bán dựa trên hợp đồng mẫu

Các loại hình giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa thường gặp là:

  • Giao ngay: Là giao dịch được ký kết trên cơ sở hợp đồng mẫu của sở giao dịch, trả tiền ngay vào lúc ký và hàng hóa sẽ được giao ngay.
  • Giao dịch kỳ hạn: là một giao dich trong đó giá cả được xác định vào thời điểm ký kết hợp đồng những việc giao hàng và thanh toán được thực hiện sau một kỳ hạn nhất định nhằm mục đích ăn chênh lệch giá giữa thời điểm ký kết và thanh toán. Trong giao dịch này có khái niệm: “Bear – gấu” chỉ những người chuyên đầu có giá xuống, còn “bull – bò đực” chỉ những người chuyên đầu cơ giá lên.
  •  Hợp đồng quyền chọn: Quyền chọn mua hay quyền chọn bán. Người mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước [gọi là giá giao kết] và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền [gọi là tiền mua quyền]. Người mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó nếu thấy giá cả bất lợi cho mình.
  • Nghiệp vụ tự bảo hiểm: Là một hoạt động giao dịch thường được các nhà buôn nguyên liệu, các nhà sản xuất sử dụng nhằm tránh những rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại tới lãi dự tính bằng cách sử dụng các giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa.

Giao dịch đặc biệt: Nhượng quyền mua bán hàng hóa

Là một phương thức giao dịch đặc biệt trong đó một bên được gọi là bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch bị theo các điều kiện đã thống nhất và thanh toán phí nhượng quyền.

Nhượng quyền mua bán hàng hóa có các đặc điểm:

  • Thường gắn liền với bí quyết, nhãn hiệu, tên thương mại và các dịch vụ kèm theo;
  • Nhằm mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, tăng thu lợi nhuận.
  • Thường bao gồm trong đó cả hàng hóa, bí quyết hay kinh nghiệm quản lý và dịch vụ.

Trong thương mại quốc tế người ta thường gặp các loại hình:

  • Nhượng quyền độc quyền: Nhượng quyền duy nhất cho một đối tác tại một thị trường nhất định
  • Nhượng quyền không độc quyền: Trên một thị trường có thể nhượng quyền một phần hay toàn bộ cho nhiều đối tác khác nhau tùy thuộc mục tiêu của bên nhượng quyền.

Trên đây là các giao dịch đặc biệt trong giao dịch thương mại quốc tế. Tìm hiểu ngay những kiến thức khác liên quan tới logistics và để lại bình luận cho chúng tôi nếu bạn còn gì thắc mắc.

Video liên quan

Chủ Đề