Công thức tính huyết áp trung bình người lớn năm 2024

Chỉ số huyết áp trung bình là áp lực trung bình trong động mạch trong một chu kỳ tim, chỉ số đánh giá cấp độ tưới máu của các bộ phận được áp dụng trong trường hợp hồi sinh cấp cứu.

Huyết áp trung bình là gì?

Huyết áp trung bình được hiểu đầy đủ là chỉ số á suất mà nếu giữ nguyên giá trị không đổi như vậy trong suốt thời gian một chu kỳ tim, thì có hiệu lực bơm máu bằng đúng một chu kỳ thực hiện với áp suất biến động lên cao lúc tâm thu, xuống thấp lúc tâm trương. Huyết áp trung bình của người bình thường dao động trong khoảng 90/60mmHg đến 140/90mmHg. Ý nghĩa lâm sàng của chỉ số huyết áp trung bình: là một chỉ số đánh giá tình trạng tưới máu của các bộ phận dùng trong hồi sinh cấp cứu. MAP bình thường thay đổi từ 70 – 95mmHg. MAP<70 mmHg thường có nghĩa là giảm tưới máu các bộ phận xảy ra trong trường hợp người bệnh bị sốc.

Cách tính huyết áp trung bình bằng công thức ước lượng

Trên thực tế, ta không tính MAP bằng cách đo cung lượng tim và sức cản ngoại biên mà bằng cách đo trực tiếp hay gián tiếp áp suất động mạch. Do đó, cách tính huyết áp trung bình có thể ước lượng bằng công thức:

  • Huyết áp trung bình động mạch = áp huyết tâm trương + 1/3(áp huyết tâm thu – áp huyết tâm trương)
  • MAP (ước lượng) = DP+1/3 (SP-DP)
  • (DP là Huyết áp tâm trương, SP là Huyết áp tâm thu). Ví dụ, HA tâm thu là 120 mmHg, HA tâm trương là 80 mmHg, áp huyết trung bình động mạch ước lượng bằng 93 mm Hg.
  • Huyết áp trung bình động mạch là một chỉ số đánh giá tình trạng tưới máu của các bộ phận dùng trong hồi sinh cấp cứu. Huyết áp trung bình động mạch bình thường thay đổi từ 70-95 mm Hg, huyết áp trung bình động mạch dưới 70 mm Hg thường có nghĩa là giảm tưới máu các bộ phận trong cơ thể.

Lưu ý: có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến huyết áp của bạn như:

  • Các yếu tố về tâm lý như stress, giận dữ, sợ hãi, lo lắng…
  • Sử dụng các loại thuốc
  • Hiện tượng “cao huyết áp áo choàng trắng”…

Cách đo huyết áp đúng nhất

  • Trước khi đo huyết áp, nên chọn tư thế ngồi thoải mái nhất. Trước khi đo, mọi người nên thả lỏng, nghỉ ngơi thoải mái trong 5 phút. Thời gian đo huyết áp phải cần ít nhất 10 phút.
  • Khi đo lần đầu nên đo cả hai tay để xem huyết áp ở tay nào cao hơn thì chọn để đo những lần sau.
  • Nên đo huyết áp 2 lần/ngày: sáng trước khi ăn cơm và chiều sau bữa ăn 1 tiếng,…

Những thông tin trên đây đã cho bạn biết thế nào là cách tính huyết áp trung bình. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất về huyết áp cũng như sự theo dõi và xác định đúng tình trạng huyết áp.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi GS.TS.BS Võ Thành Nhân - Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chỉ số huyết áp dù cao hay thấp đều ảnh hưởng tới chức năng hoạt động các cơ quan trong cơ thể. Biết được chỉ số huyết áp bình thường và các tác nhân nào gây thay đổi huyết áp để có biện pháp tự phòng tránh là điều rất cần thiết.

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của mạch máu lên thành động mạch. Huyết áp thì bằng cung lượng tim nhân với sức cản ngoại vi từ công thức này ta có thể biết được những yếu tố làm tăng giảm huyết áp.

Bình thường khi đo huyết áp có 2 chỉ số: số cao hơn là huyết áp tâm thu hay áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp, Chỉ số còn lại là huyết áp tâm trương hay áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra.

Chỉ số huyết áp bình thường theo phân loại của Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018:

Huyết áp bình thường được xác định khi:

  • Huyết áp tâm thu từ 90 mmHg đến 129 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương: Từ 60 mmHg đến 84 mmHg.

Huyết áp thấp:

  • Huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg.
  • Huyết áp thấp dẫn tới máu không cung cấp đủ cho sự hoạt động các cơ quan nhất là những cơ quan ở xa và trên cao như não có thể có biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn....

Huyết áp cao:

Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây các bệnh như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... làm cho hàng trăm nghìn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm. Các bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm tới 33% tổng số ca tử vong toàn quốc. Năm 2009 tỷ lệ cao huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên là 25,1%.

Công thức tính huyết áp trung bình người lớn năm 2024

Cao huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não

Phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018:

  • Huyết áp tối ưu: Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg.
  • Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu 120-129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 80-84 mmHg.
  • Huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg.

3. Tầm soát tăng huyết áp tại bệnh viện Vinmec

Huyết áp tăng hầu hết không có triệu chứng nhưng những biến chứng thì nguy hiểm tới tính mạng, để xác định bệnh tăng huyết áp phải dựa vào chỉ số huyết áp.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp Gói khám tăng huyết áp áp dụng cho mọi đối tượng có nhu cầu, đặc biệt những người có nguy cơ cao. Gồm hai gói cho khách hàng lựa chọn bao gồm: gói khám tăng huyết áp cơ bản và gói khám tăng huyết áp nâng cao.

Khi lựa chọn gói khách hàng được:

  • Khám với bác sĩ chuyên khoa Nội Tim Mạch
  • Được thực hiện một số xét nghiệm đánh giá chức năng các cơ quan. Tùy vào gói cơ bản hay nâng cao thì khách hàng được thực hiện các kỹ thuật khác nhau.

Bệnh viện Vinmec với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, trình độ cao, hệ thống thiết bị hiện đại khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chất lượng cao.

Huyết áp cao hay thấp đều ảnh hưởng tới cơ thể, thường xuyên kiểm tra huyết áp để được chẩn đoán sớm các bệnh lý huyết áp. Tầm soát để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch liên quan nhằm điều trị kịp thời để có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Bị cao huyết áp có dùng sâm được không?
  • Rối loạn tiền đình là bệnh gì?
  • Thiếu máu não nên ăn gì? Lời khuyên từ bác sĩ Vinmec

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.