Công thức tính lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư

Trong đầu tư, việc xác định lợi nhuận kì vọng là rất quan trọng trước mỗi quyết định đầu tư. Đây là thước đo để đi đến phương án đầu tư và mức giá chốt lời. Tuy nhiên trên thực tế, đa số nhà đầu tư lại rất mơ hồ về lợi nhuận kỳ vọng có thể đạt được và ở mức giá nào có thể chốt lời. Câu hỏi luôn được đặt ra là: nên chốt lời ở mức nào?

Với mô hình CAPM – Mô hình định giá tài sản vốn, sẽ cung cấp cho mọi người cách tiếp cận về mức sinh lợi kỳ vọng một cách đơn giản và có thể ứng dụng nhanh, rộng rãi ở tất cả các loại cổ phiếu.

Mô hình CAPM là gì?

Mô hình CAPM mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi tức kỳ vọng đối với tài sản, đặc biệt là cổ phiếu. Nói cách khác, công thức này lượng hóa mức kỳ vọng và chỉ ra lợi nhuận chính xác với kỳ vọng đó. Ví dụ đơn giản, cổ phiếu FLC mang tính rủi ro cao, vậy lợi nhuận kỳ vọng khi đầu tư cổ phiếu này ở mức độ nào?

Bất cứ khoản đầu tư nào cũng sẽ hàm chứa rủi ro và các mức lợi nhuận kỳ vọng khác nhau. Tất nhiên đối với mức độ rủi ro cao, nhà đầu tư cũng yêu cầu một mức sinh lợi cao hơn. CAPM sẽ trả lời cho câu hỏi với mức độ rủi ro nhất định thì lợi nhuận kỳ vọng chính xác là bao nhiêu.

1. Công thức tính CAMP

Công thức tính lợi nhuận kỳ vọng của một tài sản có rủi ro như sau:

R = Rf + Beta*[Rm – Rf]

Trong đó:

R: Lợi nhuận kỳ vọng trong đầu tư

Beta: Hệ số Beta

Rf: Lợi suất phi rủi ro [lãi suất trái phiếu chính phủ]

Rm: Lợi nhuận thị trường [tùy chỉ số chọn,có thể là Vn index hoặc Vn30]

CAPM là một phép tính đơn giản xác định tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, có thể sử dụng trên mỗi loại tài sản rủi ro hoặc kết hợp cả một danh mục bao gồm nhiều loại tài sản. Trong công thức tính CAMP có tính đến rủi ro thị trường Beta. Như vậy, với các loại tài sản có rủi ro cao [chỉ số Beta cao], mức lợi nhuận kỳ vọng cũng ở mức cao hơn. Phần này sẽ bù đắp phần rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận. Nó thể hiện mối tương quan cùng chiều trong công thức trên. Tuy đơn giản nhưng mô hình CAMP được ứng dụng rộng rãi trong đầu tư, là công cụ giúp nhà đầu tư xác định mức lời nhuận kì vọng cũng như mức giá có thể chốt lời đối với cổ phiếu hoăc danh mục nắm giữ.

2. Tính toán và ứng dụng mô hình CAPM

Để dễ hình dung và so sánh các suất đầu tư khác nhau, nhà đầu tư áp dụng công thức CAPM. Nhờ công thức này, nhà đầu tư có thể phân biệt được sự khác nhau giữa tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư vào cổ phiếu có mức độ rủi ro thấp và cao. Chúng ta sẽ đi đến 02 ví dụ cụ thể đối với cổ phiếu VNM có chỉ số beta bằng 0,61 và cổ phiếu VCB có chỉ số Beta là 1,3.

Ví dụ 1: VNM có beta bằng 0,61, lãi suất bình quân thị trường bằng 15%/năm, lãi suất phi rủi ro bằng 3% [lãi suất ngân hàng hoặc trái phiếu chính phủ]. Như vậy công thức tính toán sẽ là:

R = Rf + beta*[Rm-Rf] = 3% + 0,61*[15% – 3%] = 10,3%

Tỷ suất lợi nhuận kì vọng khi đầu tư vào cổ phiếu VNM là 10,3%

Ví dụ 2: Với VCB có beta bằng 1,3. Tỷ suất lợi nhuận thị trường 15% và lãi suất phi rủi ro 3%, tỷ suất lợi nhuận:

R = Rf + beta*[Rm-Rf] = 3% + 1,3*[15% – 3%] = 18,6%

Tỷ suất lợi nhuận kì vọng khi đầu tư vào cổ phiếu VNM là 10,3%

Rõ ràng khi đầu tư vào cổ phiếu có mức độ rủi ro cao hơn thể hiện qua chỉ số beta cao hơn, tỷ suất kỳ vọng cũng sẽ ở mức cao hơn. Như trong 02 ví dụ trên, tỷ suất của VCB với độ rủi ro cao cũng ở mức cao hơn so với cổ phiếu VNM, 18,6% so với 10,3%.

Kết luận: Với mô hình CAPM, nhà đầu tư có thể xác định nhanh chóng và dễ dàng tỷ suất lợi nhuận kì vọng. Đồng thời, có thể xác định mức lợi nhuận mong muốn khi đầu tư vào các loại tài sản có mức độ rủi ro khác nhau. Với nhà đầu tư mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để có lợi nhuận kì vọng cao hơn, có thể xem xét đối với các nhóm cổ phiếu có beta cao và ngược lại với phương châm “High risk – High return”.

Nguồn: finashark

Có thể bạn quan tâm:

Bộ sách Giao dịch theo xu hướng

đánh bại mọi thị trường

ĐẶT SÁCH NGAY

Trải qua một chuỗi các bài viết, chắc hẳn bạn đã có những hình dung cơ bản về rủi ro và những khái niệm căn bản mà chúng ta thường sẽ bàn luận xung quanh nội dung này, đó là phương sai, là độ lệch chuẩn, là hệ số tương quan…v.v… Ở một mức độ ứng dụng cao hơn, việc tìm hiểu về rủi ro giúp chúng ta có kế hoạch và biện pháp để đảm bảo khoản đầu tư của mình có đạt tỷ suất sinh lời cao nhất.

Và một trong những cơ sở để chúng ta xác định khoản đầu tư của mình liệu có đạt được hiệu quả hay không chính là đem so sánh lợi suất thực tế của nó với lợi suất kỳ vọng từ ban đầu. Tất nhiên là mức kỳ vọng của mỗi người sẽ khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất ở đây chính là chúng ta nên có một mức kỳ vọng mục tiêu để theo dõi và điều chỉnh danh mục cho phù hợp, cũng giống như việc luôn phải có mục đích rõ ràng khi làm bất cứ điều gì trong cuộc sống. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lợi suất kỳ vọng của danh mục đầu tư và ước tính phạm vi chênh lệch của nó trên thực tế. Bắt đầu bằng:

Lợi suất kỳ vọng là gì?

Lợi suất kỳ vọng là tỷ lệ lợi nhuận mà nhà đầu tư mong muốn sẽ đạt được trong tương lai từ một khoản đầu tư. Đối với một danh mục có n cổ phiếu với tỷ trọng đầu tư vào từng cổ phiếu là khác nhau, lợi suất kỳ vọng của danh mục sẽ được tính như sau:

= [Lợi suất trung bình của cổ phiếu 1 * Tỷ trọng vốn phân bổ vào cổ phiếu 1] + [Lợi suất trung bình của cổ phiếu 2 * Tỷ trọng vốn phân bổ vào cổ phiếu 2] + … + [Lợi suất trung bình của cổ phiếu thứ n * Tỷ trọng vốn phân bổ vào cổ phiếu thứ n].   

Chúng ta cần lưu ý về phạm vi thời gian trong công thức trên. Trong trường hợp các mức lợi suất trung bình là lợi suất theo ngày, vậy lợi suất kỳ vọng của cả danh mục sẽ là lợi suất theo ngày. Tương tự, nếu lợi suất được tính trung bình theo tháng thì kết quả sẽ là lợi suất kỳ vọng theo tháng. 

Trong trường hợp có lợi suất kỳ vọng của danh mục theo ngày và bạn muốn xác định lợi suất kỳ vọng theo năm thì chỉ cần lấy mức lợi suất đó nhân với số ngày giao dịch thực tế trong năm, thông thường là khoảng 252 ngày.

Để có cái nhìn trực quan hơn, chúng ta sẽ đi vào ví dụ cụ thể dưới đây với danh mục 5 cổ phiếu quen thuộc đã xuất hiện trong các ví dụ ở những bài viết trước:

Như bạn có thể thấy, 3 cột đầu trong bảng trên đã tương đối rõ ràng. Cột cuối cùng được tính bằng cách lấy lợi suất kỳ vọng hàng ngày của mỗi cổ phiếu nhân với 252 [số ngày giao dịch thực tế trong 1 năm]. 

Ví dụ: VPB - 0.06% * 252 = 15.12%

Ý nghĩa cho kết quả trên đó là giả định tại một thời điểm, tôi đầu tư toàn bộ số vốn khả dụng vào VPB [tức tỷ trọng là 100%] thì mức lợi suất  chúng ta có thể kỳ vọng ở cổ phiếu này là 15.12%/năm. 

Tuy nhiên, ngoài VPB, chúng ta đang có cả một danh mục đầu tư gồm các cổ phiếu khác nữa và câu chuyện bây giờ sẽ liên quan đến tỷ trọng đầu tư. Thực tế là tôi chỉ đầu tư 10% số vốn mình có vào VPB, còn lại sẽ phân bổ cho các cổ phiếu khác trong danh mục. Chính vì vậy, lợi suất kỳ vọng của VPB hay các cổ phiếu khác trong danh mục sẽ phải xét đến trọng số. Cụ thể 

= Tỷ trọng đầu tư * Lợi suất kỳ vọng = 10% * 15.12% = 1.51%

Đây là lợi suất kỳ vọng hàng năm của 1 cổ phiếu đã tính cả tỷ trọng đầu tư. Sau khi thực hiện tính tương tự với các cổ phiếu còn lại trong danh mục, cộng tổng các kết quả lại chúng ta sẽ có lợi suất kỳ vọng trong một năm của 1 danh mục đầu tư. Cụ thể như sau:

Lợi suất kỳ vọng của danh mục đầu tư

Kết quả là: 

Như vậy tới bước này, chúng ta đã có lợi suất kỳ vọng của danh mục là 51.16%/năm, cùng với phương sai [Var] toàn danh mục là 1.57%/ngày đã được tính trong các bài viết trước

Thông thường, chúng ta có thể đổi phương sai theo ngày thành phương sai theo năm bằng cách nhân nó với của số ngày giao dịch thực tế [trong ví dụ này là 252 ngày]. Cụ thể như sau:

VAR[theo năm] = 1.57% * 252 = 24.92%

Đến đây, chúng ta đã có 2 trong những tham số quan trọng nhất thường được sử dụng để nhận định một danh mục đầu tư mà trong đó, vai trò nổi bật nhất chính là để ước tính biên độ dao động của danh mục đầu tư với độ tin cậy nhất định.

Ước tính biên độ dao động của danh mục đầu tư 

Để làm được như vậy, trước hết chúng ta phải tính toán lợi suất của danh mục sau khi đã điều chỉnh [+/-] phương sai của nó. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta xác định danh mục sẽ tăng giảm cụ thể như thế nào trong 1 năm tới hay nói ngắn gọn là biên độ dao động của danh mục. Mức độ chính xác của các dự đoán này được chia thành 3 mức độ như sau:

  • Mức 1: dao động quanh 1 khoảng lệch chuẩn với độ tin cậy 68%
  • Mức 2: dao động quanh 2 khoảng lệch chuẩn với độ tin cậy 95%
  • Mức 3: dao động quanh 3 khoảng lệch chuẩn với độ tin cậy 99%

Lưu ý rằng độ lệch chuẩn được tính dựa trên phương sai. Chính vì vậy, khi phương sai của 1 danh mục đầu tư là 24.92% thì nó đồng thời là 1 khoảng giao động của danh mục. Trong ví dụ của chúng ta, 24.92% đại diện cho 1 khoảng lệch chuẩn, do đó 2 khoảng lệch chuẩn sẽ là 24.92%*2= 49.84%, 3 khoảng sẽ là 74.76%. 

Đề cập tới biên độ dao động của danh mục chính là việc tìm ra khoảng giá trị giới hạn [bao gồm giới hạn trên và giới hạn dưới] của danh mục. Với phương sai và lợi suất kỳ vọng trong 1 năm lần lượt bằng 24.92% và 51.16%, giới hạn trên của danh mục được xác định bằng: 24.92% + 51.15% = +76.06%. Ngược lại, giới hạn dưới của danh mục sẽ là: 51.15% - 24.92% = +26.23%. 

Có thể thấy dù biến động thế nào, danh mục của chúng ta vẫn không bị lỗ so với thời điểm ban đầu, nó luôn tăng trưởng trong khoảng +26.23% đến +76.06%/năm. 

Chắc hẳn tới đây, nhiều bạn sẽ đặt ra một số nghi vấn về kết quả này, điển hình như là:

Thứ nhất, có phải danh mục luôn tăng trưởng dương bất chấp nhiều rủi ro xảy ra hay không? 

=> Trả lời: không, danh mục trên chỉ là một ví dụ điển hình để phân tích phương pháp tính lợi suất kỳ vọng của danh mục, không có tính đại diện về mặt kết quả tính toán. 

Thứ hai, trong trường hợp chúng ta tiếp tục nắm giữ danh mục này trong năm sau nữa thì mức lợi suất sẽ như thế nào? 

=> Trả lời: lợi suất của danh mục vẫn sẽ giao động trong khoảng +26.26% và +76.06%. 

Thứ ba, căn cứ vào đâu để xác định danh mục sẽ luôn biến động trong khoảng +26.26% - +76.06%? 

=> Trả lời: Trong phân phối chuẩn, chúng ta có 3 mức độ tin cậy và kết quả ở trên nằm ở mức độ 1 với độ tin cậy là 68%. Chính vì thế nó vẫn có khả năng xảy ra sai lệch về mặt kết quả thực tế.

Thứ tư, vậy làm thế nào để tăng độ tin cậy?

=> Trả lời: Chúng ta buộc phải tăng độ lệch chuẩn của danh mục lên. Hiểu một cách đơn giản, tăng độ lệch chuẩn tức là làm tăng biên độ giao động của danh mục [khoảng giá trị càng lớn] thì khả năng kết quả thực tế nằm trong khoảng giới hạn được dự báo từ trước càng lớn. Cụ thể như sau:

Để đảm bảo độ tin cậy 95%, biên độ giao động phải là 2 độ lệch chuẩn. Trước đó, mức 2 độ lệch chuẩn chúng ta đã tính là 49.84%. Theo đó, giá trị giới hạn trên và giới hạn dưới sẽ lần lượt là: 100.99% và 1.31%.

Trong khi đó, nếu mong muốn mức tin cậy 99%, chúng ta cũng thực hiện tương tự với biên độ giao động 3 độ lệch chuẩn. Khi đó, giá trị giới hạn trên là 125.91% và -23.61%.

Như vậy, với việc vận dụng một số kiến thức cơ bản liên quan đến phép phân phối chuẩn, bài viết này đã cụ thể hóa cách chúng ta có thể ước lượng lợi suất của danh mục trong khoảng thời gian ngắn hạn. Mặc dù sai số là điều ngẫu nhiên khi không ai chắc chắn thị trường và bản thân các cổ phiếu sẽ biến động ra sao, tuy nhiên việc tính toán này sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan hơn về khoản đầu tư của mình và có những điều chỉnh phù hợp hơn trong trường hợp biến động xảy ra để đạt được hiệu quả đầu tư tối ưu.

Happy trading !

Video liên quan

Chủ Đề