Công thức tính tỉ suất tử thô Địa 10

b. Tỉ suất tử thô- Công thức tính:TST thô =Số người chếttrong nămTổng số dânX1 000 = %0 - Ví dụ:Ta có:TST thô =Ở Việt Nam năm 2006,- Dân số: 84 156 000 người- Số người chết đi là 2 157 183 người? Tính tỉ suất tử thô của Việt Nam2 157 18384 156 000X1 000 = 25,6%0 Nhận xét biểu đồ tỉ suất tử thô thời kì 1950-2005- Tỉ suất tử thô của thế giới và các nhóm nước có xu hướng giảm.- Nhóm nước đang phát triển giảm mạnh hơn nhóm nước pháttriển. Các thiênxã hộitaiKinh tế -Động đấtNạn đóiSóng thầnDịch bệnh Tỉ lệ tử vong của trẻ em sơ sinhCác nước phát triểnCác nước đang phát triển c. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiênThế nào là tỉ suất gia tăng dânsố tự nhiên ?

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 10 – Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

– Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.

   + Về thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người: lịch sử nhân loại đã trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện một tỉ người đầu tiên. Thời gian có thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngấn, từ 123 năm xuống 32 năm và 12 năm.

   + Về thời gian dân số tăng gấp đôi cũng ngày càng rút ngắn, từ 300 năm đến 123 năm và 47 năm.

– Nhận xét chung: Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX. Nguyên nhân do mức chết, nhất là mức chết của trẻ em giảm nhanh, nhờ những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, trong khi mức sinh tuy có giảm nhưng chậm hơn nhiều. Trong tương lai, dân số thế giới còn tăng và đến một lúc nào đó thì không tăng nhanh nữa.

– Tỉ suất sinh thô ở các nước đang phát triển thường cao hơn ở các nước phát trển. Trong nửa thế kỉ, từ 1950 – 2005, tỉ suất sinh 1 tất cả các nước đều có xu hướng giảm mạnh [1,7 lần], nhưng các nước phát triển giảm nhanh hơn [2 lần], khoảng cách giữa hai nhóm nước vẫn chưa thu hẹp được nhiều. Tỉ suất sinh từ năm 1950 I 1955 ở các nước đang phát triến cao hơn các nước phát triển 19 ‰ đến những năm 2004 1 2005 vẫn còn 13 ‰.

– Xu hướng biến động tỉ suất tử thô: có xu hướng giảm dần nhờ những biến đổi sâu sắc về kinh tế – xã hội và cả trong mức sinh. Đầu thế kỉ XX, mức tử vong còn khá cao, nhưng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã giảm nhanh.

– Đối với các nước phát triển, mức chết giảm nhanh, nhưng sau đó chững lại và có chiều hướng tăng lên, do cơ cấu già, tỉ lệ người lớn tuổi cao.

– Đối với các nước đang phát triển, mức chết giảm chậm hơn, nhưng hiện nay đã đạt mức thấp hơn so với các nước phát triển do dân số trẻ.

+ Các nước được chia thành mấy nhóm có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên khác nhau?

+ Tên một vài quốc gia tiêu biểu trong mỗi nhóm.

+ Nhận xét.

Có thể chia thành bốn nhóm nước có mức gia tổng tự nhiên khác nhau:

– Gia tăng tự nhiên bằng 0 và âm: Mức tử cao do dân số già, mức sinh giảm thấp và thấp hơn hoặc bằng mức tử. Đại diện cho nhóm nước này có thể kể đến như: LB Nga, các quốc gia ở Đông Âu [Bun-ga-ri, Ư-crai-na, Bê-la-rút,…].

– Gia tăng dân số chậm từ: 0,1 – 0,9%, mức tử thấp, mức sinh thấp song cao hơn mức tử, gia tăng dân số thấp và ổn định. Đó là các quốc gia ở Bắc Mĩ, ở Ô- xtrây-li-a, ở Tây Âu.

– Gia tăng dân số trung bình: Từ 1 – 1,9%, mức sinh tương đối cao, mức tử thấp. Tiêu biểu là các nước Trung Quốc. Ẩn Độ, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, một số nước Mĩ Latinh như Ac-hen-ti-na, Bra-xin, Chi-lê,…

– Gia tăng dân số cao và rất cao: trên 2%, thậm chí trên 3%. Thuộc nhóm này gồm phần lớn các quốc gia châu Phi. các nước Trung Đông, một số quốc gia Trung và Nam Mĩ [Ni-ca-ra-goa, Goa-tê-ma-la, U-ru-goay…].

Tăng dân số quá nhanh gây sức ép nặng nề đến kinh tế, xã hội, môi trường.

– Kinh tế: GDP theo đầu người thấp, nền kinh tế chậm phát triển,…

– Xã hội: Thất nghiệp, thiếu việc làm nhiều, khó khăn trong giáo dục và đào tạo, y tế, các phúc lợi xã hội, anh ninh,…

– Môi trường: Tài nguyên bị khai thác quá mức dãn đến kiệt quệ; môi trường bị ô nhiễm và bị tàn phá…

– Các kí hiệu:

   + Tg: tỉ suất tăng dân số tự nhiên.

   + Cho dân số thế giới năm 1998 là D8, năm 1999 là D9, năm 2000 là D0, nàm 1997 là D7, năm 1995 là D5

   + Công thức tính: D8 = D7 + Tg . D7 = D7 [Tg +1].

   + Áp dụng công thức trên, tính được:

   D8 = D8/ [Tg + 1] = 975/1,021955,9 [triệu người]

   D9 = D8 + Tg . D8 = D8 [1+ Tg]. D9 = 975. 1,02 = 994,5 triệu người.

   D5 = 918,8 triệu người.

   D0 = D9[1 + Tg] = 994,5 . 1,021 = 1014,4 triệu người

– Kết quả thể hiện thành bảng sau:

Năm 1995 1997 1998 1999 2000
Dân số [triệu người] 918,8 955,9 975,0 994,5 1014,4

– Gia tăng dân số tự nhiên là sự biến động tự nhiên của dân số, là hiệu giữa số sinh và số chết. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xem là động lực phát triển dân số.

– Gia tăng dân số cơ học: Là sự di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định.

Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận: Xuất cư [những người rời khỏi nơi cư trú] và nhập cư [những người đến nơi cư trú mới]. Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư được gọi là gia tăng cơ học.

Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến vấn đề số dân nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia và từng địa phương thì nhiéu khi nó lại có ý nghĩa quan trọng.

Dân số tăng nhanh khiến môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm:

– Tắc đường: lượng người tăng lên, việc sử dụng phương tiện giao thông tăng theo ti lệ thuận gây ra tắc đường, ô nhiễm không khí, hiệu ứng bê tông, ô nhiễm tiếng ồn…

– Lượng rác thải cũng tăng lên khi số lượng người tăng lên, rác thải sinh hoạt cũng không xử lí kịp khiến môi trường sống xung quanh ô nhiễm như ô nhiễm nguồn nước, không khí.

– Nhu cầu nhà ở và sinh hoạt cũng tăng lên khi số lượng người ngày càng tăng. Việc chặt phá rừng, thu hẹp đất trồng, để làm nhà và các vật dụng sinh hoạt tăng gây nên nạn đất trống, đồi trọc, khiến thiên tai ngày càng nhiều.

Dân số tăng kéo theo nhu cầu việc làm tăng. Tuy nhiên khi nhu cầu việc làm không đáp ứng đủ sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn xã hội, làm trì hoãn sự phát triển kinh tế tại địa phương…

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • A. Lý thuyết
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm
  • C. Giải bài tập sgk

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Địa Lí lớp 10 năm 2021, VietJack biên soạn Địa Lí 10 Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk Địa Lí 10.

A. Lý thuyết bài học

- Năm 2018 khoảng 7,7 tỉ người.

- Quy mô dân số giữa các châu lục và các nước khác nhau.

- Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn.

- Đặc điểm

   + Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người càng rút ngắn từ 123 năm xuống 32, xuống 15 năm, 13 năm, 12 năm.

   + Thời gian dân số tăng gấp đôi cũng rút ngắn: Từ 123 năm còn 47 năm.

   + Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô ngày càng lớn đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX.

- Nguyên nhân: Do tỉ lệ tử vong giảm nhờ những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống dinh dưỡng,...

a. Tỉ suất sinh thô

- Khái niệm: Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm [đơn vị: ‰].

- Nguyên nhân: Sinh học, tự nhiên, tâm lí xã hội, hoàn cảnh kinh tế, chính sách phát triển dân số.

b. Tỉ suất tử thô

- Khái niệm: Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm [đơn vị: ‰].

- Đặc điểm:

   + Tỉ suất tử thô có xu hướng giảm rõ rệt [tuổi thọ trung bình tăng].

   + Mức chênh lệch tỉ suất tử thô giữa các nhóm nước không lớn như tỉ suất sinh thô.

- Nguyên nhân: Do đặc điểm kinh tế - xã hội, chiến tranh, thiên tai,...

c. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên [Tg]

- Khái niệm: Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tử thô, coi là động lực phát triển dân số [đơn vị: %].

- Đặc điểm: Quyết định đến biến động dân số của một quốc gia và trên toàn thế giới.

d. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Khái niệm: Là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.

- Ý nghĩa: Có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia, trên phạm vi toàn thế giới, không ảnh hưởng đến quy mô dân số.

- Nguyên nhân:

   + Lực hút: đất đai màu mỡ, dễ kiếm việc làm,…

   + Lực đẩy: điều kiện sống khó khăn, thu nhập thấp,…

- Khái niệm: Gia tăng dân số bằng tổng số của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học. [đơn vị %].

- Đặc điểm: Thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia hay khu vực.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là

A. động lực phát triển dân số.

B. gia tăng cơ học trên thế giới.

C. số dân trung bình ở thời điểm đó.

D. gia tăng dân số có kế hoạch.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/83, địa lí 10 cơ bản.

Câu 2. Gia tăng cơ học không có ý nghĩa đối với

A. từng khu vực.

B. từng quốc gia.

C. qui mô dân số.

D. từng vùng.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/83, địa lí 10 cơ bản.

Câu 3. Tổng số của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học được gọi là

A. tỉ suất sinh thô.

B. tỉ suất gia tăng dân số.

B. tỉ suất xuất – nhập cư.

D. tỉ suất tử thô.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/84, địa lí 10 cơ bản.

Câu 4. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa

A. Tỉ suất thô và tỉ suất tử vong ở trẻ em.

B. Tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

C. Tỉ suất tử thô và gia tăng cơ học.

D. Tỉ suất sinh thô và gia tăng sinh học.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/83, địa lí 10 cơ bản.

Câu 5. Nguyên nhân làm cho tỉ lệ xuất cư của một nước hay một vùng lãnh thổ tăng lên không phải là do

A. tự nhiên khắc nghiệt.

B. dễ kiếm việc làm.

C. mức sống thấp.

D. đời sống khó khăn.

Đáp án B.

Giải thích: SGK/84, địa lí 10 cơ bản.

Câu 6. Ý nào dưới đây là xu hướng thay đổi tỉ suất sinh thô của các nhóm nước trên thế giới?

A. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô tăng nhanh hơn.

B. Nhóm nước phát triển có tỉ suất sinh thô tăng nhanh hơn.

C. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn nhóm phát triển.

D. Nhóm nước phát triển có tỉ suất sinh thô cao nhóm phát triển.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/84, địa lí 10 cơ bản.

Câu 7. Gia tăng cơ học không có ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số của

A. Toàn thế giới.

B. Khu vực.

C. Quốc gia.

D. Các vùng lãnh thổ.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/83, địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Xu hướng thay đổi tỉ suất sinh thô của các nhóm nước trên thế giới là

A. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn nhóm phát triển nhưng giảm nhanh hơn.

B. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô thấp nhóm phát triển nhưng giảm nhanh hơn.

C. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn nhóm phát triển và tiếp tục tăng nhanh hơn.

D. Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô thấp hơn nhóm phát triển và nhưng tăng nhanh hơn.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/83, địa lí 10 cơ bản.

Câu 9. Tỉ suất sinh thô của thế giới năm 2015 là 20% có nghĩa là

A. trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em được sinh ra trong năm đó.

B. trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em bị chết trong năm đó.

C. trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em có nguy cơ tử vong trong năm đó.

D. trung bình 1000 dân, có 20 trẻ em dưới 5 tuổi trong năm đó.

Đáp án A.

Giải thích: SGK/83, địa lí 10 cơ bản.

Câu 10. Động lực phát triển dân số thế giới là

A. Mức sinh cao.

B. Gia tăng cơ học.

C. Gia tăng tự nhiên.

D. Mức tử thấp.

Đáp án C.

Giải thích: SGK/84, địa lí 10 cơ bản.

Câu 11.Yếu tố nào sau đây hiện nay giữ vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định tỉ suất sinh của một nước?

A. Phong tục tập quán.

B. Trình độ phát triển kinh tế xã hội.

C. Chính sách dân số.

D. Tự nhiên - Sinh học.

Đáp án B.

Giải thích: Yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định tỉ suất sinh của một nước là trình độ phát triển kinh tế xã hội.

Câu 12. Nhân tố nào dưới đây làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng?

A. Chính sách phát triển dân số hợp lí từng thời kì.

B. Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật.

C. Chiến tranh, thiên tai tự nhiên ở nhiều nước.

D. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi.

Đáp án C.

Giải thích: Các nhân tố làm cho tỉ suất tử thô tăng là do chiến tranh còn diễn ra ở nhiều nước, đặc biệt là các nước khu vực Trung Đông [châu Á], một số nước ở châu Phi. Cùng với chiến tranh là thiên tai tự nhiên như động đất, lũ lụt,… cũng gây ra thiệt hại lớn về người.

Câu 13: Ý nào dưới đây không phải là nhân tố nào làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng?

A. Chiến tranh gia tăng ở nhiều nước.

B. Thiên tai ngày càng nhiều.

C. Phong tục tập quán lạc hậu.

D. Tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật.

Đáp án D.

Giải thích: Y tế và khoa học kĩ thuật phát triển giúp nhiều ca bệnh được chữa khỏi, đẩy lùi bệnh tật làm giảm tỉ lệ tử. Như vậy, sự tiến bộ về mặt y tế và khoa học kĩ thuật không phải là nhân tố nào làm cho tỉ suất tử thô trên thế giới tăng.

Câu 14. Nguyên nhân nào dưới đây đã khiến cho tỉ suất sinh cao?

A. Phong tục tập quán lạc hậu.

B. Chính sách dân số đạt hiệu quả.

C. Đời sống ngày càng được nâng cao.

D. Chiến tranh, thiên tai tự nhiên.

Đáp án A.

Giải thích: Phong tục tập quán lạc hậu, đặc biệt là tư tưởng “trời sinh voi trời sinh cỏ” ở các vùng nông thôn, hiểu biết về các biện pháp tránh thai còn rất hạn chế và lạc hậu đã dẫn đến tỉ lệ sinh ở các khu vực nông thôn nghèo cao => Ý A là một trong những nguyên nhân làm tỉ suất sinh tăng cao.

Câu 15. Việt Nam có tỷ suất sinh là 19 %o và tỉ suất tử là 6 %o, vậy tỷ suất gia tăng tự nhiên là

A. 1 %.

B. 1,2%.

C. 1,3%.

D. 1,4%.

Đáp án C.

Giải thích: Việt Nam có tỷ suất sinh là 19 %o và tỉ suất tử là 6 %o, vậy tỷ suất gia tăng tự nhiên là 1,3%. Áp dụng công thức Tg = [S – T] / 100% [trong đó, Tg là tỷ suất gia tăng tự nhiên, S là tỷ suất sinh, T là tỷ suất tử].

Câu 16: Ý nào dưới đây không phải là nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh thấp?

A. Số người ngoài độ tuổi lao động nhiều.

B. Phong tục tập quán lạc hậu.

C. Kinh tế - xã hội phát triển ở trình độ cao.

D. Mức sống cao.

Đáp án A.

Giải thích: Phong tục tập quán lạc hậu, đặc biệt là tư tưởng “trời sinh voi trời sinh cỏ” ở các vùng nông thôn, hiểu biết về các biện pháp tránh thai còn rất hạn chế và lạc hậu đã dẫn đến tỉ lệ sinh ở các khu vực nông thôn nghèo cao => Phong tục tập quán lạc hậu không phải là nhân tố nào làm cho tỉ suất sinh thấp.

Câu 17. Tại sao tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm?

A. Tiến bộ về ý tế và khoa học, kĩ thuật.

B. Điều kiện sống, mức sống và thu nhập được cải thiện.

C. Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

D. Hoà bình trên thế giới được đảm bảo.

Đáp án B.

Giải thích: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tỉ suất tử thô trên thế giới có xu hướng giảm chủ yếu là do điều kiện sống, mức sống và thu nhập được cải thiện.

Câu 18: Hoa Kì là quốc gia có tỉ lệ dân nhập cư rất cao. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân nhập cư của Hoa Kì cao là do

A. Nền kinh tế - xã hội phát triển.

B. Lãnh thổ rộng lớn.

C. Chính sách mở cửa, thu hút lao động.

D. Nền chính trị ổn định.

Đáp án A.

Giải thích: Hoa Kì là quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, môi trường sống thuận lợi [khí hậu, điều kiện địa hình, tự nhiên thuận lợi], tài nguyên thiên nhiên giàu có => Thu hút dân cư từ nhiều quốc gia đến tìm kiếm việc làm và phát triển kinh tế.

Câu 19. Vì sao tỉ suất sinh thô ở nhiều nước trên thế giới giảm?

A. Chiến tranh gia tăng ở nhiều nước.

B. Thiên tai ngày càng hạn chế.

C. Phong tục tập quán lạc hậu.

D. Chính sách, tâm lí xã hội.

Đáp án D.

Giải thích: Nguyên nhân làm cho tỉ suất sinh thô ở nhiều nước trên thế giới giảm là do chính sách dân số triệt để của một số nước, tâm lí ngại sinh đẻ, nhận thức của người dân được nâng cao,…

Câu 20. Dân số Hoa Kì ngày càng tăng, chủ yếu do

A. chính sách khuyến khích sinh đẻ.

B. tỉ suất tử giảm mạnh.

C. tỉ suất gia tăng tự nhiên cao.

D. tỉ lệ người nhập cư ngày càng lớn.

Đáp án D.

Giải thích: Hoa Kì là quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, môi trường sống thuận lợi [khí hậu, điều kiện địa hình, tự nhiên thuận lợi], tài nguyên thiên nhiên giàu có. Thu hút dân cư từ nhiều quốc gia đến tìm kiếm việc làm và phát triển kinh tế. Như vậy, hiện nay dân số Hoa Kì ngày càng tăng, chủ yếu do tỉ lệ người nhập cư ngày càng tăng.

Câu 21. Cho bảng số liệu:

SỐ DÂN TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM

Năm 1804 1927 1959 1974 1987 1999 2011 2025[dự kiến]
Số dân[tỉ người] 1 2 3 4 5 6 7 8

Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết giai đoạn nào mất ít thời gian nhất để dân số tăng thêm 1 tỉ người?

A. Giai đoạn 1804 - 1927.

B. Giai đoạn 1959 - 1974.

C. Giai đoạn 1987 - 1999.

D. Giai đoạn 1927 - 1959.

Đáp án C.

Giải thích: Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn: từ 123 năm [giai đoạn 1804 – 1927] xuống 32 năm [giai đoạn 1927 – 1959], 15 năm [giai đoạn 1959 – 1974], 13 năm [giai đoạn 1974 – 1987], 12 năm [giai đoạn 1987 – 1999 và giai đoạn 1999 – 2011]. Như vậy, giai đoạn 1987 – 1999 và giai đoạn 1999 – 2011 mất ít thời gian nhất để dân số tăng thêm 1 tỉ người.

Câu 22. Tại sao tỉ lệ nhập cư của một nước hay vùng lãnh thổ giảm?

A. Tài nguyên phong phú.

B. Khí hậu ôn hòa.

C. Thu nhập cao.

D. Chiến tranh, thiên tai nhiều.

Đáp án D.

Giải thích: Nguyên nhân làm cho tỉ lệ nhập cư của một nước hay vùng lãnh thổ giảm đi chủ yếu là do chiến tranh và các thiên tai tự nhiên [động đất, núi lửa, hạn hán, lũ lụt,…].

Câu 23. Cho biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ SUẤT SINH THÔ CỦA THẾ GIỚI, CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN QUA CÁC GIAI ĐOẠN

Cho biết biểu đồ trên thể hiện nội dùng nào dưới đây?

A. Tốc độ tăng dân số thế giới, các nước phát triển và đang phát triển qua các giai đoạn.

B. Chuyển dịch cơ cấu dân số thế giới, các nước phát triển và đang phát triển các giai đoạn.

C. Tỉ suất sinh thô của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển qua các giai đoạn.

D. Cơ cấu dân số của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển qua các giai đoạn.

Đáp án C.

Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ [cột] và bảng chú giải => Biểu đồ trên thể hiện nội dung tỉ suất sinh thô của thế giới, các nước phát triển và đang phát triển qua các giai đoạn.

Câu 24. Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2017 là 1,1% và không thay đổi trong suốt thời kì 2000 – 2020 , biết rằng số dân toàn thế giới năm 2018 là 7703 triệu người. Số dân của năm 2019 sẽ là

A. 7787,73 triệu người.

B. 7787,35 triệu người.

C. 7877,75 triệu người.

D. 7788,25 triệu người.

Đáp án A.

Giải thích:

- Ta có công thức: Dân số năm sau = A * [1+ r]n ⟹ A = Dân số năm sau/ [1+r]n.

Trong đó: A là dân số năm trước. r là gia tăng tự nhiên [r = 1,2% = 0,012]. n là hiệu số năm sau với năm trước.

- Áp dụng công thức:

Biết dân số năm 2018 là 7703 [triệu người].

Hiệu số năm 2019 với 2018 = 2019 – 2018 = 1 [năm].

=> Dân số năm 2019 = Dân số năm 2018* [1+0,011] = 7703 * 1,011 = 7787,73 triệu người.

Câu 25. Nguyên nhân nào sau đây làm cho tỷ số nam nữ khác nhau theo không gian và thời gian?

1. Chiến tranh làm nam chết nhiều hơn nữ.

2. Tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam.

3. Nam thường di cư nhiều hơn nữ.

4. Nữ thường xuất khẩu lao động ra ngoài nước.

Các ý trên có bao nhiêu ý đúng?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án C.

Giải thích: Nguyên nhân làm cho tỷ số nam nữ khác nhau theo không gian và thời gian là do chiến tranh làm nam chết nhiều hơn nữ, tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam và nam thường di cư nhiều hơn nữ.

Câu 26: Giả sử tỉ suất gia tăng dân số của toàn thế giới năm 2019 là 1,2% và không thay đổi trong suốt thời kì 2010 – 2030, biết rằng số dân toàn thế giới năm 2019 là 7678 triệu người. Số dân của năm 2020 sẽ là

A. 7788,15 triệu người.

B. 7778,21 triệu người.

C. 7770,14 triệu người.

D. 7767,35 triệu người.

Đáp án C.

Giải thích:

- Ta có công thức: Dân số năm sau = A * [1+ r]n ⟹ A = Dân số năm sau/ [1+r]n.

Trong đó: A là dân số năm trước; r là gia tăng tự nhiên [r = 1,2% = 0,012]; n là hiệu số năm sau với năm trước.

- Áp dụng công thức: Biết dân số năm 2019 là 7678 [triệu người]; Hiệu số năm 2020 với 2019 = 2020 – 2019 = 1 [năm] => Dân số năm 2020 = Dân số năm 2019* [1+0,012] = 7678 * 1,012 = 7770,14 triệu người.

Câu 27. Vì sao ở các nước đang phát triển phải thực hiện chính sách phát triển dân số hợp lí?

A. Kinh tế phát triển chậm, tốc độ gia tăng dân số cao.

B. Mất cân bằng giới tính, nền kinh tế chậm phát triển.

C. Lao động đông, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

D. Kết cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa.

Đáp án A.

Giải thích: Ở các nước đang phát triển gia tăng dân số quá nhanh trong khi nền kinh tế - xã hội phát triển còn thấp nên gây nhiều sức ép lên vấn đề việc làm, nơi ở, chất lượng đời sống người dân; dân số đông cũng gây sức ép lên tài nguyên môi trường, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, tệ nạn xã hội,… Vì vậy, cần có các chính sách phát triển dân số hợp lí như: chính sách kế hoạch hóa gia đình, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đa dạng hóa ngành kinh tế, đào tạo nâng cao trình độ lao động,... nhằm cân bằng giữa sự phát triển dân số với phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

Câu 28. "Sinh con đông nhà có phúc và quan niệm của xã hội phong kiến” là yếu tố nào sau đây?

A. Tự nhiên- sinh học.

B. Tâm lý - xã hội.

C. Hoàn cảnh kinh tế.

D. Chính sách dân số.

Đáp án B.

Giải thích: "Sinh con đông nhà có phúc và quan niệm của xã hội phong kiến” là một trong những yếu tố tâm lý xã hội làm ảnh hưởng tới tỉ lệ sinh.

Câu 29: Ở các nước đang phát triển phải thực hiện chính sách phát triển dân số hợp lí vì

A. Gia tăng dân số quá nhanh.

B. Mất cân đối giữa tăng trưởng dân số với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường.

C. Tình trạng dư thừa lao động.

D. Tỉ lệ phu thuộc quá lớn tăng thêm gánh nặng phúc lợi xã hội.

Đáp án B.

Giải thích: Ở các nước đang phát triển gia tăng dân số quá nhanh trong khi nền kinh tế - xã hội phát triển còn thấp nên gây nhiều sức ép lên vấn đề việc làm, nơi ở, chất lượng đời sống người dân; dân số đông cũng gây sức ép lên tài nguyên môi trường, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, tệ nạn xã hội,… Vì vậy, cần có các chính sách phát triển dân số hợp lí như: chính sách kế hoạch hóa gia đình, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đa dạng hóa ngành kinh tế, đào tạo nâng cao trình độ lao động,... nhằm cân bằng giữa sự phát triển dân số với phát triển kinh tế, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

Câu 30. Nguyên nhân dẫn đến tỉ suất tử thô cao là do

1. Chiến tranh.

2. Đói nghèo, bệnh tật.

3. Thiên tai.

4. Khoa học kĩ thuật.

5. Y tế phát triển.

Các ý trên có bao nhiêu ý đúng?

A. 5.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Đáp án D.

Giải thích: Nguyên nhân dẫn đến tử suất tử thô cao là do chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật và các thiên tai tự nhiên [động đất, núi lửa, lũ lụt,…].

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học Địa Lí lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề