Công thức tính tỷ suất sinh thay thế là gì năm 2024

[Thanhuytphcm.vn] - Thảo luận ở Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội sáng 31/5, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, đại biểu Quốc hội TPHCM phát biểu về việc đưa đất nước phát triển bền vững trong tương lai từ góc độ đảm bảo tỷ suất sinh.

Đặt vấn đề để quốc gia phát triển bền vững có 5 yếu tố: bền vững về chính trị, bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về môi trường và cuối cùng là bền vững về lao động và dân số, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân phân tích kỹ về vấn đề thực trạng dân số và những vấn đề đặt ra hiện nay. Theo đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, nếu hai người trưởng thành sinh được hai người con thì khi hai người này về hưu hoặc mất đi, xã hội có hai lao động thay thế. Tỷ suất sinh đó hướng tới mức sinh thay thế, đảm bảo xã hội bền vững về lao động.

Tuy nhiên, thống kê cho thấy, khoảng 20 trẻ đến tuổi 20, một trẻ mất do bị đau yếu, như vậy chỉ còn 19 trẻ. Nếu 10 cặp vợ chồng sinh đúng 20 trẻ thì khi lớn lên chỉ còn 19, không đủ lao động thay thế, nên khuyến cáo là tỷ suất sinh 10 người phải sinh được 21 cháu, hay tỷ suất sinh là 2,1 cháu/phụ nữ. Tỷ suất này gọi là tỷ suất sinh thay thế xã hội bền vững.

“Điều này nói thì dễ nhưng làm không phải dễ, vì nhiều quốc gia đã không thành công trong việc duy trì mức sinh thay thế”, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ.

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân ví dụ, Nhật Bản sau hàng chục năm nỗ lực, giờ mức sinh là 1,4 cháu/phụ nữ và theo dự báo trong vòng 50 năm tới, dân số Nhật Bản giảm đi 40 triệu người, thiếu trầm trọng lao động, dư thừa năng lực về giao thông, trường học, bệnh viện và những quỹ an sinh xã hội, bảo hiểm có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, nguyên nhân của tình trạng này là do văn hóa lao động là trên hết, còn gia đình, sinh con là phụ, cho nên nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản..., một nửa thế kỷ làm việc liên tục nhiều giờ trong ngày, vấn đề gia đình, sinh con để sang một bên và giờ giải quyết việc này hết sức khó khăn.

Bên cạnh đó còn có nguyên nhân là do điều kiện xã hội hỗ trợ người có con [y tế, nhà trường] không phù hợp nên họ không muốn có con, và khi có con dễ mất việc làm nên không sinh con. Đây là xu hướng của nhiều nước.

Từ các vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho biết, năm 2017, Hội nghị Trung ương 6 [khóa XII] đã ban hành Nghị quyết 21 về vấn đề công tác dân số trong tình hình mới. Đây là nghị quyết rất quan trọng và kịp thời, trong đó mục tiêu là duy trì vững chắc mức sinh thay thế của đất nước, đó là 2,1 trẻ bình quân trên một phụ nữ.

“Nội dung trong thời kỳ mới là vì sao, là vì chúng ta đã giảm được mức sinh từ 4 - 3 xuống 2,1 cháu/phụ nữ trong các năm qua. Việt Nam là nước duy nhất duy trì được tỷ lệ này trong vòng khoảng 10 năm. Chúng ta có nên giảm dưới 2,1 nữa không? Kế hoạch cũ phấn đấu năm 2020 còn 1,8, mục tiêu là không hợp lý, nên Nghị quyết Trung ương đã đề nghị thay đổi và đến năm 2017, Chính phủ có Nghị quyết 21 về công tác dân số. Theo đó, chỉ tiêu hàng đầu cũng là duy trì vững chắc mức sinh thay thế và coi dân số là một chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội, vận động mỗi vợ chồng nên sinh đủ 2 con”, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân phân tích.

Theo Bí thư Thành ủy TPHCM, mục tiêu là 2,1 cháu/phụ nữ, nhưng nếu vận động mỗi cặp vợ chồng đủ hai con thì không đạt mục tiêu này. Thực tế cho thấy, Đồng bằng sông Hồng có mức sinh thay thế là 2,16 cháu/phụ nữ là phù hợp. Miền núi phía Bắc mức sinh thay thế là 2,4 cháu, Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ 2,3 cháu, Tây Nguyên 2,4 cháu trên một phụ nữ, mức này là cao nhưng cần thiết, vì khu vực Đông Nam bộ, mức sinh thay thế chỉ là 1,62 cháu/phụ nữ, Tây Nam bộ 1,8 cháu/phụ nữ. Chừng nào Đông Nam bộ và Tây Nam bộ còn sinh quá thấp thì việc sinh con thứ 3 ở những khu vực còn lại là cần thiết để bù lại.

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân kiến nghị cần chuyển đổi nhận thức, để đạt được mức sinh thay thế là 2,1 cháu/phụ nữ thì phải có một bộ phận sinh con thứ 3, việc này phải có quy hoạch. Đại biểu đề nghị Chính phủ hướng dẫn về mức sinh phù hợp cho các địa phương, chứ không phải chỉ giảm mức sinh; đồng thời truyền thông hợp lý để đến năm 2030, 100 năm thành lập Đảng và năm 2045, thời điểm 100 năm thành lập nước, dân số nước ta vẫn bền vững.

Sinh suất hay Tỷ suất sinh thô [ký hiệu CBR tức viết tắt tiếng Anh: crude birth rate] là một trong những chỉ tiêu đo lường mức sinh của dân số, và là một trong hai thành phần của tăng tự nhiên dân số. Tỷ suất sinh thô lớn hay nhỏ có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và tốc độ gia tăng dân số. Tỷ suất sinh thô cho biết có 1.000 dân, thì có bao nhiêu trẻ em sinh ra sống trong năm.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Dân số và Lao động, Niên giám thống kê 2011, Tổng cụ thống kê Việt Nam

Để tính toán mức sinh trưởng của dân số về mặt sinh học người ta sử dụng nhiều loại tỷ suất khác nhau và mỗi loại lại có ý nghĩa riêng, được tính toán theo những cách riêng. Vậy tỷ suất sinh là gì? có bao nhiêu loại? và được sử dụng khi nào?

Tỷ suất sinh là đơn vị đo mức sinh được tính bằng tương quan giữa số trẻ sinh ra với số dân tương ứng tại một địa phương. Cũng như các tỷ suất khác của quá trình dân số, tỷ suất sinh được chia thành: tỷ suất sinh chung, tỷ suất sinh đặc trưng [nam, nữ] và tỷ suất sinh riêng [tuổi tác]…

Các loại tỷ suất sinh

Tỷ suất sinh thô [CBR – Crude Birth Rate]: được sử dụng rộng rãi trong dân số học, đó là tỷ số giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời gian ấy với đơn vị tính bằng phần nghìn. Tỷ suất sinh thô được tính theo công thức :

CBR = [Số trẻ em sinh ra trong năm / Tổng số dân trung bình của năm] * 1000

Trong công thức trên, số dân trung bình của năm được tính từ ngày đầu của năm [1 tháng 1] đến ngày cuối của năm [31 tháng 12]. Số dân trung bình thường cũng được coi là số dân vào thời điểm giữa năm [1 tháng 7].

Trị số của tỷ suất sinh thô có sự biến động theo thời gian và không gian, trị số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cường độ của quá trình sinh đẻ, cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính và cả tình hình hôn nhân. Vì vậy tỷ suất sinh thô chỉ là một khái niệm phản ánh gần đúng mức sinh thực tế nhưng có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, dễ so sánh nên được dùng khá phổ biến.

Để đánh giá mức độ về tỷ suất sinh thô, người ta có sự phân loại như sau:

Mức độTỷ suất sinh thô [CBR]Thấpdưới 16%Trung bình16 – 24%Tương đối cao25 – 29%Cao30 – 39%

Tỷ suất sinh chung [GFR – General Fertility Rate]: là tỷ suất thể hiện mối tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm và còn sống so với số phụ nữ trung bình ở lứa tuổi sinh đẻ trong cùng thời gian đó. Đơn vị tính là phần nghìn.

GFR = [Số trẻ em sinh ra còn sống / Tổng số phụ nữ trung bình ở lứa tuổi sinh đẻ] * 1000

Trong công thức trên có vấn đề cần lưu ý là độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ. Có hai quan niệm về độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ: ở phần lớn các nước đều coi độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ là từ 15 đến 49 tuổi; tuy nhiên ở các nước có mức sinh thấp lại coi độ tuổi này là từ 15 đến 44 tuổi. Tổng số phụ nữ trung bình ở độ tuổi sinh đẻ là con số được tính vào thời điểm giữa năm [1 tháng 7]. Tỷ suất sinh chung phản ánh mức sinh chính xác hơn tỷ suất sinh thô và giữa hai tỷ suất này có mối liên hệ như sau:

CBR = GFR * k

Trong đó k là hệ số thể hiện số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [15 – 49 tuổi hoặc 15-44 tuổi] so với tổng số dân. Hệ số k thường dao động trong khoảng từ 20 – 30%.

Nói chung tỷ suất sinh chung phụ thuộc vào cơ cấu tuổi của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi [hoặc 44]. Mức sinh ở tuổi 15 hầu như không đáng kể, ở độ tuổi 20 30, mức sinh đại trị số cao nhất, rồi dần dần giảm cho đến tuổi 49.

Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi [ASBR : Age – specific Birth Rate]: là đơn vị đo mức sinh chính xác hơn các tỷ suất kể trên. Tỷ suất này được tính bằng tỷ số giữa trẻ em sinh ra trong năm và số phụ nữ theo từng nhóm tuổi tương ứng.

Trong việc nghiên cứu dân số học, người ta còn thường dùng trị số tổng tỷ suất sinh [TFR Total Fertility Rate] để thể hiện tổng tỷ suất sinh theo lứa tuổi của tất cả các khoảng cách tuổi.

Đây chính là trị số nói lên số trung bình về số con sinh ra còn sống trong cả cuộc đời của một phụ nữ. Trị số này hay được dùng và được coi là một đơn vị đo chính xác nhất vì nó vừa nói lên số con sinh ra [trung bình] của một phụ nữ [trong suốt cả cuộc đời] đồng thời vẫn giữ được sự phân hóa mức sinh ở từng lứa tuổi [không phụ thuộc vào mức tử vong và những thay đổi về lứa tuổi].

Để đánh giá mức độ của tổng tỷ suất sinh, người ta thường xếp theo các loại như sau:

Mức độTổng tỷ suất sinh [TFR]Thấpdưới 2,15Trung bình2,1 – 4,0Caotừ 4,0 trở lên

Trị số của tổng tỷ suất sinh trên thế giới khá ổn định ở mức 5 con trên một phụ nữ suốt trong thời gian từ 1950 – 1955 đến 1965 – 1970, nhưng đến 1975 – 1980 thì giảm nhanh xuống 3,9 con và sau đó còn giảm 8% trong thời gian từ 1985 – 1990 đến 1990 – 1995.

Tỷ suất sinh thô khái niệm là gì?

Tỷ suất sinh thô cho biết cứ 1000 dân, có bao nhiêu trẻ em sinh ra sống trong năm.

Tỷ suất sinh thô tính như thế nào?

Tỷ suất sinh thô cho biết cứ 1000 dân, có bao nhiêu trẻ sinh ra sống trong năm. CBR [‰] = B P x 1000 Trong đó: B: Tổng số sinh trong năm; P: Dân số trung bình [hoặc dân số giữa năm].

Tỷ suất sinh đặc trưng là gì?

Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi [ASFR] cho biết bình quân cứ 1000 phụ nữ trong một độ tuổi [hoặc một nhóm tuổi] sẽ có bao nhiêu trẻ em sinh sống trong năm.

Việt Nam đạt mức sinh thay thế năm bao nhiêu?

Trải qua gần 60 năm thực hiện chính sách kiểm soát mức sinh với chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước là hướng tới mục tiêu giảm sinh, Việt Nam đã thành công, đạt mức sinh thay thế vào năm 2005 [2,1 con/phụ nữ] và duy trì cho đến hiện nay.

Chủ Đề