Phát triển dòng trong lai tạo giống là gì năm 2024

Các giống lúa bản địa bao gồm những giống đã có từ lâu, thời gian sinh trưởng dài [lúa 6 tháng], đa phần gạo hạt tròn, được gieo cấy ở những vùng đất nhiều vi lượng, biên độ nhiệt độ ngày và đêm cao. Đây là những giống tuy năng suất không cao, nhưng chất lượng ngon, sử dụng gạo lức với những giống lúa này rất có lợi cho sức khoẻ.

Do một thời gian dài cần ăn no, chúng ta không khuyến khích phát triển các giống lúa bản địa, chỉ chú trọng phát triển các giống lúa mới ngắn ngày, năng suất cao, vì thế nhiều giống bản địa đã bị thất truyền. Hiện nay số giống lúa bản địa còn lại không nhiều.

Đó là các giống tám xoan cổ ở Hải Hậu; giống Bao Thai ở Quảng Ninh, Thái Nguyên; giống Y mèo ở Lào Cai; giống Nếp cái hoa vàng cổ ở Đông Triều [Quảng Ninh], ở Kinh Môn [Hải Dương].

Tuy nhiên do tồn tại lâu [khoảng 60 năm], nên các giống lúa bản địa này đều đã bị thoái hoá, cần được phục tráng để nâng cao năng suất, chất lượng, phục hồi phát triển sản xuất nếu không sẽ thất truyền. Đó là nguồn gen quý đã mất thì không thể khôi phục lại được.

Dùng các giống bản địa lai tạo giống mới

Các giống bản địa có các gen hình thành chất lượng gạo ngon, gen chống chịu với sâu bệnh và các điều kiện sản xuất bất thuận. Đây là vật liệu quý để lai tạo ra các giống lúa mới, đáp ứng nhu cầu “ăn để khoẻ”.

Như vậy trong lai tạo giống mới không chỉ cần chú trọng tạo ra giống ngắn ngày năng suất cao, giống lai để tăng năng suất và sản lượng mà còn phải quan tâm việc tạo ra những giống lúa mới có các đặc điểm như giống lúa bản địa.

Bởi trong chọn tạo giống thì vật liệu chọn tạo có vai trò số 1. Việc dùng nguồn gen của các giống lúa bản địa để chọn tạo ra các giống lúa mới có chất lượng gạo ngon, sức chống chịu cao là xu hướng tất yếu. Nó vừa đáp ứng nhu cầu "ăn để khỏe", vừa chống lại được những tác động có hại của biến đổi khí hậu.

Phát triển nhóm giống lúa thảo dược

Giống lúa thảo dược khác lúa truyền thống, gạo có mầu sắc, hàm lượng các chất vi lượng và nhóm omega rất cao. Theo quan điểm đông y, lúa thảo dược được chia làm hai loại. Loại gạo mầu đỏ là giống gạo dương, loại gạo mầu đen là giống gạo âm.

Gạo đỏ phù hợp với người thể trạng âm, người thể trạng âm là những người mắc các bệnh tiểu đường, ung thư, lao, đường ruột… Gạo đen phù hợp với người thể trạng dương, người thể trạng dương là những người mắc các bệnh nở, mề đay, mặt đỏ, nóng người…

Cần có nhiều công trình nghiên cứu về giống lúa thảo dược, ngay cái tên giống “lúa thảo dược” về mặt pháp lý cũng có nhiều tranh luận. Đó là do có quá nhiều doanh nghiệp không làm lúa thảo dược, không hiểu gì về gạo thảo dược nhưng cũng nhảy vào làm gạo thảo dược rồi quảng cáo rầm trời, gây nhiễu loạn thông tin.

Nhưng nói gì thì nói, gọi tên là gì thì gọi, chỉ biết rằng kết quả kiểm nghiệm của Viện Vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia [Bộ Y tế], thì hàm lượng các chất vi lượng và nhóm omega của nhóm giống lúa này cao gấp hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần lúa gạo truyền thống.

Từ những giống lúa bản địa, đặc biệt là nhóm giống lúa thảo dược, chế biến ra gạo lức, cốm, gạo thảo dược, sữa gạo, trà gạo. Sử dụng những sản phẩm này phòng chống được bệnh tiểu đường, béo phì, các bệnh về tim mạch, chống lão hoá suy giảm trí nhớ, phát triển trí thông minh.

Từ những phân tích trên cho thấy việc chọn tạo giống cây trồng theo quan điểm đông y không chỉ đáp ứng nhu cầu “ăn để khoẻ”, mà còn nâng cao giá trị hạt gạo của Việt Nam. Đây cũng là hướng đi để ngành sản xuất lúa gạo nước ta thoát khỏi mớ bùng nhùng lâu nay là làm ra nhiều lúa gạo nhưng giá bán thấp, không XK được, nông dân vẫn nghèo. Thay vào đó, tạo ra những giống lúa năng suất không cần cao nhưng mang lại giá trị thu nhập lớn, dễ bán.

Hiện, thành phố có đủ cơ sở và điều kiện để xây dựng thành trung tâm giống cây trồng công nghệ cao. Đây là tiền đề quan trọng khắc phục những hạn chế trong công tác sản xuất, lai tạo giống trong nước khi nước ta phải nhập đến 90% các giống rau, giống hoa với giá trị hàng chục triệu USD mỗi năm...

Lai tạo nhiều giống mới

Với hơn 8.000m2 trồng dưa lưới giống TL3 ứng dụng công nghệ cao tại huyện Củ Chi, hằng năm, Công ty du lịch nhà vườn sinh thái Quốc Bảo thu lãi ròng hàng tỷ đồng. Đây là giống dưa lưới đang được ưa chuộng tại Việt Nam do Công ty TNHH nông nghiệp Chánh Phong [Công ty Chánh Phong] nghiên cứu, lai tạo, sản xuất và cung ứng giống. Dưa lưới TL3 có giá bán cao hơn khoảng 2.000 đồng/kg so với các dưa lưới khác do độ giòn, ngọt, mùi thơm, chất dinh dưỡng cao hơn, thời gian bảo quản lâu hơn, độ kháng sâu bệnh cũng vượt trội hơn các giống dưa lưới khác.

Ông Nguyễn Duy Nhứt, Quản lý kỹ thuật Công ty du lịch nhà vườn sinh thái Quốc Bảo chia sẻ, giống dưa lưới TL3 được Công ty Chánh Phong chuyển giao cho công ty trồng thương mại cách đây khoảng hai năm. Năng suất của dưa lưới TL3 tương đương với các giống dưa lưới khác, hơn 35 tấn/ha. Mỗi trái dưa lưới có trọng lượng khoảng 1,5 kg mang về lợi nhuận từ 10 đến 12 nghìn đồng một trái...

Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đã kêu gọi được 14 dự án đầu tư phù hợp với tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao với tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng. Chỉ tính riêng lĩnh vực lai tạo, sản xuất cây giống, con giống, đến nay, các doanh nghiệp hoạt động trong Khu nông nghiệp công nghệ cao và các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao thành phố đã sản xuất và cung cấp hơn 370 tấn hạt giống F1 các loại; gần 6,2 triệu hạt giống dưa lưới F1; 100 nghìn túi meo giống nấm và gần 3 triệu bịch phôi giống nấm các loại; cung cấp từ 10 triệu đến 20 triệu cây lan giống,... Các giống cây đều cho năng suất, chất lượng cao, khả năng kháng bệnh tốt... đạt tiêu chuẩn cung cấp phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Khu nông nghiệp công nghệ cao thành phố cũng đã thành lập được ngân hàng nguồn gen bảo tồn và lưu trữ các giống cây, giống con quý hiếm phục vụ nghiên cứu khoa học, lai tạo và sản xuất, tạo ra các nguồn giống mới có đặc tính vượt trội và giá trị kinh tế cao. Duy trì hoạt động thu thập và du nhập hơn 500 giống nguồn gen bản địa; chọn lọc và lai tạo các giống hoa lan, giống rau ăn lá, rau ăn quả, giống nấm… thích hợp sinh trưởng và phát triển trong điều kiện các vùng thổ nhưỡng trong cả nước.

Thạc sĩ Lê Văn Cửa, Phó Trưởng ban Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong quá trình lai tạo, Khu nông nghiệp công nghệ cao đã chọn ra các giống phù hợp với điều kiện sinh thái ở Việt Nam để phát triển với hệ số nhân giống bằng công nghệ sinh học hiệu quả rất cao so với quy trình nhân giống trước đây, đáp ứng được nhu cầu giống cây trồng, vật nuôi của người dân, doanh nghiệp. Các giống hoa, giống các loại rau ăn lá, ăn quả, các hạt giống dưa lưới... lai tạo mang lại hiệu quả kinh tế cao đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, chuyển giao cho nông dân, doanh nghiệp.

Để sớm trở thành trung tâm giống

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 25 đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. Từ năm 2016 đến 2021, lượng hạt giống các loại sản xuất được 173.514 tấn, nhập khẩu 18.085 tấn, xuất khẩu hơn 2.157 tấn. Trong số này, có 20 đơn vị triển khai nuôi cấy mô thực vật, cung cấp khoảng 16 triệu cây giống cấy mô một năm, chủ yếu là các giống lan cung cấp cho thị trường phía nam. Những năm gần đây, trong nghiên cứu chọn tạo giống lan mới, đã tạo 20 dòng lan lai [Dendrobium] thể hiện ưu thế lai cao về một số tính trạng vượt trội so với bố mẹ và giống đối chứng. Trong đó, có 12 dòng lan lai mới được Cục Trồng trọt [Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn] cấp bằng bảo hộ giống mới...

Tiến sĩ Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thành phố đang tập trung hướng đến hình thành trung tâm giống cây, giống con chất lượng cao và khi thành phố sản xuất giống thì giá trị tạo ra rất lớn.

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung số lượng lớn các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, nhất là đã xây dựng cơ sở vật chất, cũng như nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu lai tạo giống cây trồng. Ngoài Khu nông nghiệp công nghệ cao, thành phố còn có Trung tâm Công nghệ sinh học... Các đơn vị này đã nghiên cứu chọn tạo giống bằng các phương pháp hiện đại về công nghệ sinh học giúp cho khả năng chọn tạo giống mới nhanh và hiệu quả. Nhiều bộ sưu tập giống hoa lan, cây kiểng, rau các loại, cây dược liệu là nguồn gen phong phú cùng với phòng thí nghiệm, hệ thống nhà màng, nhà lưới hiện đại phục vụ công tác chọn tạo giống hiệu quả.

Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ở thành phố đang diễn ra nhanh, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống cây trồng khó tiếp cận được diện tích đất lớn để triển khai công tác nghiên cứu, chọn tạo, nhân giống và sản xuất giống. Nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ứng dụng các công nghệ mới trong nghiên cứu chọn tạo giống. Doanh nghiệp có thực lực nghiên cứu chọn tạo giống ở thành phố khá ít...

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Hoa Xô, nguyên Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng, thành phố cần tiếp tục đầu tư tập trung kinh phí một cách thỏa đáng, đồng bộ hằng năm cho công tác sưu tập, bảo tồn nguồn gen cũng như trao đổi nguồn gen trong và ngoài nước làm vật liệu cho công tác lai tạo và nhân giống, sản xuất giống mới. Tiếp tục các chính sách ưu đãi khuyến khích cho các doanh nghiệp đầu tư vào công tác nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống mới, nhất là chính sách về thuế, về vốn vay cho sản xuất cũng như một số ưu đãi khác. Cần ưu tiên triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực khoa học, cán bộ trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất giống không chỉ cho cơ quan nghiên cứu khoa học mà cho cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Thành phố cần đầu tư một khu sản xuất giống cây trồng công nghệ cao khoảng 100 đến 200ha với chức năng sản xuất giống cây để phục vụ công tác sản xuất giống đầu dòng, giống bố mẹ, giống lai F1 các giống rau, hoa có giá trị. Khu sản xuất này là nơi tiếp nhận các kết quả nghiên cứu về giống của các đơn vị như Trung tâm công nghệ sinh học, Khu nông nghiệp công nghệ cao hay các đơn vị khác để triển khai sản xuất giống thương phẩm, duy trì giống bố mẹ, sản xuất giống lai F1... cũng như bảo quản hạt giống.

Chủ Đề