Dấu chìm máy ảnh kép là gì năm 2024

Ngoài nâng cấp sức mạnh, loạt chip xử lý mới của Qualcomm cho các di động tầm trung còn nhấn mạnh vào tính năng dual-camera.

Máy ảnh kép là trang bị đã xuất hiện trên các điện thoại cao cấp như iPhone 7 Plus, Huawei P9 hay LG G5... Tuy nhiên, công nghệ này sẽ sớm được mang sang những thiết bị tầm trung, nhờ dòng chip thế hệ mới của Qualcomm.

Dòng chip mới của Qualcomm đều hỗ trợ dual-camera và modem X9 LTE.

Bộ xử lý Snapdragon 653, 626và 427 của Qualcomm sẽ hỗ trợ dual-camera, công ty nói rằng nó giúp điện thoại chụp ảnh thiếu sáng tốt hơn. Những smartphone này sở hữu một cảm biến nhận diện màu sắc và cảm biến còn lại là loại đơn sắc.

So với thế hệ trước, bộ ba chip mới tăng khả năng xử lý thêm 10%. Snapdragon 653, 626 và 427 còn dùng modem X9 LTE mới, hỗ trợ kênh tải xuống Cat 7 với tốc độ tới 300 megabit trên giây và kênh tải lên Cat 13 đạt 150 megabit mỗi giây. Tính năng sạc nhanh Quick Charge 3.0 cũng được đem lên các mẫu chip này.

Smartphone dùng bộ xử lý Snapdragon 626 và 653 sẽ xuất hiện vào cuối năm nay, trong khi đó mẫu chạy Snapdragon 427 phải đến đầu năm 2017 mới trình làng.

TheVerge đánh giá dual-camera sẽ là tương lai của nhiếp ảnh di động. Smartphone chụp hình ngày càng sắc nét, giàu chi tiết nhưng điểm yếu vẫn là ảnh thiếu chiều sâu. Camera kép được coi là giải pháp khắc phục vấn đề trên mà vẫn giúp điện thoại giữ được thiết kế mỏng nhẹ, thời trang.

Nhiếp ảnh là quá trình tạo ra hình ảnh bằng cách sử dụng ánh sáng để tác động lên một thiết bị nhạy sáng như phim hoặc máy ảnh. Ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể và truyền tới thiết bị nhạy sáng với các cường độ và màu sắc khác nhau. Các thiết bị này ghi nhận lại các thay đổi của ánh sáng để tạo thành các hình ảnh [chụp ảnh].

Nguyên lý hoạt động của máy ảnh

Khẩu độ

Khẩu độ là thông số chỉ kích thước độ mở của lỗ mở ống kính máy ảnh. Nó cũng phần nào giúp xác định hướng đi, lượng ánh sáng đi vào cảm biến của máy ảnh. Khẩu độ mở càng lớn, ánh sáng đi vào máy ảnh càng nhiều và ngược lại.

Ảnh hưởng của khẩu độ tới hình ảnh thể hiện rõ thông qua vùng ảnh

Tốc độ màn trập

Là khoảng thời gian màn trập của máy ảnh mở khi chụp ảnh. Tốc độ màn trập chậm hơn cho phép thời gian phơi sáng lâu hơn, đồng nghĩa nhiều ánh sáng vào cảm biến máy ảnh hơn.

Vì vậy, thu được nhiều chi tiết trên ảnh hơn. Những điều này cũng gây mờ cho ảnh nếu có bất kỳ những chuyển động nào trong bối cảnh chụp ảnh của bạn [chẳng hạn như sóng vỗ vào đá hay cánh chim đang bay trên bầu trời,vv]. Tốc độ màn trập nhanh sẽ giúp “đóng băng” chuyển động, vì vậy những chiếc máy ảnh hay thiết bị chụp ảnh có tốc độ màn trập nhanh là lựa chọn rất lý tưởng để chụp ảnh hành động như chụp ảnh tại những sự kiện thể thao hoặc động vật hoang dã.

Bức ảnh mô tả Khẩu độ ảnh hưởng độ sâu trường ảnh – khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh

ISO

ISO là một trong những chỉ số đề cập đến độ nhạy của cảm biến máy ảnh của bạn với ánh sáng. Nó giúp xác định những mảng sáng, tối của bức ảnh và trong bố cục nhiếp ảnh, tạo ra một hình ảnh xuất hiện trên màn hình camera khi được chụp ở những tình huống và cường độ ánh sáng khác nhau.

Độ sâu trường ảnh

Độ sâu trường ảnh thuật ngữ tiếng anh – Depth of Field [viết tắt: DOF] một trong những thuật ngữ nhiếp ảnh, dùng để chỉ một khoảng cách mà vật thể trong không gian đó hiện rõ nét trên ảnh. Độ sâu trường ảnh thường được điều chỉnh bằng cách điều chỉnh độ mở khẩu của ống kính và khoảng cách giữa các máy ảnh và chủ thể chính [đối tượng] của bức ảnh.

Thiết lập bố cục

Việc lựa chọn lập bố cục rất quan trọng trong việc tạo ra những bức ảnh đẹp mắt và bảo đảm các yếu tố khác phối hợp một cách hài hòa, đồng nhất. Tạo ra bức ảnh không chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật nhiếp ảnh và còn tạo ra những ý nghĩa đằng sau. Việc sử dụng những yếu tố nhiế pảnh phổ thông như: đường thẳng, cong, hình khối và tông màu có thể cải thiện đáng kể chất lượng hình ảnh bằng cách thêm những yếu tố khơi gợi sự tò mò xen lẫn yếu tố kích thích, khơi gợi cảm xúc.

Tầm quan trọng của các khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh

Những kiến thức cơ bản trong nhiếp ảnh là cần thiết để bạn có thể tạo ra những bức ảnh vừa mắt, rồi đến tầm đẹp về nghệ thuật. Hiểu biết về ISO, khẩu độ và tốc độ màn trập và cao hơn là các yếu tố về ánh sáng cho phép các nhiếp ảnh gia có thể kiểm soát toàn bộ quá trình tạo ra tác phẩm nhiếp ảnh mà họ mong muốn.

ISO: chỉ số liên quan tới độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh

Khẩu độ: là kích thước của lỗ mở ống kính máy ảnh và được dùng để điều chỉnh độ sâu trường ảnh

Tốc độ màn trập: thời gian tính khi màn trập máy ảnh vẫn mở trong khi phơi sáng và được dùng để chụp các vật thể chuyển động hoặc đạt được các hiệu ứng khác nhau trong quá trình phơi sáng.

Độ sâu trường ảnh:

Vùng độ sâu trường ảnh nằm giữa điểm gần nhất và xa nhất trên trục chính của một bức ảnh mà đối tượng vẫn được coi là rõ nét. Tùy thuộc vào độ mở khẩu và tiêu cự ống kính mà có thể mở rộng hoặc thu hẹp.

Nếu muốn đạt được độ sâu trường ảnh tùy ý, việc cần làm là lựa chọn ống kính máy ảnh đúng và đủ để điều chỉnh độ mở khẩu, khoảng cách giữa máy ảnh và đối tượng được chụp ảnh. Để tạo ra hiệu ứng mờ phía trước hoặc sau đối tượng chính. Nhiếp ảnh gia cần sử dụng trường ảnh hẹp. Ngược lại, để đối tượng được chụp và phần nền rõ nét, người chụp ảnh cần sử dụng trường ảnh rộng, độ sâu nông.

Thiết lập bố cục:

Thiết lập bố cục là một trong những kỹ năng có nhiều cấp độ từ cơ bản tới nâng cao trong nhiếp ảnh. Việc tạo ra một bố cục đúng và hài hòa sẽ giúp cho bức ảnh của bạn trở nên sinh động và thu hút hơn. Đây là một trong những yếu tố có thể kiểm soát được [ở một số tình huống chụp ảnh] bên cạnh những yếu tố về mặt kỹ thuật đã kể trên. Góp phần tăng thêm sự sáng tạo và tạo ra những kết quả đặc biệt cho tác phẩm của người chụp.

Độ sâu trường ảnh và tiêu cự

Hiểu và kiểm soát những yếu tố cơ bản ISO, khẩu độ, tốc độ màn trập và độ sâu trường ảnh trong nhiếp ảnh

Việc hiểu những khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh giúp các nhiếp ảnh gia dù là chuyên nghiệp hay nghiệp dư đều có thể kiểm soát hình ảnh của họ trông như thế nào, dựa trên những yếu tố cài đặt ánh sáng và điều kiện chụp ảnh.

Ngoài ra, việc hiểu và cao hơn là kiểm soát được các yếu tố cơ bản và cách chúng tương tác với nhau lại còn nâng tầm tác phẩm nghệ thuật [những bức ảnh] của nhiếp ảnh gia. Giúp các nhiếp ảnh gia đưa ra những quyết định, bố trí ánh sáng một cách hợp lý để có thể tạo ra những kết quả ngoài sức tưởng tượng. Vì vậy, việc học và hiểu những nguyên tắc cơ bả này sẽ giúp các nhiếp ảnh gia phát triển tốt các kỹ năng, kỹ thuật tốt hơn để giúp họ tạo ra những tác phẩm tuyệt vời. Bên cạnh những yếu tố khác về mặt thiết bị chụp hình như máy ảnh hay điện thoại.

Mối liên hệ mật thiết giữa các yếu tố và khái niệm trên trong nhiếp ảnh cơ bản

ISO không đơn thuần chỉ là “thước đo” độ nhạy của cảm biến máy ảnh với ánh sáng. Sô ISO càng cao đồng nghĩa cảm biến của camera càng nhạy và ta có thể chụp được bức ảnh có nhiều ánh sáng hơn. Khẩu độ xác định lượng ánh sáng đi vào ống kính máy ảnh, cũng như góp phần xác định độ sâu trường ảnh. Điều này góp phần giúp ta hiểu và kiểm soát được những đối tượng trong bố cục bức ảnh [những chủ thể nào trong bức ảnh cần lấy nét, mờ]. Tốc độ màn trập lại là khía cạnh khác ảnh hưởng tới độ phơi sáng. Nó giúp xác định ảnh sẽ được chụp nhanh hay chậm, đồng thời mức độ mờ do chuyển động của chủ thể hoặc bối cảnh [được người chụp hướng tới] sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh thu được.

Tóm lại

Trên đây là phần giới thiệu cơ bản về một số khái niệm trong nhiếp ảnh mà Tokyo Camera tổng hợp gửi tới quý vị và các bạn. Kết quả chụp ảnh đẹp không chỉ đơn thuần dựa trên một yếu tố mà nó là sự tổng hòa của nhiều yếu tố khác nhau cộng hưởng, từ giá trị ISO khác nhau [ảnh hưởng tới lượng ánh sáng đi tới khẩu độ, thay đổi tốc độ màn trập ảnh hưởng tới chuyển động của các chủ thể trong bức ảnh khiến các loại chuyển động mờ xuất hiện, kỹ thuật thiết lập bố cục ảnh hưởng tới những yếu tố khác trong ảnh bằng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Kiểm soát độ sâu trường ảnh với khẩu độ của ống kính

Hi vọng, với việc nắm vững từng kiến thức cơ bản trên đây sẽ phần nào giúp quý vị và các bạn tìm và nhận ra được điều cần thiết đối với bất kỳ nhiếp ảnh gia nào dù là chuyên nghiệp hay không chuyên muốn nâng tầm chất lượng sáng tạo hình ảnh của mình lên một tầm cao mới, dù không thể thu được ngay kết quả. Nhưng việc kiên trì luyện tập và thường xuyên đối chiếu với những kết quả, tác phẩm mà trước đây chúng ta đã thực hiện, cũng là một cách để đo lường và cải thiện chất lượng sáng tạo hình ảnh của mỗi cá nhân từng ngày.

Tokyo Camera xin tiếp tục tổng hợp và gửi tới quý vị và các bạn một số kiến thức và thông tin về những thông số, khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh trong phần tiếp theo của bài viết này.

Máy ảnh kép là gì?

Camera kép [Dual Camera] là một hệ thống máy ảnh bao gồm 2 ống kính camera. Trong đó, 1 camera lấy nét cố định với trường ảnh nông, camera thứ 2 với độ rộng ống kính thông thường. Khi chụp, 2 ống kính này sẽ chụp cùng lúc cho ra bức ảnh hoàn chỉnh với chất lượng cao hơn.

Camera kép trên điện thoại có tác dụng gì?

Camera kép [Dual Camera] là một hệ thống bao gồm 2 thấu kính, thấu kính thứ nhất đóng vai trò chụp lại hình ảnh của đối tượng, thấu kính thứ 2 có tác dụng xây dựng hiệu ứng cho ảnh được chụp như: ảnh góc rộng [có trên Samsung Galaxy Note 9], xóa phông [trên OPPO F11], chụp ảnh trắng đen [trên Huawei P9]...

Camera đơn là gì?

Camera đơn sắc [monochrome camera] là camera chụp bao gồm tất các hình thức chụp trắng đen, tạo ra hình ảnh chứa các sắc thái xám trung tính từ đen đến trắng hoặc chỉ bằng một màu nào khác. Các màu khác ngoài xám, chẳng hạn như nâu đỏ, lục lam hoặc nâu cũng có thể được sử dụng trong chụp ảnh đơn sắc.

P là chế độ gì?

Chúng bao gồm 4 chế độ: Chụp Lập trình bằng tay [Programme], Ưu tiên độ mở ống kính [Aperture Priority], Ưu tiên tốc độ chụp [Shutter speed Priority] và Chỉnh tay hoàn toàn [Manual]. Chế độ Programme thường được ký hiệu bằng chữ P. Chế độ chụp Lập trình bằng tay, ký hiệu chữ P trên hầu hết mọi máy ảnh.

Chủ Đề