Công ước lao động hàng hải mlc là gì năm 2024

Việt Nam là quốc gia ven biển có chiều dài bờ biển 3.260 km, gần 40 cảng biển với tổng chiều dài cầu cảng là gần 40.000m. Tính đến đến ngày 1/12/2011, Việt Nam có 1.689 tàu với tổng trọng tải trên 7,8 triệu DWT và đang đứng thứ 4/10 trong các nước ASEAN, thứ 28/169 quốc gia thành viên IMO; đặc biệt, trong tổng số đội tàu biển Việt Nam có gần ½ số tàu thường xuyên tham gia hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế và thường xuyên hoạt động tại các cảng biển của nhiều quốc gia trên thế giới. Tổng số thuyền viên là trên 39.691 người, trong đó có khoảng 20.000 thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài, gồm có: 2.776 thuyền trưởng, 2.334 máy trưởng, 2.048 đại phó, 1.673 máy hai, 5.122 sỹ quan boong và 4.677 sỹ quan máy và các chức danh khác đang trong độ tuổi lao động. Trong đó, số lượng thuyền viên có chuyên môn cao được cung cấp và làm việc trên các đội tàu tiên tiến trên thế giới theo tiêu chuẩn ITF [Nauy, Hà Lan, Đức, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc] là không nhỏ.

1. Những tác động, ảnh hưởng:

* Tác động, ảnh hưởng đến các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam

Để tuân thủ yêu cầu của Công ước, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động, tiền lương, bảo hiểm, phúc lợi xã hội, văn bản điều chỉnh hoạt động hàng hải cũng như một số tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với thiết kế, đóng mới tàu biển cũng cần phải được điều chỉnh cho thống nhất và phù hợp với quy định của Công ước. Công ước này sẽ tiêu tốn thời gian và công sức của các Bộ, ngành có liên quan. Tuy nhiên, nhờ đó chúng ta cũng sẽ có được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, minh bạch, phù hợp với các chuẩn mực chung của luật pháp quốc tế.

* Tác động, ảnh hưởng đến đội ngũ thuyền viên Việt Nam:

Bằng việc triển khai thực hiện Công ước, đội ngũ thuyền viên sẽ được hưởng các quyền và lọi ích hợp pháp với những điều kiện bảo hộ tốt hơn cho họ, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp đồng lao động, tiền công, điều kiện ăn ở, giải trí, chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội… khi làm việc trên tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài.

* Tác động, ảnh hưởng đến đội ngũ chủ tàu Việt Nam:

Đội ngũ chủ tàu Việt Nam sẽ phải tăng thêm chi phí để bổ sung trang thiết bị cần thiết trên tàu theo quy định của Công ước [chỉ đối với những tàu thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước được đóng mới sau khi Công ước có hiệu lực]; bảo đảm đủ các điều kiện cần thiết để được cấp Giấy chứng nhận lao động hàng hải và Tuyên bố tuân thủ luật lao động; phải chi trả các phí tổn liên quan đến sức khỏe thuyền viên, việc hồi hương của thuyền viên…

* Tác động, ảnh hưởng đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải:

Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải phải xây dựng các quy định để kiểm tra, cấp giấy chứng nhận theo quy định của Công ước; quy trình kiểm tra đối với tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài khi đến cảng biển Việt Nam

2. Thuận lợi:

Phê chuẩn và gia nhập Công ước MLC 2006 sẽ góp phần thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế, góp phần hoàn thiện khung pháp lý và tổ chức thực hiện về Bộ luật Hàng hải, các quy định về pháp luật lao động dành cho thuyền viên.

Việc phê chuẩn Công ước là một biện pháp vừa thể hiện sự cam kết của Chính phủ đối với vấn đề lao động hàng hải, vừa là sức ép để các cơ quan quản lý các cấp tăng cường hơn nữa công tác xây dựng luật pháp, tổ chức bộ máy cán bộ, tổ chức thông tin tuyên truyền về vấn đề sử dụng lao động trong các công ty vận tải biển.

Việc tổ chức thực hiện Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Dân sự, Luật Lao động, Luật Xuất khẩu lao động, Luật Bảo hiểm, Luật Y tế, Luật Ký kết gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, các văn bản pháp luật khác có liên quan là một bước chuẩn bị cơ bản, tạo được những điều kiện ban đầu rất quan trọng trước khi gia nhập Công ước.

Việt Nam là thành viên của Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982, là thành viên chính thức của ILO từ năm 1950, là quốc gia đã ký kết 15 điều ước quốc tế và hiệp định hàng hải với các nước có liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước tại cảng biển. Hơn nữa, với tư cách là một quốc gia ven biển, quốc gia cảng biển và quốc gia có tàu mang cờ và lực lượng lao động dồi dào; đồng thời, Việt Nam là thành viên của các Công ước có liên quan như: MARPOL, STCW, SOLAS và một số công ước liên quan khác của IMO, nên việc tham gia Công ước MLC 2006 sẽ góp phần nâng cao uy tín quốc gia và là cơ sở đảm bảo quyền, nghĩa vụ của thuyền viên Việt Nam cũng như phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với thuyền viên thông qua việc triển khai kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đối với tổ chức quản lý thuyền viên, thuyền viên, tàu biển phù hợp với quy đinh Công ước để cấp các giấy chứng nhận mới như Cam kết thực thi Công ước và Giấy chứng nhận LĐHH cho các tàu biển có dung tích trên 500GT hoạt động trên tuyến quốc tế sẽ nâng cao chất lượng đội ngũ thuyền viên Việt Nam hiện nay đáp ứng yêu cầu việc quản lý, khai thác hiệu quả đội tàu biển có kỹ thuật hiện đại.

Kỳ thi tuyển sinh tiếng Anh dành cho các học viên của Dự án Nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam [VSUP] do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Thủy thủ Nhật Bản [JSU] phối hợp với Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam điều hành, quản lý.

Một buổi học trên mô phỏng buồng lái của Công ty VOSCO

Khi tham gia Công ước, quốc gia thành viên đưa ra những quy định về điều kiện làm việc của thuyền viên trên tàu biển giúp giảm thiểu sự cạnh tranh không lành mạnh với các tàu không tuân thủ Công ước. Đồng thời, tàu biển của quốc gia thành viên được cấp các loại giấy chứng nhận phù hợp giúp giảm thiểu việc bị kiểm tra hoặc lưu giữ tại các cảng nước ngoài.

3. Khó khăn:

Pháp luật Việt Nam về hàng hải, lao động và các lĩnh vực liên quan khác thể hiện chủ trương của Đảng, ý chí của Nhà nước đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan chưa đầy đủ và đồng bộ để đảm bảo thực thi các cam kết theo quy định của Công ước.

Một số quy định trong Công ước Việt Nam chưa thể thực hiện được vì đối chiếu, so sánh với hệ thống pháp luật Việt Nam còn vướng mắc nhiều vấn đề đặc biệt là phần quy định các điều kiện làm việc của thuyền viên. Trong khi phần lớn các tàu của Việt Nam nhỏ, không thành các đội tàu lớn, đa phần là tàu cá nhân, gia đình, do đó các điều kiện về ký hợp đồng tuyển dụng, thời gian làm việc, nghỉ ngơi trong lĩnh vực lao động chưa đáp ứng các yêu cầu của Công ước đề ra.

Công ước MLC 2006 liên quan đến rất nhiều vấn đề như lao động, y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm, xây dựng… và để phê chuẩn Công ước này đòi hỏi Việt Nam phải sửa đổi, bổ sung các luật Bảo vệ chăm sóc sức khỏe, Luật An toàn vệ sinh thực phẩm, Luật Lao động, khiếu nại tố cáo… sao cho phù hợp với Công ước, đặc biệt là về vấn đề lao động, cụ thể:

* Về đảm bảo quyền cơ bản:

Mỗi quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng các điều khoản của luật và các quy định của mình, theo nội dung của Công ước này, phải tôn trọng các quyền cơ bản đối với tự do của hiệp hội và công nhận quyền thương lượng giữa công đoàn và người sử dụng lao động; bãi bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc; thủ tiêu một cách hiệu quả việc sử dụng lao động trẻ em; bãi bỏ sự phân biệt, đối xử về việc làm và nghề nghiệp.

Trong 4 quyền cơ bản trên thì Việt Nam chưa nghiên cứu phê chuẩn Công ước 87 và 98 về tự do của hiệp hội và công nhận quyền thương lượng giữa công đoàn và người lao động.

* Về hợp đồng tuyển dụng:

Theo Công ước quy định tuổi làm việc phải từ 16 tuổi trở lên nhưng pháp luật lao động Việt Nam quy định không sử dụng lao động chưa thành niên [dưới 18 tuổi] làm việc trên các tàu. Đây là điểm không phù hợp về tuổi làm việc trên tàu giữa luật quốc gia và quốc tế.

* Về tiền lương:

Công ước quy định tất cả các thuyền viên phải được trả lương cho công việc đều đặn và đày đủ phù hợp với thỏa thuận của các nhà tuyển dụng. Mỗi thành viên phải quy định việc trả lương cho thuyền viên làm việc trên tàu mang cờ của họ phải được thực hiện trong các khoảng thời gian không quá một tháng và phù hợp với Thỏa ước lao động tập thể có thể áp dụng. Thủy thủ phải nhận được bản kê chi trả hàng tháng và số tiền được trả, bao gồm tiền lương, phụ cấp và trị giá hối đoán áp dụng nếu trả bằng tiền hoặc với tỷ giá khác với những nội dung đã thỏa thuận… Vấn đề tiền lương, pháp luật lao động đã quy định tương đối đầy đủ tại Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, còn điều khoản yêu cầu thuyền viên phải được gửi lương hàng tháng cho gia đình, người thân thì hoàn toàn do thỏa thuận của thuyền viên với doanh nghiệp.

* Về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi:

Công ước quy định rất chi tiết thời gian làm việc, nghỉ ngơi của thuyền viên. Cụ thể:

Số giờ làm việc tối đa không quá 14 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ; và 72 giờ trong khoảng thời gian bảy ngày bất kỳ; hoặc số giờ nghỉ ngơi tối thiểu không được ít hơn 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ; và 77 giờ trong khoảng thời gian bảy ngày bất kỳ.

Số giờ nghỉ ngơi có thể được chia ra không quá 2 đợt, một đợt ít nhất 6 giờ, và thời gian giữa các đợt nghỉ liên tiếp không quá 14 giờ.

4. Một số quy định pháp luật lao động của Việt Nam:

4.1. Nhóm pháp luật lao động nói chung:

- Bộ luật Lao động Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung năm 2006

- Luật đưa người đi lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

- Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 8/10/2007 của Bộ Lao động, thương binh và xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định 126/2007/NĐ-CP.

4.2. Nhóm pháp luật chuyên ngành hàng hải có liên quan:

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11 ngày 14/6/2005.

- Quyết định số 31/2008/QĐ-BGTVT ngày 26/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

- Quyết định số 20/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành “Tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam”.

5. Một số kết luận và đề xuất, kiến nghị:

Trong giai đoạn hiện nay, khi mà chỉ còn khoảng thời gian rất ngắn trước khi Công ước có hiệu lực, việc nghiên cứu triển khai áp dụng Công ước MLC 2006 cho các chủ tàu và công ty quản lý thuyền viên là hết sức cấp bách và cần thiết.

Theo tinh thần của Công ước, trách nhiệm của các chủ tàu và người quản lý thuyền viên để đảm bảo thực thi các quy định của Công ước là rất nặng nề, cần phải nhanh chóng triển khai và áp dụng sớm. Bên cạnh đó, để thực thi áp dụng trong nước, Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế và các cơ quan chuyên ngành phải nhanh chóng nội luật hóa các yêu cầu của Công ước MLC 2006 bằng các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể và có các bước triển khai thực thi các yêu cầu của Công ước.

- Đối với Chính phủ, Bộ GTVT, Cục Hàng hải và các cơ quan hành chính liên quan như Bộ Y tế, Bộ GD và ĐT, Bộ LĐTBXH: cần phải khẩn trương nghiên cứu xây dựng và triển khai áp dụng Công ước MLC 2006 ở Việt Nam tiến đến phê chuẩn Công ước.

- Cơ quan thanh tra hàng hải Việt Nam: nhanh chóng triển khai áp dụng Công ước MLC 2006 trong việc kiểm tra các hạng mục theo yêu cầu của Công ước.

- Cơ quan đăng kiểm Việt Nam: Khẩn trương điều chỉnh tiêu chuẩn đóng tàu phù hợp với yêu cầu mới của Công ước.

- Các nhà máy đóng và sửa chữa tàu: Áp dụng các tiêu chuẩn mới về đóng tàu, đặc biệt là phòng ở và làm việc của thuyền viên theo quy định của Công ước.

- Các chủ tàu: Nghiên cứu triển khai các yêu cầu của Công ước về thuyền viên, điều kiện làm việc, chế độ bảo hiểm và an toàn cho thuyền viên. Tiến hành đánh giá để lấy chứng chỉ Lao động hàng hải [MLC] và cam kết DMLC cho tàu.

- Các công ty cung ứng thuyền viên cần phải tổ chức hệ thống cung cấp, tuyển chọn thuyền viên và tiến hành đánh giá để có giấy phép hoạt động theo yêu cầu của Công ước.

- Các cơ sở đào tạo hàng hải: Cần phải tiến hành đào tạo kiến thức về Công ước lao động hàng hải cho sinh viên, thuyền viên và cho các tổ chức liên quan có yêu cầu.

MLC trong hàng hải là gì?

Công ước MLC được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 29/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải [có hiệu lực từ ngày 01/7/2017] như sau: Công ước MLC là tên viết tắt của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 mà Việt Nam là thành viên.

Giấy chứng nhận MLC là gì?

CÔNG ƯỚC LAO ĐỘNG HÀNG HẢI [MLC] Các tàu thương mại từ 500 GT trở lên giao thương quốc tế, được yêu bởi Công Ước Hàng Hải Quốc Tế phải mang chứng chỉ MLC và Tuyên bố Tuân thủ Lao động Hàng hải [DMLC].

Công ty MLC là gì?

Công ty TNHH Logistics MLC ITL - Chi nhánh Hà Nội được thành lập vào ngày 29/08/2011, là liên doanh giữa Tập đoàn Mitsubishi Logistics Corporation và Indo Trần, MLC ITL là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực vận tải giao nhận, xuất nhập khẩu, logistics, vận tải đa phương thức.

Công ước hàng hải là gì?

Đây là công ước quan trọng nhất nhằm mục đích ngăn ngừa ô nhiễm từ các tai nạn hàng hải cũng như từ hoạt động hàng hải thông thường. Công ước được thông qua năm 1973 và sau đó được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định thư 1978 do một loạt các vụ tai nạn tàu dầu nghiêm trọng diễn ra trong khoảng thời gian 1976-1977.

Chủ Đề