Corporate bonds là gì

Chào các bạn,

Hiện nay ở Việt Nam trái phiếu đang là một kênh đầu tư hoàn toàn mới lạ. Để giúp các bạn hiểu rõ về kênh đầu tư này, Tiền Của Tôi sẽ giới thiệu với bạn những khái niệm cơ bản và ưu điểm của kênh đầu tư này như sau:

Trái phiếu được định nghĩa là 1 loại chứng khoán, về mặt tính chất có nhiều điểm tương đồng với khoản cho vay có kỳ hạn, khẳng định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) cần trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay). Khoản tiền gốc, lãi và thời gian trả lãi trái phiếu thường sẽ được ấn định cụ thể từ đầu.

Corporate bonds là gì

Vậy đối tượng thường xuyên có nhu cầu vay vốn qua kênh trái phiếu này là những ai?

1. Doanh nghiệp (Corporate bond)

Các doanh nghiệp lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp nhất với lợi ích doanh nghiệp. Với hình thức huy động từ trái phiếu, doanh nghiệp có thể huy động vốn dài hạn để mở rộng kinh doanh, phát triển các dự án mới hay để mua lại/sáp nhập một công ty khác. Trong khi đó, đối với hình thức vay vốn ngân hàng, đa số các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn vay trung-dài hạn do các giới hạn về tỷ lệ an toàn của bản thân ngân hàng cũng như các điều kiện khắt khe khác.

Hiện tại một trong những trái phiếu doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường Việt Nam là trái phiếu doanh nghiệp iBond do TechcomSecurities xây dựng và phân phối.

Tìm hiểu thêm về các nội dung liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp do TCBs phân phối.

2. Chính phủ (Government Bond).

Trái phiếu chính phủ (TPCP) được phát hành bởi chính phủ của 1 quốc gia với mục đích đầu tư cho phát triển kinh tế và bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước. TPCP thường được coi là tài sản an toàn nhất trong phạm vi một quốc gia và lãi suất TPCP được sử dụng như một chỉ báo quan trọng về sức khỏe kinh tế của quốc gia đó. Hiện nay, phần lớn trái chủ nắm giữ TPCP ở Việt Nam là các ngân hàng thương mại và quỹ bảo hiểm.

II. ƯU THẾ CỦA TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Điểm ưu việt của trái phiếu so với các hình thức đầu tư khác dưới góc nhìn của 1 nhà đầu tư là:

Mang lại thu nhập lãi đều đặn, định kỳ cho nhà đầu tư, không chịu ảnh hưởng từ diễn biến thị trường (trừ khi nhà đầu tư muốn bán trái phiếu trước ngày đáo hạn).
Nhà đầu tư chỉ bị mất vốn nếu doanh nghiệp mất khả năng trả nợ và tài sản bảo đảm của trái phiếu mất giá trị (trong tình huống này, cổ phiếu của doanh nghiệp gần như cũng không còn giá trị).

Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản, theo quy định của pháp luật, các chủ nợ (trong đó có các Trái chủ) của doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán trước, các cổ đông chỉ được hưởng phần tài sản còn lại cuối cùng.
Tính thanh khoản cao hơn tiền gửi tiết kiệm (có thể mua bán nhanh chóng thông qua đại lý chuyển nhượng).
Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, trái phiếu được ưa chuộng vì:

Giảm phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng, đặc biệt là vốn dài hạn.
Chi phí huy động vốn trong nhiều trường hợp thấp hơn so với chi phí vay ngân hàng tùy kỳ hạn.
Hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư được nâng cao nhờ hiện diện trên thị trường trái phiếu.
Tuy nhiên, tại thị trường trái phiếu Việt Nam, các NĐT vẫn còn thận trọng với các loại hình trái phiếu doanh nghiệp do tính minh bạch của doanh nghiệp chưa cao, thông tin về tổ chức phát hành và các đợt phát hành còn thiếu, các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư còn yếu khiến cho quy mô và tốc độ phát triển của thị trường còn chưa được như kỳ vọng.

Bạn có thể tham gia CỘNG ĐỒNG NHÀ ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP để có thể hiểu rõ và xem nhiều hơn thông tin trải nghiệm sản phẩm.

Cảm ơn bạn đã đọc và xem video trong bài viết. Bạn có thể đăng ký kênh Youtube TienCuaToi Official để theo dõi nhiều hơn các video hữu ích và dễ hiểu hơn. Đừng quên để lại bình luận nếu bạn có ý kiến hay thắc mắc cần giải đáp nhé.

Trái phiếu là gì? Các tổ chức nào được phép phát hành trái phiếu? Sự tác động của lợi suất trái phiếu lên thị trường tiền tệ tài chính ra sao? Đó sẽ là nội dung loạt bài viết về Trái phiếu – Bond.

Trái phiếu (Bond) là một trong những công cụ chứng khoán phổ biến nhất trên thế giới. Tính đến năm 2014, thị trường trái phiếu toàn thế giới có giá trị khoảng 90 nghìn tỷ USD, với 39% thuộc về thị trường Mỹ. Trái phiếu được xem như là một hình thức tạo lợi nhuận ổn định, đa dạng hóa danh mục và mang lại nhiều lợi ích đầu tư khác.

  1. Trái phiếu là gì?
  2. Cách thức hoạt động của Trái phiếu:
  3. Đặc điểm của Trái phiếu:
  4. Các loại Trái phiếu phổ biến

1. Trái phiếu là gì?

Trái phiếu về bản chất là một khoản vay có kỳ hạn, trong đó người mua trái phiếu (trái chủ – bondholder) cho bên phát hành trái phiếu (bond issuer) vay.

Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp – Corporate bond), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc – Treasury bond), hay chính phủ (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ – Government bond).

Corporate bonds là gì
Trái phiếu chính phủ – Government Bonds

2. Cách thức hoạt động của Trái phiếu:

Trái phiếu thông thường trả lãi định kỳ như một khoản vay và hoàn trả vốn gốc vào một thời điểm xác định gọi là ngày đáo hạn.

Ví dụ:

Doanh nghiệp DON TO muốn xây dựng một học viện bóng đá mới trị giá 2 triệu USD và quyết định chào bán trái phiếu để tài trợ cho học viện. Doanh nghiệp có thể quyết định bán cho nhà đầu tư 2000 trái phiếu giá trị 1,000 USD / trái phiếu. Doanh nghiệp, lúc này được gọi là nhà phát hành, xác định mức lãi suất hàng năm và thời gian thanh toán vốn gốc 2 triệu USD. Nhà phát hành sau đó quyết định bán trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lãi suất hàng năm 12%. Qua mỗi năm, doanh nghiệp trả 120 USD tiền lãi (1,000 * 12%) cho trái chủ. Đến cuối năm thứ 5, trái phiếu đáo hạn và doanh nghiệp hoàn trả mệnh giá 1,000 đô cho mỗi trái chủ.

Minh họa:

Corporate bonds là gì
Minh họa về Trái phiếu

Lưu ý: đến cuối năm thứ 5, trái chủ nhận được 1,120 USD (= 120 tiền lãi + 1,000 tiền gốc)

Một góc nhìn khác về Trái phiếu này: bạn có thể coi nó như một khoản đầu tư với lợi suất 12% / năm. Qua ví dụ trên, ta có thể thấy có 4 yếu tố cơ bản hình thành nên một Trái phiếu:

Mệnh giá (face value): đây được coi như số gốc để tính toán lãi phải trả hàng kỳ, cũng là con số bên phát hành phải trả khi trái phiếu đáo hạn. Trong ví dụ trên, mệnh giá mỗi trái phiếu là 1,000 USD.

Thời gian đáo hạn (time to maturity): khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả vốn lần cuối. Trong ví dụ trên, thời gian đáo hạn là 5 năm.

Trái tức (coupon rate): lãi suất để tính ra số lãi phải trả hàng kỳ. Ở ví dụ trên là 12% / năm.

Kỳ trả lãi: khoảng thời gian người phát hành trả lãi cho người nắm giữ trái phiếu (thường là 1 năm một lần (annually) hoặc hai lần (semi-annually). Trong ví dụ trên kỳ trả lãi là 1 năm.

Tuy vậy, mỗi doanh nghiệp có độ rủi ro tiềm ẩn khác nhau về khả năng có thể phá sản hoặc mất khả năng thanh toán khoản vay (rủi ro vỡ nợ – default risk). Giả dụ trong tình huống trên, bạn đánh giá doanh nghiệp H sẽ có rủi ro phá sản cao trong 5 năm tới vì một lý do nào đó. Do đó, bạn sẽ không hẳn muốn mua Trái phiếu đó với giá bằng mệnh giá (1,000 USD), mà chỉ cân nhắc mua nó với giá < 1,000 USD, giả sử trong tình huống này 2 bên đạt được thỏa thuận giá là 800 USD.

Đây chính là yếu tố thứ 5 của trái phiếu:

Giá phát hành (issued price): là giá bán ra của trái phiếu vào thời điểm phát hành, thường được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của mệnh giá. Tùy theo tình hình của thị trường và của người phát hành, giá phát hành sẽ được xác định một cách thích hợp.

Có thể phân biệt 3 trường hợp: giá phát hành bằng mệnh giá (ngang giá – par bond), giá phát hành dưới mệnh giá (giá chiết khấu – discount bond) và giá phát hành trên mệnh giá (giá gia tăng – premium bond).

Lúc này, dòng tiền mới của Trái chủ:

Corporate bonds là gì
Dòng tiền trái chủ khi giá mua trái phiếu khác với mệnh giá

Bạn có thể thấy, lợi tức thực sự lúc này không phải 12% nữa, mà phải là là một con số cao hơn. Lợi tức này được gọi là lợi tức đáo hạn (Yield to maturity – YTM). Đó là lợi tức mà khi bạn chiết khấu toàn bộ dòng tiền theo con số này, bạn sẽ nhận được giá thị trường của trái phiếu. Hay nói cách khác:

Corporate bonds là gì
Lợi tức đáo hạn (Yield to maturity – YTM).

Ý nghĩa: bạn có thể coi như đây là một khoản đầu tư với lợi suất hàng năm tương đương 18.46%.

Lưu ý: trên thực tế, để định giá Trái phiếu, sau khi đánh giá rủi ro của công ty, người ta sẽ xác định YTM như là lợi suất mong muốn (expected rate of return), sử dụng nó để chiết khấu dòng tiền và tính ra giá trị của Trái phiếu.

3. Đặc điểm của Trái phiếu:

Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định thường kỳ, và không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các Trái chủ (bondholder) trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông (shareholder).

Với những đặc điểm trên, trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưa chuộng.

4. Các loại Trái phiếu phổ biến:

Fixed rate bond: trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá

Floating rate bond: trái phiếu mà lợi tức trả trong các kỳ khác nhau và được tính theo một lãi suất tham chiếu (LIBOR, Euribor).

Zero-coupon bond: trái phiếu không trả lãi, thường được phát hành với giá chiết khấu rất sâu so với mệnh giá. Khoản tiền có giá trị bằng mệnh giá được trả khi đáo hạn.

High-yield bond (trái phiếu rác – junk bond): trái phiếu có mức độ uy tín thấp hơn các tiêu chuẩn thông thường. Các trái phiếu này thường tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ và thường chào bán với YTM cao.

Convertible bond: trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu công ty theo một tỉ lệ công bố trước và vào một khoảng thời gian xác định trước

Assets-backed securities (ABS): trái phiếu được phát hành trên cơ sở có sự đảm bảo bằng một tài sản hoặc một dòng tiền nào đó từ một nhóm tài sản gốc của người phát hành.

Ví dụ: mortgage-backed securities (MBS – trái phiếu đảm bảo bằng tài sản thế chấp), collateralized mortgage obligations (CMO – trái phiếu đảm bảo bằng tài sản cầm cố ) và collateralized debt obligations (CDO – trái phiếu thế chấp bằng nghĩa vụ nợ). Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên bong bóng bất động sản và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, bắt đầu từ Mỹ.

Phần thứ nhất, chúng ta đã cùng tìm hiểu khái niệm đầu tiên: Trái phiếu là gì. Trong bài viết tiếp theo về Trái phiếu, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Cách định giá Trái phiếu.

Chúc các bạn giao dịch thành công!