Cu tác dụng với naoh phương trình hóa học

Natri hidroxit (NaOH) hay còn có tên gọi khác là xút vảy, xút ăn da, tồn tại dưới dạng tinh thể trắng, có đặc tính hút ẩm mạnh. Nó tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt, tạo ra dung dịch kiềm (bazơ) mạnh, không có màu. Để tìm hiểu kỹ hơn về những tính chất vật lý của hợp chất này hãy đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “NaOH tác dụng được với những chất nào?” trong bài viết của Hanteco dưới đây.

Dung dịch NaOH tác dụng được với những chất nào?

NaOH tác dụng được với chất nào sẽ được thể hiện qua tính chất hoá học của hợp chất này. NaOH là một bazơ điển hình. Bazơ (còn gọi là base hoặc hiđroxit kim loại), đây là hợp chất có cấu tạo gồm một kim loại hoặc ion liên kết với một hay nhiều phân tử vì vậy nó có tính chất hoá học sau:

Cu tác dụng với naoh phương trình hóa học
Hợp chất Natri Hidroxit trong hoá học

NaOH làm đổi chất chỉ thị màu

Dung dịch natri hidroxit là hợp chất có thể làm:

- Quỳ tím chuyển màu xanh.

- Phenolphtalein từ không có màu chuyển thành màu đỏ.

- Metyl từ màu da cam chuyển thành màu vàng.

NaOH tác dụng với oxit axit

NaOH tác dụng với oxit axit trung bình, yếu sẽ phụ thuộc vào tỉ lệ mol của các chất tham gia để tạo ra muối axit hay muối trung hoà hoặc có thể là cả hai.

Phương trình phản ứng của NaOH với một vài oxit axit:

2NaOH + SO2→Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2→NaHSO3

2NaOH + 2NO2→H2O + NaNO2+ NaNO3 (tạo ra 2 muối)

NaOH + CO2→NaHCO3

3NaOH + P2O5→Na3PO4↓ + 3H2O

NaOH + SiO2→Na2SiO3

Phản ứng giữa NaOH với SiO2 là phản ứng ăn mòn thủy tinh vì vậy khi đun chảy NaOH, người ta sẽ dùng các dụng cụ bằng sắt, bạc hay niken mà không dùng thủy tinh để chứa dung dịch NaOH.

NaOH tác dụng với axit

Mang đặc tính của một bazơ mạnh vì vậy tính chất đặc trưng của NaOH đó là tác dụng với axit tạo thành muối tan và nước. Đây chính là một phản ứng trung hòa điển hình trong hoá học

Phương trình phản ứng của NaOH với một vài axit:

NaOH + HCl→NaCl + H2O

2NaOH + H2SO4→Na2SO4 + 2H2O

3NaOH + H3PO4→ Na3PO4 +3H2O

2NaOH + H2CO3→Na2CO3+ 2H2O

NaOH tác dụng với muối

Natri hidroxit tác dụng với dung dịch muối sẽ tạo thành muối mới và bazơ mới. Điều kiện để phản ứng có thể xảy ra là muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.

Phương trình phản ứng của NaOH với một vài muối:

2NaOH + MgCl2→2NaCl + Mg(OH)2

FeCl3 + 3NaOH →Fe(OH)3+ 3NaCl

Cu(NO3)2 + 2NaOH→ Cu(OH)2 + 2NaNO3

2NaOH + FeSO4 → Na2SO4+ Fe(OH)2↓ (nâu đỏ)

NaOH tác dụng với nước

NaOH khi hòa tan trong nước (H2O) sẽ tạo thành một bazơ mạnh. Dung dịch này có tính ăn mòn cao, hơi nhờn và có khả năng làm bục vải. Nồng độ hòa tan của Natri hidroxit trong nước là 111 g/100 ml (20°C). Nhờ đó nó có tính ứng dụng rất cao trong các ngành công nghiệp.

Phương trình phản ứng của NaOH với nước:

2NaOH + 2H2O → 2Na(OH)2 + H2

Ngoài ra, Natri hidroxit còn tác dụng được với những phi kim như Si, C, P, S, Halogen và có khả năng hòa tan một số hợp chất của kim loại lưỡng tính như Al Zn Be Sn Pb.

Cu tác dụng với naoh phương trình hóa học
Hình ảnh thực tế của xút vảy tồn tại dưới dạng tinh thể màu trắng

Ứng dụng phổ biến của NaOH hiện nay

Xút vảy Natri hidroxit là hợp chất hóa học có tính ứng dụng phổ biến trong đời sống và sản xuất công nghiệp phải kể đến như:

- Ứng dụng trong công nghiệp hoá chất sản xuất chất tẩy rửa. NaOH được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất hay bán các sản phẩm có chứa gốc Na có đặc tính tẩy trắng, khử trùng. Điển hình như trong việc sản xuất các chất tẩy giặt, xà phòng.

- Ứng dụng để tẩy trắng giấy. Hóachất NaOH có tác dụng làm trắng gỗ, tre, nứa,…theo công nghệ Sunfat và Soda để làm nguyên liệu sản xuất giấy.

-Ứng dụng trong khai thác dầu khí. NaOH được dùng để điều chỉnh độ pH cho dung dịch khoan, loại bỏ sulphur, sunfat và các hợp chất axit có trong tinh chế dầu mỏ…

-Ứng dụng trong công nghiệp dệt nhuộm, sản xuất sợi tơ. Để giúp cho vải có màu thêm bóng và nhanh hấp thụ các màu sắc người ta thường dùng NaOH để làm chất phân hủy Pectins sáp khi xử lý vải thô.

-Ứng dụng trong chế biến các loại thực phẩm. NaOH dùng để loại bỏ các axit béo trong quá trình tinh chế dầu thực, động vật trước khi đưa vào quy trình sản xuất thực phẩm.